500 và hơn thế nữa!
Cả nước hiện có 414 trường ĐH, CĐ. Tốc độ thành lập mới các trường ĐH, CĐ trong mấy năm trước đây là cực cao. Hiện nay, hầu hết các tỉnh, thành đều có trường ĐH, trừ Đắk Nông.
Số lượng trường ĐH, CĐ như trên là thừa hay thiếu? Bộ GD-ĐT cho rằng vẫn còn thiếu vì nếu để bảo đảm mục tiêu 450 sinh viên/10.000 dân vào năm 2020, cần phải có nhiều trường ĐH, CĐ hơn nữa và bộ đang xây dựng, quy hoạch lại mạng lưới các trường ĐH, CĐ. Trước mắt, bộ tạm dừng xem xét các dự án thành lập các trường ĐH, CĐ mới.
Tuy nhiên, theo Bộ GD-ĐT, hiện đã có 80 hồ sơ xin thành lập trường ĐH, trong đó 25 hồ sơ đã gần như được duyệt 67 hồ sơ xin thành lập trường CĐ, trong đó 22 trường đã có chủ trương. Vậy là thời gian tới, cả nước có thêm ít nhất 47 trường ĐH, CĐ, nâng tổng số trường ĐH, CĐ ở nước ta lên đến gần 500 và sẽ hơn thế nữa!
Với số lượng các trường ĐH, CĐ hiện tại, không có trường nào của Việt Nam trong top 200 của châu Á, chỉ có ĐH Quốc gia Hà Nội nằm trong top 300 của châu Á, gần bằng 1 trường ĐH tỉnh lẻ của Thái Lan. Với ĐH ngoài công lập, đỏ mắt mới có thể tìm thấy vài trường có thể sánh ngang với các trường ĐH công lập, nói gì đến việc có mặt trên bảng xếp hạng của thế giới, khu vực!
Thực trạng đó đã đáng báo động chưa, đặc biệt với “cơn say” xin thành lập trường mới?
Video đang HOT
Với số lượng đó, nhiều trường ĐH ngoài công lập đã khó tuyển sinh, nhất là các trường ở khu vực Tây Nam Bộ, Tây Bắc và Tây Nguyên. Có lẽ vì vậy mà Bộ GD-ĐT vừa du di hạ điểm sàn tuyển sinh cho các trường ở khu vực này với lý do tạo điều kiện để có nguồn nhân lực cao!
Điều đáng nói là hầu hết trường ĐH, CĐ ngoài công lập đều hoạt động với xu hướng vì lợi nhuận nên đào tạo chủ yếu các ngành kinh tế, quản lý, ngoại ngữ… – những ngành ít vốn, thu lãi nhanh. Hệ quả tất yếu là các trường này cho ra lò những cử nhân không nghề nghiệp, làm lệch cán cân chiến lược đào tạo.
Trong giáo dục ĐH, chạy theo số lượng là tự sát.
Lưu Nhi Dũ
Theo người lao động
Trường ở vùng ưu tiên vẫn khó tuyển sinh
Nhiều trường ĐH tại khu vực Tây Nam bộ được áp dụng chính sách đặc thù trong tuyển sinh ĐH, CĐ nhưng đến nay tình hình xét tuyển vẫn không mấy khả quan.
Học sinh tỉnh Bạc Liêu tham gia chương trình Tư vấn mùa thi năm 2012 do Báo Thanh Niên tổ chức - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Cần trên 1.000 thí sinh, chỉ khoảng 10 hồ sơ
Theo thạc sĩ Nguyễn Minh Khoa, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế công nghiệp Long An, những ngày qua mới chỉ có dưới 10 thí sinh (TS) nộp đơn xét tuyển sau khi trường thông báo áp dụng quy định mới. Trong khi đó, trường cần xét tuyển đến 1.200 chỉ tiêu. Trường ĐH Cửu Long tuyển đến 1.500 chỉ tiêu và thông báo TS nào có hộ khẩu thuộc danh sách 20 huyện nghèo nếu không đủ điểm sàn có thể đến trường đăng ký học dự bị 1 năm, sau đó học chính thức. Nhưng theo thạc sĩ Nguyễn Cao Đạt, Phó hiệu trưởng, trường chỉ mới nhận được 10 hồ sơ. Với tình hình này, rất khó đảm bảo đủ số lượng chỉ tiêu trong năm nay.
Trường ĐH Tây Đô tuyển thêm đến 3.300 chỉ tiêu cho 13 ngành bậc ĐH và 8 ngành bậc CĐ. Trong các đợt tuyển trước, trường chỉ tuyển được khoảng 40% chỉ tiêu. Ở đợt xét tuyển có áp dụng chính sách đặc thù ưu tiên này cũng không tuyển được nhiều. Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó hiệu trưởng, trong những ngày qua cũng chỉ có vài TS nộp hồ sơ vào trường.
Trước tình hình khó khăn này, nhiều trường như ĐH Tiền Giang xét gần 1.500 chỉ tiêu ĐH và CĐ, cho biết khi TS nộp hồ sơ xét tuyển, trường sẽ xét trực tiếp và cấp giấy báo trúng tuyển ngay.
Trong khi đó, trong khu vực cũng có nhiều trường không áp dụng quy định này vì đã ổn định tuyển sinh. Theo tiến sĩ Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, trường sẽ không áp dụng chính sách đặc thù trong tuyển sinh. Thạc sĩ Hoàng Xuân Quảng - Phó hiệu trưởng Trường ĐH An Giang cũng cho biết không áp dụng điều này.
Chưa có sự công bằng
Một số chuyên gia tuyển sinh cho rằng chính sách ưu tiên cho TS ở những khu vực được xem là vùng khó khăn trong tuyển sinh (Tây Bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ) vẫn còn nhiều điều bất hợp lý.
Theo quy định của Bộ, các trường ĐH, CĐ có trụ sở chính đặt tại 3 khu vực trên được xét tuyển bổ sung TS có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tại các tỉnh/thành phố thuộc 3 khu vực này và có kết quả điểm thi ĐH (hoặc CĐ) hệ chính quy năm 2012 (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và khu vực) dưới điểm sàn ĐH (hoặc CĐ) không quá 1 điểm. Nghĩa là Bộ không quy định cụ thể huyện, thị, xã nào được hưởng mức ưu tiên này nên TS có hộ khẩu thuộc các khu vực phát triển như TP.Cần Thơ, TP.Vĩnh Long, TP.Tân An... đều được hưởng ưu tiên như các TS thuộc huyện, thị khó khăn khác. Trong khi đó, điều kiện học tập của TS tại các khu vực này không quá khó khăn, thậm chí còn tốt hơn một số vùng ở khu vực Đông Nam bộ, miền Trung.
Một vấn đề khác, theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trường ĐH Tây Đô, trong mùa tuyển sinh năm sau trường sẽ gửi văn bản lên Bộ GD-ĐT với những đề nghị tạo sự công bằng hơn giữa trường công lập và ngoài công lập. "Nhiều trường ngoài công lập tại những khu vực khác cũng khó khăn trong tuyển sinh. Bộ phải giải quyết tận gốc của vấn đề, bởi dù được ưu tiên, trường cũng khó cạnh tranh được với các trường công lập trong khu vực", ông Dũng băn khoăn.
Theo thanh niên
"Hạ điểm sàn không phải để lấp chỉ tiêu" Tuyển sinh kéo dài nhưng đến nay nhiều trường kêu đã cạn nguồn tuyển. Trong khi đó, trước động thái cho phép hạ điểm sàn ở các trường ĐH khu vực Tây Nam bộ, Tây nguyên, Tây Bắc khiến nhiều trường bối rối. Trao đổi với PV, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga chia sẻ: - Năm nay bộ đã tạo mọi...