50 suất học bổng đến với học sinh dân tộc thiểu số vùng biên giới
Sáng 14/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phối hợp cùng Báo Người Lao Động đã tổ chức chương trình trao tặng kinh phí hỗ trợ học tập cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn của huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước nhân kỷ niệm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19-4).
Tại chương trình, 50 phần học bổng, mỗi phần trị giá 2 triệu đồng, được trao cho 50 học sinh của xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh. Các em đều là người dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn.
Nhận phần học bổng trên tay, em Lâm Thị Hiên (lớp 7A1 Trường Tiểu học và THCS Lộc Thịnh) không giấu được niềm vui sướng.
Hiên kể cha mẹ em làm nghề cạo mủ cao su thuê, thu nhập bấp bênh. Phần quà này sẽ giúp em đóng học phí, mua sách vở đi học. “Em sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ những tình cảm tốt đẹp của các bác, cô chú” – em bày tỏ.
Video đang HOT
Ông Trương Hòa Bình – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ – trao tặng học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số. Ảnh: Báo NLĐ
Cũng tại chương trình, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM trao tặng số tiền 20 triệu đồng từ Quỹ “Vì biển, đảo quê hương – Vì tuyến đầu Tổ quốc” cho Đồn Biên phòng cửa khẩu Lộc Thịnh.
Trước đó, sáng 12/4, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển (CSB) 2 và Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp tổ chức Chương trình “Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo” tại xã Trà Xinh (Trà Bồng). Dịp này, Vùng CSB 2 tặng 100 suất quà cho học sinh và người dân có hoàn cảnh khó khăn; tặng 3 bộ máy tính cho trường học, với tổng trị giá 150 triệu đồng. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền kiến thức về biển đảo cho giáo viên, học sinh và người dân ở địa phương.
Thêm 50 suất học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số
Ngày 9-4, tại Đồn Biên phòng Phú Mỹ, chương trình học bổng hỗ trợ học tập cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn do Ủy ban MTTQ TP HCM phối hợp cùng Báo Người Lao Động thực hiện đã trao 50 suất cho các học sinh người Khmer có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang; mỗi suất trị giá 2 triệu đồng.
Ông Huỳnh Trọng Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Giang Thành, cho biết huyện có 3 xã với 6.200 nhân khẩu là người dân tộc Khmer, trong đó hơn 40% thuộc diện hộ khó khăn. Các suất học bổng do đoàn công tác của Ủy ban MTTQ TP HCM phối hợp cùng Báo Người Lao Động trao tặng học sinh cho thấy sự quan tâm của xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương, giúp các em có thêm động lực vượt qua khó khăn, nỗ lực học tập tốt.
Nhận được học bổng, em Thị Nhung, học sinh lớp 8 Trường THCS Phú Hữu, cho biết sẽ dùng số tiền này để mua sách vở, dụng cụ học tập. Còn Lê Vỹ Khang, học lớp 9 Trường THCS Giang Điều, cho hay em gặp khó khăn về thiết bị khi phải học trực tuyến xen kẽ trực tiếp trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19. Em sẽ để dành phần học bổng để mua điện thoại thông minh phục vụ học trực tuyến cũng như tham khảo thêm kiến thức trên mạng.
Đại diện Báo Người Lao Động và ông Ngô Phương Vũ, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Kiên Giang, trao tặng học bổng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: THANH LONG
Dịp này, đoàn công tác cũng đã trao tặng các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Phú Mỹ số tiền 20 triệu đồng.
Trước đó, ngày 8-4, chương trình đã đến trao học bổng cho 100 em ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mỗi suất trị giá 2 triệu đồng. Như vậy, chương trình học bổng hỗ trợ học tập cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn do Ủy ban MTTQ TP HCM phối hợp cùng Báo Người Lao Động thực hiện đã trao tặng 150 suất học bổng cho học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số tại tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang với tổng kinh phí 300 triệu đồng.
Đây là hoạt động có ý nghĩa được khởi phát từ ông Trương Hòa Bình - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ. Hoạt động này đã được thực hiện suốt gần 20 năm qua nhằm đem đến điều kiện học tập cho hàng ngàn học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số.
Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch (giai đoạn 2) thực hiện Đề án Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ, nhằm bảo đảm kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng...