52% biên chế cả nước thuộc về ngành giáo dục
Theo thống kế mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng biên chế sự nghiệp là 2,3 triệu, trong đó ngành giáo dục là 1,2 triệu – chiếm 52%.
Tổng số giáo viên của ngành giáo dục (ảnh: Nguồn Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Báo nêu cụ thể về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục để quý độc giả tiện theo dõi như sau:
Thứ nhất, về số giáo viên
Cán bộ quản lý: 154.200 người, trong đó mầm non, phổ thông là 133.200; khối phòng, sở, Bộ là 15.900; cán bộ quản lý trường đại học là 5.100.
Ghi chú: Ngoài số giáo viên trên, tổng số nhân viên kế toán, y tế trong các trường là 38.081 người.
- Tỷ lệ trẻ/giáo viên mẫu giáo của Việt Nam là 17,2 – cao hơn mức trung binh cua thê giơi là 16,6.
- Tỷ lệ học sinh/giáo viên tiểu học của Việt Nam là 19,6 – thấp hơn mức trung bình của thế giới là 28,3.
- Tỷ lệ học sinh/giáo viên Trung học cơ sở của Việt Nam là 16,4 – thấp hơn mức trung bình của thế giới là 17,7.
- Tỷ lệ học sinh/giáo viên Trung học phổ thông của Việt Nam là 16,1 – thấp hơn mức trung bình của thế giới là 17,7.
- Tỷ lệ sinh viên/giảng viên ở bậc đại học, cao đẳng của Việt Nam là 23,47 (thế giới hiện chưa có số liệu).
Thứ hai, về tổng số tiến sĩ 24.500, trong đó:
Video đang HOT
- 24,385 tiến sĩ ở trong các trường đại học và tiến sĩ đang nghiên cứu khoa học – chiếm 95%.
- 115 tiến sĩ ở trong các trường cao đẳng sư phạm; 0,5.
- Đào tạo ở nước ngoài 13.200 tiến sĩ chiếm 54%; trong nước chiếm 46%.
(Hiện chưa phân loại theo Khoa học công nghệ và Khoa học xã hội)
Thứ ba, về tổng số Giáo sư và Phó giáo sư là: 10.774, trong đó 1.715 Giáo sư và 9.059 Phó giáo sư.
Thứ tư, về tổng biên chế sự nghiệp là 2,3 triệu, trong đó ngành giáo dục là 1,2 triệu – chiếm 52%.
Đặc biệt, cũng theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong quỹ lương khối sự nghiệp, ngành giáo dục chiếm phần lớn – ở mức hơn 70%.
Theo Giaoduc.net
'Bộ trưởng có dám hứa sẽ thành công khi xóa biên chế?'
Viết tâm thư gửi Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, anh Lê Huy Nguyên lo lắng trường học sẽ biến thành doanh nghiệp khi xóa bỏ biên chế trong ngành giáo dục.
Việc Bộ GD&ĐT sẽ thí điểm bỏ công chức, viên chức giáo viên đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội.
Sau nhiều ý kiến tranh luận, mới đây, tài khoản Facebook Nguyen Le đăng bức tâm thư gửi bộ trưởng GD&ĐT trên mạng xã hội.
Tác giả của bức thư là ông Lê Huy Nguyên, ở xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Chiều 29/5, ông Nguyên cho Zing.vn biết ông không làm việc trong ngành giáo dục nhưng gia đình có 4 đời làm nghề giáo. Bức tâm thư này cũng là nỗi lòng của người thân, bạn bè của ông.
Ông Nguyên mong muốn Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đọc được bức thư để thấu hiểu hơn những người trong nghề.
Sau khi thư được chia sẻ trên mạng xã hội, tác giả thông tin ông đã nhận được sự đồng cảm của đông đảo giáo viên nhiều tỉnh thành khi nói lên tâm tư và nỗi lo lắng của họ.
Chỉ sau vài giờ được đăng tải trên diễn đàn "Chúng tôi là giáo viên", tâm thư đã nhận được hơn hơn 13.000 lượt like, gần 10.000 lượt chia sẻ và rất nhiều bình luận ủng hộ.
Bức thư vừa được viết bày tỏ sự hoài nghi về vấn đề xóa biên chế đối với giáo viên. Ảnh: Chụp màn hình
"Buổi tổng kết năm học 2016-2017 vui vẻ hân hoan, xong cũng chất chứa những lo âu lờ mờ về một vấn đề mà bộ trưởng đã phát biểu tại Bình Định vừa qua, cùng thông tin của báo chí, ý kiến bên lề của học giả và những người có uy tín trong và ngoài ngành giáo dục", trích thư ngỏ gửi bộ trưởngGD&ĐT của anh Lê Huy Nguyên.
Từ đó, tác giả dẫn lại một số vấn đề:
1 - Xóa bỏ tuyển dụng viên chức ngành giáo dục thay bằng hình thức hợp đồng.
2 - Nếu hai năm liên tiếp giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ bị cắt hợp đồng công việc (thải hồi).
3 - Có ý kiến nói rằng nhà trường rồi sẽ như một doanh nghiệp làm kinh tế - hiệu trưởng như chủ doanh nghiệp.
4 - Sẽ áp dụng thí điểm trước ở những trường có đủ điều kiện sau đó mới triển khai theo lộ trình rộng rãi.
Nhiều ý kiền bày tỏ sự đồng tình với những ý kiến trong tâm thư. Ảnh: Chụp màn hình
Người viết thư "mạo muội hỏi bộ trưởng một số vấn đề sau":
1 - Tại sao các ngành khác như y tế, quân đội, công an... lại không đề cập xóa bỏ viên chức thay bằng hợp đồng như ngành giáo dục?
2 - Bộ trưởng có dám cam kết: Cắt hợp đồng lao động nếu hai năm liền không hoàn thành nhiệm vụ đối với giáo viên là sẽ đảm bảo chính xác, công minh, không oan sai do trù dập... của chủ doanh nghiệp (hiệu trưởng) đối với người làm công (giáo viên) không?
3 - Giáo dục là ngành đặc thù, đặc biệt quan trọng, được quan tâm chăm sóc, chú trọng đặc biệt. Vậy tại sao bây giờ lại biến thành doanh nghiệp để hạch toán như kinh doanh của các ngành nghề kinh tế khác?
Không nên ngụy biện vì cơ chế thị trường mọi ngành nghề phải cạnh tranh bình đẳng. Giáo viên bị hụt hẫng, lo âu vì việc làm bấp bênh và mặc cảm với danh phận vì bấy lâu nay được xã hội và mọi người đề cao tôn trọng.
Nghề dạy học là cao quý nhất trong những nghề cao quý. Bỗng một ngày, giáo viên bị cắt hợp đồng dạy học, thử hỏi những ảnh hưởng tiêu cực của việc này gây ra sẽ nguy hại và gây nên bất ổn cho xã hội tai hại biết nhường nào?
Bất công sẽ sinh ra từ cách làm này ở ngay trong nội bộ nhà trường và nội bộ ngành giáo dục. Cụ thể, hiệu trưởng cũng là thầy giáo, giáo viên đứng lớp cũng là thầy giáo, mà người biên chế (ông chủ), người hợp đồng (làm thuê), là bất công và vô lý.
Giáo viên vất vả, lương bổng thấp lại chịu áp lực trên đe dưới búa, kể cả áp lực với phụ huynh học sinh kiện cáo, học trò cá biệt. Cuộc sống khó khăn, đi lại cách trở, nhất là các thầy cô đang công tác ở vùng sâu, xa, dân tộc, hải đảo...
Nhiều thầy cô phát biểu: không sợ nghèo khổ, không sợ vất vả và thiệt thòi, chỉ sợ không công bằng!
Thưa bộ trưởng! Bộ trưởng có nghe thấu lời tâm huyết của những người lính binh nhì với tư lệnh ngành không?
4 - Nếu để quyền lực nằm trong tay hiệu trưởng, xếp trên chỉ đạo mà không có kiểm soát, giám sát tốt, hậu quả khôn lường sẽ xảy ra.
Thực tế hiện nay, nhiều ban bệ trong nhà trường, phòng, sở, bộ, các cấp giám sát thanh tra đột xuất và định kỳ thường xuyên liên tục mà vẫn xảy ra tham nhũng, bớt xén lạm thu, chi sai quy định. Xin hỏi bộ trưởng nghĩ sao về vấn đề này và xử lý, khắc phục như thế nào?
5 - Tôi và mọi người xem, đọc báo thấy cách làm của đề án mới này là áp dụng thí điểm ở những trường đủ điều kiện, sau đó đánh giá rút kinh nghiệm. Xin thưa bộ trưởng, nếu thí điểm, tôi tin sẽ thành công, thậm chí còn thành công to lớn rồi tham quan, hội thảo viết đề tài khoa học...
Như bao lần đổi mới trước đây như VNEN, Đề án Ngoại ngữ 2020... cũng thí điểm rất thành công, đem áp dụng vài năm thì không hiệu quả. Vậy lần này, bộ trưởng có dám hứa là đổi mới sẽ thành công? Nếu thất bại xử lý thế nào?
Theo Zing
Nan giải tình trạng học sinh bỏ học sau Tết Hàng năm, sau thời gian nghỉ Tết tình trạng học sinh (HS) không đến lớp hay bỏ học lại tăng cao, nhất là những địa phương biên giới. Dù ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã triển khai nhiều biện pháp nhưng rất khó khắc phục triệt để, nguyên nhân chủ yếu do các em cùng gia đình rời bỏ địa phương...