5.000 chiến binh IS sẽ ‘đổ bộ’ vào phương Tây và nước Mỹ
- Nghị sĩ bang Texas ông Michael McCaul vừa cảnh báo có khoảng 20.000 chiến binh nước ngoài của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đang hoạt động tại Syria và Iraq, trong đó có 5.000 chiến binh có hộ chiếu phương Tây và sẽ vào lãnh thổ Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài CBS News hôm 8-2, chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa Hoa Kỳ cho biết có hàng trăm người Mỹ chiến đấu cho IS tại chiến trường Syria và nhiều người đã trở về.
Ông McCaul quan ngại: “Chúng ta không muốn thấy những gì đã xảy ra ở Pháp lại tái diễn ở đây trên nước Mỹ”. Ông cũng chỉ trích chính quyền tổng thống Obama đã không lưu tâm tới mối đe dọa từ mạng lưới khủng bố với một thái độ mạnh mẽ nhất.
Chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa Mỹ ông Michael McCaul (Nguồn: Press TV)
“Những cuộc không kích đã bị cắt giảm và chỉ đạt được thành công hạn chế. Chiến lược này chỉ mang tính ngăn chặn, không đủ để làm suy yếu và tiêu diệt kẻ thù”.
Video đang HOT
Mỹ và các nước đồng minh đã và đang tiến hành hàng ngàn cuộc không kích ở Syria, nhưng chiến dịch này vẫn chưa thể cản bước IS bành trưởng quyền kiểm soát khu vực. Điều này đã khiến nhiều nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa hoài nghi về chiến lược của ông Obama và đòi triển khai một lực lượng nhỏ tại lãnh thổ Syria để tác chiến trên bộ. Theo kênh Press TV (Iran), các phần tử IS ban đầu được CIA huấn luyện ở Jordan năm 2012 để gây bất ổn cho chính quyền Syria. Thê nhưng, tổ chức này đã thực hiện nhiều tội ác chống lại loài người ở những khu vực mà lực lượng này kiểm soát. IS đã tiến hành nhiều hoạt động bạo lực man rợ như chặt đầu và đóng đinh tất cả cộng đồng người bao gồm người Shia, Sunni, Kurd và Kitô Giáo.
Ngọc Như
Theo_PLO
Người phụ nữ thoát đòn ném đá tàn bạo của IS
Hồi cuối tuần, nhóm Giám sát Nhân quyền Syria cho hay một phụ nữ ở Syria đã thoát chết hy hữu sau khi bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) kết án "ném đá đến chết" vì tội ngoại tình.
Theo tổ chức này, người phụ nữ trên bị các chiến binh IS bắt giữ và đem ra xét xử công khai tại thành phố Raqqa, sào huyệt của IS ở Syria. Theo luật Hồi giáo Sharia khắc nghiệt mà IS áp dụng ở thành phố này, người phụ nữ trên bị tuyên án tử bằng một hình phạt vô cùng dã man là ném đá tới chết.
Người phụ nữ trên bị dồn tới một góc đường, nơi các chiến binh IS thi nhau ném đá tới tấp lên đầu, lên người cô và chỉ ngừng tay khi họ nghĩ rằng cô đã chết. Thế nhưng khi các chiến binh này vừa ngừng tay, người phụ nữ bất ngờ vùng dậy và tìm cách bỏ chạy.
Một vụ xử tử bằng hình thức ném đá đến chết của IS
Một chiến binh IS lên đạn chuẩn bị bắn người phụ nữ này, đúng lúc đó một "thẩm phán" IS can thiệp và tuyên bố rằng người phụ nữ không chết là "do ý muốn của Thượng đế". Thẩm phán này tuyên bố: "Hình phạt với cô ta đã xong, hãy để cô ta đi và ăn năn với Thượng đế".
Tại nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria, phiến quân IS vừa đóng vai trò là cảnh sát, công tố, thẩm phán, vừa trực tiếp ra tay thi hành án đối với những người vi phạm luật Sharia. Những người vi phạm luật Hồi giáo có thể nhanh chóng bị kết án tử hình và bị thi hành án bằng những biện pháp dã man thời trung cổ như ném đá đến chết, đóng đinh, ném từ trên mái nhà xuống đất...
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Iraq cho hay kể từ tháng 7 đến nay, ít nhất 15 người đã bị IS hành hình bằng hình thức ném đá đến chết hoặc ném từ trên cao xuống đất chỉ vì họ bị cáo buộc có hành vi ngoại tình hoặc đồng tính.
Phiến quân IS kiểm soát khu vực rộng lớn ở Syria và thi hành luật Hồi giáo hà khắc
Hồi tháng 10 năm ngoái, IS tung lên mạng một đoạn video quay cảnh một cô gái bị buộc tội ngoại tình cầu xin cha mình tha thứ trước khi các chiến binh IS ném đá cô đến chết với sự trợ giúp của chính cha cô gái.
Trước khi thi hành án, một chiến binh IS nói với cô gái: "Hy vọng rằng đây sẽ là bài học cho những phụ nữ khác. Cô phải làm theo những lời răn của Đấng Allah, và phục tùng Đấng Allah".
Hồi tháng 12 và tháng 1 vừa qua, IS cũng tung lên mạng hình ảnh ghê rợn về những người đàn ông bị kết tội đồng tính và bị ném từ trên tòa tháp cao xuống đất cho đến chết.
Theo Khampha
60% người Nhật ủng hộ cách xử lý khủng hoảng con tin của chính phủ Kết quả thăm dò bằng điện thoại của Hãng tin Kyodo công bố ngày 25/1 cho thấy 60,6% số người dân Nhật Bản được hỏi ủng hộ cách thức chính phủ nước này xử lý cuộc khủng hoảng con tin hiện nay, trong khi tỷ lệ phản đối là 31,2%. Nội các của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được đánh giá cao...