514 ứng viên được đề nghị công nhận chức danh Giáo sư, Phó giáo sư
Chiều 23/8, tại Học viện CSND, Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch HĐCDGSNN.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại cuộc họp.
Báo cáo kết quả đã thực hiện và phương hướng triển khai xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS 2011, GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng thư ký HĐCDGSNN cho biết: “Số ứng viên GS, PGS đạt phiếu tín nhiệm tại các hội đồng cơ sở năm nay đạt 86,68%, trong khi các năm trước tỷ lệ này chỉ đạt 60%. Trong tháng 8/2011, HĐCDGSNN đã bổ nhiệm bổ sung, miễn nhiệm thành viên một số hội đồng chức danh giáo sư ngành, liên ngành, trong đó bổ nhiệm bổ sung Thiếu tướng, GS.TS Bùi Quảng Bạ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh I, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Công an làm Uỷ viên Hội đồng chức danh GS ngành Khoa học an ninh”.
Về việc xét công nhận tiêu chuẩn năm nay, nhiều đại biểu băn khoăn cho hay, những ứng viên đề nghị xét công nhận chức danh lần này nếu đang công tác ở nước ngoài thì có nên cho bảo vệ qua mạng hay không? Với những hội đồng quá đông ứng viên như hội đồng y học, kinh tế, nghệ thuật có nên chia tách thành hai hội đồng?
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: “Hiện mọi hoạt động công nhận, bổ nhiệm chức danh đều theo Quy chế 174 hiện hành, không nên tách hội đồng vì về mặt chuyên môn khó tạo ra sự đồng đẳng về chất lượng. Trong Quy chế 174 cũng không có quy định cho các ứng viên bảo vệ từ xa qua mạng, do đó cũng không nên mở ra tiền lệ này, trừ trường hợp ngoại lệ thật đặc biệt sẽ do Chủ tịch Hội đồng xem xét quyết định. Do vậy, các thành viên hội đồng khẩn trương nghiên cứu sửa đổi quy chế 174 hiện hành, sao cho việc xét công nhận chức danh đảm bảo chất lượng cao nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế”.
Video đang HOT
Theo Dân Trí
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: ĐHQGHN cần thay đổi cơ chế quản lý đề tài
Trong 2 ngày 16-17/8, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng đoàn công tác Chính phủ đã tới thăm và làm việc tại 2 trường ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội về tình hình hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ.
Ngày 17/8, trong buổi làm việc tại ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhận xét, trong 5 năm qua, ĐHQGHN đã sáng tạo, đổi mới phương thức quản lý hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) đúng với yêu cầu và định hướng nghiên cứu của đất nước. Các kết quả nghiên cứu có tiến bộ vượt bậc trong việc huy động nguồn lực, tăng cường các công trình công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín cao. Hoạt động KHCN của ĐHQGHN đã phát triển đúng hướng và là đơn vị nghiên cứu điển hình của cả nước.
Phó Thủ tướng đề nghị: "Trong thời gian tới, ĐHQGHN cần phối hợp với các đơn vị chủ chốt đặt hàng các công trình nghiên cứu liên ngành; công trình phát triển khoa học xã hội nhân văn, xác định tiêu chí sản phẩm quốc gia về khoa học xã hội nhân văn; Bộ dữ liệu theo chuẩn quốc tế về các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các vùng biên giới; xây dựng đề án hệ thống kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục cả nước; triển khai mạnh chuyển giao tri thức, chuyển giao sản phẩm công nghệ thông qua tổ chức chuyên nghiệp; tiếp tục triển khai hoạt động khoa học công nghệ theo chất lượng, số lượng, tính ứng dụng của sản phẩm đầu ra. ĐHQGHN nghiên cứu việc sửa đổi tên Trường ĐH Công nghệ thuộc ĐHQGHN thành ĐH Kỹ thuật và Công nghệ, từ đó sẽ tạo sức bật, làm cơ sở thúc đẩy nghiên cứu kỹ thuật và công nghệ trong 10 năm tới cho ĐHQGHN. Đặc biệt ĐHQGHN cần thay đổi cơ chế quản lý với các đề tài theo hướng giám sát chặt chẽ, mang tính ứng dụng thực tế cao hơn. Tránh những đề tài nghiên cứu sau khi nghiệm thu không ứng dụng được trong đời sống. Trong thời gian tới Nhà nước sẽ trực tiếp giao nhiệm vụ, đặt hàng cụ thể sản phẩm KHCN cho ĐHQGHN".
Thay mặt lãnh đạo ĐHQGHN, GS.TS Mai Trọng Nhuận - giám đốc ĐHQGHN hứa sẽ phấn đấu và quyết tâm hơn nữa trong việc xây dựng và phát triển ĐHQGHN nhanh chóng đạt trình độ quốc tế, xứng đáng với kì vọng của Đảng, Nhà nước và Chính phủ.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tới thăm một số đơn vị tiêu biểu về nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ của ĐHQGHN là Phòng thí nghiệm thuộc Khoa Hóa, Trung tâm nghiên cứu Công nghệ môi trường và Phát triển bền vững, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên; Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển; Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học.
Phó Thủ tướng cũng đã nghe các giảng viên, nhà nghiên cứu chia sẻ kinh nghiệm cũng như đề xuất các kiến nghị để nâng cao hơn nữa chất lượng nghiên cứu khoa học trong thời gian tới từ đó có những định hướng cơ chế, chính sách phát triển KHCN nước nhà.
Được biết, mục tiêu của ĐHQGHN được xác định tới năm 2020, phấn đấu trở thành đại học định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực ngang tầm các đại học tiên tiến trong khu vực châu Á, trong đó có một số lĩnh vực và nhiều ngành, chuyên ngành đạt trình độ quốc tế.
Trước đó, ngày 16/8, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng đoàn công tác Chính phủ đã có buổi làm việc với Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những hỗ trợ về phòng thí nghiệm của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với nhà trường.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lưu ý Ban quản lý xây dựng các trường đại học xuất sắc thuộc Bộ GD-ĐT không để chậm trễ tiến độ triển khai, bên cạnh đó cần có báo cáo thường xuyên với các thành viên của Ban chỉ đạo về tiến độ và những phát sinh trong quá trình thực hiện, đặc biệt là với Bộ Xây dựng.
trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội bày tỏ ý kiến. nh: Từ Lương)
Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội khai giảng khóa đầu tiên ngày 7/10/2010 với 1 lớp cử nhân và 2 lớp cao học. Hiệu trưởng nhà trường, GS. Pierre Sebban cho biết, năm học 2011-2012, nhà trường sẽ tuyển sinh khóa 2 để đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Tất cả các chương trình sẽ được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với đội ngũ giảng viên quốc tế, các học viên có cơ hội thực tập tại một trong 60 trường đại học và phòng thí nghiệm tại Pháp.
Hiện 40 giảng viên quốc tế đến từ Pháp, Úc, Anh và New Zealand đang giảng dạy tại trường với các chương trình đào tạo nổi bật là: Công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ Nano, nước, môi trường, hải dương học. Đặc biệt, chương trình nghiên cứu hàng không vũ trụ theo chuẩn quốc tế sẽ triển khai đào tạo vào năm học 2012-2013.
Theo kế hoạch, cuối tháng 8/2011, Ban Chỉ đạo Quốc gia xây dựng các trường đại học xuất sắc sẽ có buổi làm việc với Đại học Việt - Đức tại tỉnh Bình Dương.
Theo Dân Trí
Nhà vô địch Karate châu Á dạy võ thuật cho sinh viên Học viện CSND Từ ngày 25/7 tới, các sinh viên sẽ bắt đầu được học võt từ nhà vô địch Karate châu Á, anh Shinohara Shohei, 22 tuổi, trong thời gian gần 2 năm. Anh Shinohara là tình nguyện viên Hợp tác Hải ngoại Nhật Bản (JOCV) của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) về chuyên ngành giảngy Karate được cử đến công...