50.000 ý tưởng kinh doanh gửi về cuộc thi ‘Nhà khởi nghiệp của năm 2018-2019′
“Nhà khởi nghiệp của năm 2018-2019″ hội tụ các ý tưởng độc đáo, giải quyết nhiều vấn đề về sức khỏe, an toàn, giáo dục…
Để tiếp thêm năng lượng cho các ý tưởng khởi nghiệp, Total đã khởi động cuộc thi “ Nhà khởi nghiệp của năm 2018-2019″. Các dự án tham dự phải mang tính sáng tạo, khả thi và đưa ra các giải pháp có tầm ảnh hưởng đến xã hội, cộng đồng. Được tổ chức đồng thời tại 54 quốc gia khác trên thế giới, dưới đây là những điểm nổi bật của cuộc thi năm nay.
Tăng gấp đôi số dự án khởi nghiệp
Cuộc thi thu hút tới gần 50.000 dự án khởi nghiệp đăng ký từ 54 quốc gia, gấp đôi so với cuộc thi trước đó và gần 30.000 dự án đã đi từ vòng đăng ký đến vòng nộp bài. Trong số này, có khoảng 15.000 dự án được đánh giá là hoàn chỉnh.
Những con số này cho thấy thành công của cuộc thi năm nay. Ông Xavier Pinatelle – Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Total Việt Nam cho biết rất ấn tượng về chất lượng của các startup Việt Nam. Điểm chung của tất cả startup tham gia cuộc thi chính là sự nhiệt huyết và niềm tin mạnh mẽ vào dự án của mình. Điều này khiến cho ban giám khảo gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn ra dự án tốt nhất để trao giải.
Ông Xavier Pinatelle – Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Total Việt Nam.
Ông Xavier Pinatelle chia sẻ, mục đính chính của cuộc thi chính là tạo ra cơ hội cho các thí sinh được trao đổi với ban giám khảo, nhận những ý kiến đóng góp, học hỏi các kinh nghiệm từ đó kiểm tra lại ý tưởng của mình và có sự điều chỉnh cho phù hợp. Chính vì vậy, nhiều người tham gia cuộc thi đều cho biết dự án hiện tại là phiên bản thứ 5, thứ 6… của dự án đầu tiên. Đây cũng chính là cách tiếp thêm năng lượng cho các bạn trẻ để thực hiện ước mơ khởi nghiệp của mình.
“Bản thân sự tin tưởng của các startup vào những gì mình đang làm và mục đích bắt đầu dự án chính là nguồn năng lượng ban đầu. Và sự tin tưởng của chúng tôi đối với dự án của các bạn chính là nguôn năng lượng tiếp sức cho các bạn biến niềm tin này thành hiện thực”, ông Xavier Pinatelle nói.
Nhiều ý tưởng biến không thể thành có thể
Video đang HOT
Các startup đã biến những điều tưởng như không thể trở thành có thể, hoặc cũng có thể là những ý tưởng tưởng như đơn giản nhưng không phải ai cũng nghĩ ra được.
Cụ thể, dự án giành giải nhất đến từ nhóm Lê Hoàng Anh và các cộng sự là “Thiết bị giao tiếp thông minh MultiGlass” – một chiếc kính thông minh hỗ trợ người khuyết tật sử dụng máy tính bằng cách cử động đầu. Thiết bị này cũng giúp giảm nguy cơ tai nạn giao thông do mệt mỏi, buồn ngủ cho tài xế đường dài. Sản phẩm này được đánh giá cao vì tính khả thi và sự hữu ích rất cao trong cuộc sống và công việc cho con người.
Hay như dự án giải nhì – “Nền tảng công nghệ iNut Platform” của Đoàn Vinh Phú và các cộng sự. iNut Platform là nền tảng công nghệ giúp kết nối giữa người phát triển giải pháp với người dùng cuối để thống nhất tạo thành một nền tảng IoT mở đầu tiên tại Việt Nam.
Giải ba của cuộc thi thuộc về Đinh Minh Quyền và các thành viên khác với dự án “Phổ cập tiếng Anh giao tiếp Talks cafe 100% English”. Talk Café 100% English là dự án kết hợp mô hình quán cà phê và lớp giảng dạy tiếng Anh buổi tối.
Giá trị cốt lõi của startup
Thông qua các dự án đạt giải năm nay, ông Xavier Pinatelle chỉ ra 5 giá trị cốt lõi cho mỗi startup, đó là sự an toàn, tôn trọng, tiên phong, đồng hành và tính khả thi. Trong đó, an toàn là yếu tố tiên quyết của mọi dự án, không thể có bước thứ hai nếu bước đầu tiên không an toàn. Kế đến, cần phải có người đồng hành, sẽ linh hoạt hơn, nhanh hơn nếu tự làm một mình, nhưng chắc chắn sẽ kém mạnh mẽ hơn. Sự đồng hành cũng là một thế mạnh nổi bật của các dự án đến từ Việt Nam.
Một mình bạn có thể linh hoạt hơn một chút, nhanh hơn một chút nhưng sẽ kém mạnh mẽ hơn. Và đến một lúc nào đó trong cuộc sống, bạn cần một chút sức mạnh, sức mạnh lại đến từ hành động tập thể. “Vì vậy, sát cánh cùng nhau là điều mà chúng ta phải liên tục học hỏi. Đây cũng chính là giá trị mà Total muốn hướng đến”, ông Xavier Pinatelle chia sẻ.
Ông Xavier chia sẻ tại Lễ trao giải cuộc thi “Nhà khởi nghiệp của năm”.
Total là một trong những Tập đoàn dầu khí lớn nhất trên thế giới với hoạt động ở hơn 130 quốc gia và luôn theo đuổi mục tiêu hướng tới năng lượng tốt hơn, an toàn hơn, có thể tiếp cận tới nhiều người nhất có thể. Đặt chân vào thị trường Việt Nam năm 1991, tầm nhìn của hãng là trở thành một thương hiệu năng lượng có trách nhiệm tại Việt Nam. Đơn vị đã ra mắt sản phẩm LPG có lượng carbon thải ra môi trường thấp, an toàn và tiếp kiệm.
Là một doanh nghiệp có trách nhiệm cũng là một phần trong chiến lược toàn cầu mà tập đoàn hướng tới. Ông Xavier Pinatelle nhấn mạnh: “Chúng tôi phải có trách nhiệm với cộng đồng hệ sinh thái Việt Nam, dựa trên 4 yếu tố đó: sự an toàn; biến đổi khí hậu; sự hòa nhập của giới trẻ trong giáo dục; đối thoại và di sản văn hóa”.
Total đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội tại Việt Nam qua các hoạt động: tài trợ xây dựng trường học, trao tặng học bổng, dự án gas sinh học và xây dựng các trạm y tế, triển khai chương trình quốc gia về giáo dục an toàn đường bộ trong trường học…
Hoài Nhơn
Theo VNE
Khuyến khích HSSV sáng tạo khởi nghiệp
Sáng 20/3, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa chủ trì cuộc họp góp ý về thể lệ cuộc thi "Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" năm 2019.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa chủ trì cuộc họp
Cùng dự có lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT, lãnh đạo các trường đại học cùng các doanh nghiệp đồng hành với Bộ GD&ĐT triển khai đề án khởi nghiệp.
Đây là năm thứ 2 Bộ GD&ĐT tổ chức cuộc thi "Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" trên quy mô toàn quốc. Sau các vòng thi cơ sở, vòng thi chung kết sẽ được tổ chức tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của HS SV năm 2019 sẽ diễn ra vào ngày 4-5/10/2019 tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Đối tượng tham dự cuộc thi là HS, SV đang học tại các ĐH, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm và học sinh đang học tại các trường THPT trên toàn quốc.
Các cá nhân hoặc nhóm HS, SV của các cơ sở đào tạo đăng kí dự thi theo đơn vị trường. Các cá nhân hoặc nhóm HS THPT đăng kí dự thi theo đơn vị Sở GD&ĐT cấp tỉnh, thành phố.
Các sự án khởi nghiệp tham dự Cuộc thi được chia theo các lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, GD-ĐT, y tế, dịch vụ, khoa học công nghệ, tài chính, kinh doanh tạo các lao động xã hội và các ngành nghề khác.
Các nhà trường có dự án tham dự cuộc thi đoạt giải nhất sẽ được xem xét để các doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng Trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp, không gian chung cho các nhà trường.
Đối với dự án khởi nghiệp của sinh viên, Giải Nhất sẽ nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, số tiền thưởng 100 triệu đồng, cùng sự hỗ trợ triển khai dự án của các nhà đầu tư.
Đối với dự án khởi nghiệp của học sinh, Giải Nhất sẽ nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, số tiền thưởng 50 triệu đồng, cùng sự hỗ trợ triển khai dự án của các nhà đầu tư.
Giải thưởng được công bố trực tiếp tại Lễ bế mạc và trao giải thưởng trong Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của HS SV năm 2019. Tiền giải thưởng sẽ được chuyển đến tài khoản của nhà trường, tổ chức đại diện cho trường có nhóm tham dự cuộc thi hoặc bằng hình thức phù hợp theo yêu cầu của nhà tài trợ giải thưởng cuộc thi.
Tham khảo thể lệ cuộc thi tại trang web: www.khoinghiep.vn hoặc Fanspage của chương trình.
Vân Anh
Theo giaoducthoidai
Phát động cuộc thi Business Ideas trên toàn quốc Sau 2 năm tổ chức thành công, Ban tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp Business Ideas quyết định mở rộng cuộc thi ra toàn quốc trong năm thứ 3. Ban tổ chức cuộc thi Business Ideas và nhà tài trợ, đại diện đơn vị truyền thông bảo trợ thông tin cho cuộc thi chụp hình lưu niệm - Ảnh:...