510 giảng viên đại học giám sát coi thi tốt nghiệp THPT tại Hà Nội
Theo phân công của Bộ GD&ĐT, Hà Nội sẽ có 510 cán bộ đến từ 4 cơ sở giáo dục đại học giám sát coi thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Để đảm bảo tính nghiêm túc của kỳ thi, Bộ GD&ĐT đã có quyết định phân công cơ sở giáo dục đại học tham gia đoàn kiểm tra công tác coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại các Sở GD&ĐT. Theo phân công của Bộ GD&ĐT, có 7010 người, bao gồm cả lực lượng dự phòng đến từ 130 cơ sở giáo dục đại học tham gia công tác coi thi tại các địa phương. Tại Hà Nội, có gần 80.000 thí sinh đăng kí dự thi. Sở GD&ĐT Hà Nội đã bố trí 143 điểm thi, 3336 phòng thi trên toàn TP.
Có 4 cơ sở giáo dục đại học được Bộ GD&ĐT phân công tham gia các đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại Hà Nội gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), Trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQGHN), Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHQGHN). Tổng số cán bộ, giảng viên của các đơn vị được điều động là 510 người.
Sẽ có 510 cán bộ đến từ 4 cơ sở giáo dục đại học giám sát coi thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại Hà Nội. Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Bộ GD&ĐT yêu cầu hiệu trưởng nhà trường phải chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn của cán bộ, giảng viên trước khi lựa chọn, lập danh sách. Các Sở GD&ĐT có trách nhiệm phối hợp với các trường được Bộ GD&ĐT giao đến làm nhiệm vụ kiểm tra công tác coi thi tại hội đồng thi của Sở GD&ĐT, bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn, đúng quy chế.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 diễn ra trong hai ngày 9 và 10-8. Cả nước có 900.152 thí sinh đăng ký dự thi, tăng 13.500 thí sinh so với năm trước.
Theo ông Phạm Quốc Toản – Trưởng phòng quản lý thi và kiểm định chất lượng (Sở GD&ĐT Hà Nội), Hà Nội đã quyết định ban hành kế hoạch công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 trên địa bàn thành phố trong đó đảm bảo theo đúng các quy chế của Bộ GD&ĐT.
'Người của trường đại học' không tham gia coi thi, chấm thi tốt nghiệp THPT
Theo dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT Bộ GD-ĐT mới công bố, cán bộ, giảng viên đại học sẽ không tham gia vào bất cứ khâu nào, từ coi thi đến chấm thi như những năm trước.
Năm nay, tất cả các khâu trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ giao cho địa phương, các trường ĐH không tham gia vào bất cứ khâu nào - ẢNH THANH HÙNG
Dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT dự kiến sẽ áp dụng từ kỳ thi năm 2020, nêu: kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ tổ chức thi 5 bài thi, gồm: 3 bài thi độc lập là toán, ngữ văn, ngoại ngữ; bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên (gồm các môn thi thành phần vật lý, hóa học, sinh học); bài thi tổ hợp khoa học xã hội (gồm các môn thi thành phần lịch sử, địa lý, giáo dục công dân) đối với thí sinh học chương trình giáo dục THPT hoặc các môn thi thành phần lịch sử, địa lý (đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT).
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn.
Thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là toán, ngữ văn và 1 bài thi bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn. Thí sinh giáo dục thường xuyên có thể dự thi bài thi ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh.
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và tốt nghiệp trung cấp tham dự kỳ thi được dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo nguyện vọng.
Dự thảo quy chế nêu: mỗi tỉnh tổ chức một hội đồng thi, do sở GD-ĐT chủ trì, để tổ chức thi cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh. Mỗi hội đồng thi có các điểm thi để tổ chức khâu coi thi trong kỳ thi.
Ban coi thi, chấm thi đều do giám đốc sở GD-ĐT thành lập
Nếu như các năm trước và đặc biệt là năm 2019, với kỳ thi THPT quốc gia, có tới 50% số giám thị được điều động về các địa phương để coi thi; các trường ĐH uy tín được phân công nhiệm vụ chủ trì công tác chấm thi trắc nghiệm thì năm nay lực lượng này đã rút hoàn toàn khi kỳ thi đổi tên thành kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Dự thảo quy chế giao giám đốc sở GD-ĐT ra quyết định thành lập hội đồng thi và các ban của hội đồng thi từ in sao, vận chuyển đề thi, coi thi đến các ban làm phách, chấm thi bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm...
Thành phần coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT ở hội đồng thi cấp tỉnh sẽ gồm: trưởng ban do lãnh đạo hội đồng thi kiêm nhiệm; phó trưởng ban thường trực là lãnh đạo sở GD-ĐT hoặc lãnh đạo phòng quản lý thi của sở GD-ĐT, các phó trưởng ban khác là lãnh đạo sở GD-ĐT, lãnh đạo một số phòng thuộc sở GD-ĐT và hiệu trưởng trường phổ thông; ủy viên, thư ký là lãnh đạo, chuyên viên các phòng của sở GD-ĐT, lãnh đạo và giáo viên trường phổ thông.
Tương tự, thành viên của các ban chấm thi tự luận và trắc nghiệm đều là cán các lãnh đạo, cán bộ của Sở GD-ĐT và các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Các quy định về quy trình coi thi, chấm thi, lắp camera giám sát khu vực bảo quản bài thi, chấm thi... về cơ bản vẫn giữ như kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.
Thi tốt nghiệp THPT: Trường đại học vẫn có thể lấy kết quả để tuyển sinh Về dự kiến tổ chức thi tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã khẳng định các trường ĐH, CĐ có thể sử dụng kết quả kỳ thi này để tuyển sinh và cho phép thí sinh tự do dự thi để xét tuyển ĐH. Học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum trở lại trường học tập sau...