528 vụ việc khiếu tố tồn đọng, phức tạp, kéo dài
Ngày 18.10, Thanh tra Chính phủ tổ chức họp báo để thông báo kết quả kiểm tra, rà soát, giải quyết 528 vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài trên toàn quốc.
Thanh tra Chính phủ tổ chức họp báo về công tác giải quyết 528 vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp kéo dài trên toàn quốc. – Ảnh: VGP/Lê Sơn
Theo thông báo tại cuộc họp báo, hơn 4 tháng triển khai, phối hợp với các cơ quan ở T.Ư và địa phương việc kiểm tra, rà soát và giải quyết 528 vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng phức tạp kéo dài đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Tính đến ngày 15.10 đã kiểm tra, rà soát 486/528 vụ việc (đạt trên 92%).
Báo cáo tại cuộc họp báo đã nêu bật kết quả, đồng thời có sự tham gia ý kiến của đại biểu tham dự làm rõ: Số vụ thống nhất với địa phương dự kiến chấm dứt khiếu nại hoặc chấm dứt thụ lý, giải quyết là 282 vụ việc (chiếm 58%) số vụ việc yêu cầu địa phương giải quyết, giải quyết lại (đã giải quyết sai quy trình thủ tục, đang tiếp tục giải quyết…), xem xét đến giải pháp theo hướng đảm bảo lợi ích của người dân là 131 vụ việc (chiếm 27%) số vụ việc thống nhất xin ý kiến của Thủ tướng để có hướng giải quyết mang tính đặc thù là 41 vụ việc (chiếm 8,4%).
Tại cuộc họp báo, phóng viên Báo Lao Động đặt câu hỏi: Trong 528 vụ việc khiếu tố, tồn đọng, phức tạp, kéo dài tập trung vào lĩnh vực nào? Báo cáo tại cuộc họp báo chưa có thông tin về sai phạm phổ biến ở cấp nào, bộ, ngành nào và đã xử lý được ai? Ông Nguyễn Văn Thanh (Phó Tổng Thanh tra Chính phủ) trả lời: Nóng nhất vẫn là khiếu tố về đất đai. Nhưng ông Thanh cũng cho biết, số liệu cụ thể về từng lĩnh vực chưa bóc tách và công bố được. Đồng thời, ông Thanh cho biết thêm: “Vụ Văn Giang” ở Hưng Yên đang tiếp tục giải quyết, “vụ Dương Nội” ở Hà Tây đã có phương án giải quyết. Câu hỏi về việc đã kiểm tra, rà soát xử lý được ai (quan chức sai phạm về đất đai) vẫn bỏ ngỏ, tại cuộc họp báo vẫn chưa có câu trả lời.
Tham gia ý kiến tại cuộc họp báo, ông Bùi Nguyên Súy (Phó Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội) đề nghị: Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét đến trách nhiệm người đứng đầu đồng thời có ý kiến rằng việc thanh- kiểm tra trách nhiệm hiệu lực, hiệu quả còn yếu kém… Ông Súy cũng nhắc đến thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo nhiều nhất thuộc về Bộ TNMT, Bộ XD, Bộ LĐTBXH.
Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Đức Hạnh (Phó Tổng Thanh tra Chính phủ) cho biết, tới đây sẽ không chỉ dừng ở việc kiểm tra, rà soát, giải quyết 528 vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp kéo dài này, mà sẽ tiếp tục rà soát, giải quyết tiếp.
Video đang HOT
Đồng thời ông Hạnh cũng nêu rõ, nhờ Nghị quyết 03 của Quốc hội, Chỉ thị 14 của Thủ tướng và kế hoạch số 1130 của Thanh tra Chính phủ nên việc kiểm tra, rà soát, giải quyết khiếu nại tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài này đã kéo cả hệ thống chính trị vào công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo buộc thủ trưởng các cơ quan có trách nhiệm phải vào cuộc một cách thường xuyên trong giải quyết khiếu nại tố cáo vận dụng một cách linh hoạt chính sách pháp luật, có giải pháp để đảm bảo quyền và lợi ích cho người dân.
Theo laodong
Tham nhũng vẫn nghiêm trọng với biểu hiện tinh vi, phức tạp
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, tình trạng tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp xảy ra trên nhiều lĩnh vực trong tình hình kinh tế - xã hội nửa cuối năm 2012.
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2012 và dự kiến kế hoạch năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa được trình UB Kinh tế của QH để cơ quan này thẩm tra trước khi đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ 4 sắp khai mạc.
GDP lần thứ 2 không "về đích"
Tổng kết tình hình 10 tháng đầu năm, Bộ KH-ĐT nhận định kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng, lãi suất tín dụng giảm, tỷ giá cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối tăng, chỉ số tồn kho giảm dần... 13/15 chỉ tiêu kinh tế xã hội được Quốc hội giao có khả năng đạt và vượt kế hoạch.
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP 6 năm qua.
Tuy nhiên, 1 chỉ tiêu không đạt lại chính là chỉ tiêu kinh tế cơ bản - mức tăng trưởng GDP. Bộ KH-ĐT cho biết, đến thời điểm này, GDP ước thực hiện cả năm là 5,2% - thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu 6-6,5% Quốc hội giao.
Đây là năm thứ 2 liên tiếp, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế không "về đích". Năm ngoái, tăng GDP đạt 5,89%, thấp hơn so với chỉ tiêu 7-7,5% Quốc hội quyết trước đó.
Dù vậy, Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế mặc dù không đạt kế hoạch đề ra, nhưng xét về động thái đang có chuyển biến tích cực, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định trong các năm sau.
Ngay tại kỳ họp Quốc hội tháng 5 vừa qua, vấn đề khó đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã được đặt ra khi GDP quý 1 chỉ tăng ở mức 4%.
Một hạn chế khác cũng được nêu ra trong báo cáo tình hình kinh tế xã hội nửa sau năm 2012 là tình trạng tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp xảy ra trên nhiều lĩnh vực.
Những yếu kém của bộ máy quản lý nhà nước các cấp trong tổ chức, triển khai thực hiện chính sách thiếu đồng bộ việc chấp hành chính sách, pháp luật, kỷ luật, kỷ cương không được thực hiện nghiêm nhưng chưa được xử lý triệt để, làm giảm hiệu lực của pháp luật và hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước. Tình trạng sách nhiễu, lợi dụng chức quyền, tham nhũng... trong bộ máy nhà nước còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
Bộ KH-ĐT đánh giá, kinh tế vĩ mô chưa thật sự ổn định vững chắc, vẫn còn nguy cơ lạm phát cao trở lại. Tổng dư nợ tín dụng tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ tăng huy động vốn. Tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng chậm được giải quyết...
Giải pháp điều hành những tháng còn lại của năm, cơ quan dự báo nhấn mạnh nguyên tắc chủ động điều hành kiềm chế lạm phát khoảng 8%, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và bảo đảm thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội.
Hạ dự báo tăng trưởng
Xây dựng dự báo tình hình cho năm tới, 2013, Bộ KH-ĐT nêu những chỉ số dự kiến cơ bản là: GDP tăng khoảng 5,5%, CPI khoảng 7-8%, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 124,3 tỷ USD, nhập siêu ở mức 8%, bội chi ngân sách không quá 4,8% GDP và tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội chiếm khoảng 30% GDP.
Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng vẫn là giải pháp số một được xác định cần tập trung thực hiện trong năm sau. Theo đó, lãi suất tín dụng sẽ được hạ phù hợp với mức giảm lạm phát, bảo đảm tăng dư nợ hợp lý để doanh nghiệp tiếp cận được vốn.
Chính phủ sẽ tăng cường quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống. Có biện pháp chế tài mạnh mẽ hơn, đủ sức răn đe các hành vi gian lận, thiếu minh bạch, cung cấp thông tin sai lệch đối với các hoạt động tín dụng.
Các chính sách tài khóa, tiền tệ gắn với mục tiêu cụ thể về việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, cơ cấu lại nợ công, nợ quốc gia, nợ Chính phủ... cũng sẽ được giám sát chặt chẽ để đảm bảo dư nợ trong giới hạn an toàn, giảm thiểu nghĩa vụ nợ và hạn chế rủi ro.
Giá điện, than, xăng, dầu... vẫn sẽ hướng đến chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, thực hiện nhất quán, đảm bảo công khai minh bạch trong điều hành giá các mặt hàng nhà nước định giá để tạo sự đồng thuận xã hội.
Để tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, Bộ KH-ĐT đề cập việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng với lãi suất hợp lý, thực hiện các giải pháp phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp giảm hàng tồn kho.
Theo Dantri
Bão số 7 diễn biến phức tạp Hình ảnh đường đi và vị trí cơn bão số 7 Áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông đã mạnh lên thành bão và có diễn biến phức tạp. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn hồi 10 giờ sáng nay, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,4 độ Vĩ Bắc 115,4 độ Kinh Đông, cách quần đảo...