50 năm sau, lạm phát thạc sĩ…
Việt Nam hoàn thành xuất sắc phổ cập giáo dục đại học và là đất nước có nhiều thạc sĩ nhất, nhiều hơn cả… côn trùng! Đó là những thông tin đầy ngụ ý về Việt Nam sau 50 năm dưới cái nhìn của sinh viên trong buổi thi Chung kết SV 2012.
Những câu chuyện của sinh viên trong trận chung kết SV 2012, được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, khiến người ta nghĩ đến một Việt Nam trong hiện tại đầy những vấn đề cần giải quyết. Trong đó, không phải ngẫu nhiên mà vấn đề chất lượng đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trở thành mối quan tâm hàng đầu của sinh viên.
Cứ 3 người, có 1 người là thạc sĩ
Ở phần thi “Bản tin sinh viên”, có một sự trùng hợp khi cả hai đội Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Xây dựng Hà Nội đều mang đến một kịch bản về viễn cảnh Việt Nam 50 năm sau trở thành nơi dân trí cao nhất vũ trụ khi thạc sĩ, tiến sĩ đông hơn cả côn trùng.
Viễn cảnh Việt Nam sau 50 năm do Trường ĐH Xây dựng Hà Nội vẽ lên – Ảnh: Văn Sơn
Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng trình chiếu bản tin câu chuyện gia đình Nhện Đất về quê ăn Tết, với nội dung: Năm 2062, thạc sĩ, tiến sĩ còn nhiều hơn cả côn trùng đến nỗi gia đình Nhện Đất bị các thạc sĩ, tiến sĩ giẫm nát. Trước khi chết, Nhện Đất trăn trối: “Làm ơn hãy tạo ra tiến sĩ, thạc sĩ có chất lượng. Đừng bay ra tràn lan và giẫm nát chúng tôi”.
Nhận xét về phần thi này, nhà báo Lại Văn Sâm cũng ước mong thạc sĩ, tiến sĩ trong tương lai là những người chân chính để không đưa con người vào thảm họa.
Còn trong cách hình dung của sinh viên Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Việt Nam năm 2062 là nước có dân trí cao nhất vũ trụ vì hoàn thành xuất sắc phổ cập giáo dục đại học và có số thạc sĩ đông nhất vũ trụ. Bản tin còn đưa ra thông tin “thống kê”, cứ 3 người có 1 người là thạc sĩ.
Video đang HOT
Bản tin giáo dục đầy tính chất châm biếm khi kết thúc với câu nói: “Làm thạc sĩ là không phải nghĩ, không bao giờ phải nghĩ”.
Y tế, giao thông, thủy điện… đều đáng lo
Mặc dù những bản tin của sinh viên đề cập đến Việt Nam sau 50 năm, nhưng những vấn đề họ đưa ra đều cho thấy một Việt Nam không quá xa xôi, một Việt Nam rất gần với những vấn đề đáng lo ngại ở thì hiện tại.
Những câu chuyện đầy ngụ ý về nhiều lĩnh vực trong tương lai được coi là “rác xã hội, tội tương lai”.
Niềm mơ ước về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam – Ảnh: Văn Sơn
Những giải pháp “mì ăn liền” của sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM 50 năm tới có phần: Nhà giáo ưu tú Tăng Học Phí phát biểu làm hàng ngàn sinh viên đột quỵ: “Tôi tuyên bố các bạn sinh viên không phải học môn Xác chết thống kê mà thay vào đó là môn học thiết thực hơn, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa chống tham nhũng. Dự báo 2-3 năm tới, hên xui lắm mới phát hiện một vụ tham nhũng”.
Các kỹ sư xây dựng cũng đưa ra giải pháp mì ăn liền khi đưa ra mô hình xây dựng nhà cửa theo kiến trúc Chùa Một Cột, nhỏ ở chân, phình to trên ngọn khi nhà được xây từ nóc.
Ở lĩnh vực y tế, Trường ĐH Đà Nẵng lại đưa đến hình ảnh Việt Nam sau 50 năm chất độc trong phân người tăng 400%, làm ảnh hưởng đến bữa ăn của tiến sĩ Bọ Hung.
Bức tranh thảm cảnh hơn của các loại côn trùng khi loài gián ráo riết tập bơi vì thủy điện S.T sắp vỡ do cách trước đó nửa thế kỷ bị xe ben tông vào. Cuộc sống của loài gián quanh khu vực thủy điện bị đe dọa nghiêm trọng.
Với loại hình múa bóng, cũng là phần thi được đánh giá cao nhất của Trường ĐH Yersin Đà Lạt – là phần thi quan trọng giúp đội này trở thành nhà vô địch – ước mơ của sinh viên về một Việt Nam sau 50 năm được thể hiện trọn vẹn nhất: Một đất nước với tài nguyên rừng, với nền nông nghiệp phát triển, một đô thị xanh. Và hơn hết, Việt Nam với chủ quyền lãnh thổ được xác lập rõ ràng đối với Hoàng Sa, Trường Sa cũng là ước muốn của nhiều người trong hiện tại.
Theo thanh niên
SV ĐH Sư phạm Hà Nội bị chê, hiệu trưởng phân trần
"Trường ĐHSP Hà Nội có điểm đầu vào cao trong hệ thống các trường sư phạm, chúng tôi không tin rằng trường tôi đào tạo kém hơn các trường khác..."
PGS.TS Nguyễn Văn Trào, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội lên tiếng trước việc sinh viên trường mình bị Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc "chê" trong kỳ thi tuyển giáo viên 2012.
Như tin đã đưa, sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH Hùng Vương, ĐH Tây Bắc, hệ cử nhân của trường ĐHSP Hà Nội... bị Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc từ chối xét tuyển công chức năm 2012. Sau khi dư luận và báo chí lên tiếng phản ứng, sở này đã "nới" điều kiện dự tuyển. Tuy nhiên, cơ hội cho các sinh viên cũng rất thấp, bởi họ chỉ được dự tuyển ở 20% tổng số chỉ tiêu.
Trao đổi với PV, PGS.TS Nguyễn Văn Trào, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội cho rằng, Trường ĐHSP Hà Nội tự hào có điểm đầu vào cao trong hệ thống các trường sư phạm. "4 năm học, chúng tôi không tin lắm rằng trường tôi đào tạo kém hơn các trường khác".
Vị phó hiệu trưởng chia sẻ cách đào tạo của Trường ĐHSP Hà Nội, qua đó để xã hội hiểu hơn về câu chuyện liên quan đến "đầu ra" của giáo viên.
PGS.TS Nguyễn Văn Trào cho biết, hiện nay có hai mô hình đào tạo giáo viên phổ biến, đó là mô hình đồng thời và tiếp nối. Giải thích rõ hơn, ông Trào cho hay, bất kỳ một giáo viên nào trước khi ra trường cũng phải học qua hai phần gồm: các môn học chuyên ngành và các môn học nghề (nghiệp vụ sư phạm). Khác nhau ở chỗ, mô hình đào tạo đồng thời, sinh viên phải học cùng lúc hai phần trên. Ở mô hình đào tạo tiếp nối, sinh viên học các môn chuyên ngành trong 3 năm đầu, năm thứ 4 học nghề. "Cả hai mô hình này, chưa có cuộc khảo sát nào chứng tỏ bên nào tốt hơn", PGS.TS Nguyễn Văn Trào khẳng định.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Riêng Trường ĐHSP Hà Nội, có hai hệ đào tạo giáo viên là hệ cử nhân và cử nhân sư phạm. Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp hệ cử nhân đang bị Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc "chê". Nói thêm về hệ cử nhân, ông Trào cho hay, hệ này được trường áp dụng mô hình đào tạo tiếp nối. Sau khi học xong chuyên ngành, sinh viên được học nghiệp vụ sư phạm do trường ĐHSP Hà Nội cấp chứng chỉ. Đáng lưu ý, thời lượng học nghiệp vụ sư phạm của hệ cử nhân và cử nhân sư phạm là như nhau.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Trào, sinh viên hệ cử nhân của trường có kiến thức chuyên ngành trội hơn sinh viên cử nhân sư phạm. Ngoài ra, nhờ mô hình đào tạo tiếp nối sinh viên có thể chủ động chuyển đổi nghề nghiệp. Ví dụ, một sinh viên tốt nghiệp ngành địa lý ở trường này, có thể tiếp tục học nghề sư phạm để đi dạy học. Nếu không muốn, sinh viên có thể học nghề khác liên quan đến địa lý để làm các việc liên quan. Ông Trào khẳng định: "Các em sinh viên hệ cử nhân của trường ĐHSP Hà Nội ra trường có đầy đủ năng lực, trình độ để trở thành giáo viên".
Có những ý kiến băn khoăn về mô hình đào tạo cử nhân của trường ĐHSP Hà Nội có hợp "lệ" hay không? Hệ cử nhân có phải là hệ B giống như cách phân chia ở các trường cấp 3 trước đây? PGS.TS Nguyễn Văn Trào trả lời: "Các loại hình đào tạo của trường ĐHSP HN đều theo chuẩn của Bộ GD & ĐT. Chúng tôi cho rằng, SV tốt nghiệp từ các loại hình đều giống nhau. Nếu để nói mô hình nào tốt hơn cần phải tranh luận. Trường ĐHSP Hà Nội cũng không có khái niệm hệ A hệ B nào hết".
"Cũng có những sinh viên khi ra trường phản ánh không xin được việc. Bản thân trường cũng nhiều lần nghĩ nên làm thế nào? Nhưng có một khó khăn là việc tuyển người thuộc về các địa phương, trường khó can thiệp. Chúng tôi cũng không có quyền quyết định nhận người này, người kia, chỉ có trách nhiệm với xã hội tạo ra sản phẩm tốt cho ngành giáo dục", ông Nguyễn Văn Trào phân trần.
Vị phó hiệu trưởng cho hay, khi có những phản hồi chính thức từ phía sinh viên và địa phương, Trường ĐHSP Hà Nội sẽ trao đổi gặp gỡ địa phương để tìm hiểu, đưa ra hướng xử lý. "Nếu tôi là các sinh viên ở Vĩnh Phúc bị phân biệt, tôi nghĩ rằng sinh viên cần nói rõ với nơi tuyển dụng, giải thích cho họ hiểu hơn về trường đào tạo mình. Có thể sinh viên quá hiền...", Phó hiệu trưởng Nguyễn Văn Trào chia sẻ.
Trước đó, lãnh đạo các trường ĐH Hùng Vương và ĐH Tây Bắc cũng lên báo giới bày tỏ bức xúc trước việc Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc "chê" sinh viên các trường này. Trong đó, trường ĐH Trường ĐH Hùng Vương gửi công văn đến Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc giải thích, đề nghị tiếp tạo điều kiện cho các em, nhưng chỉ nhận được sự im lặng từ Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc.
Dương Tùng (Khampha.vn)
Cử nhân nhìn lại năm "khủng hoảng" Từ ảnh hưởng của kinh tế suy thoái, năm 2012 là một năm đầy khó khăn với các cử nhân tốt nghiệp ĐH trong quá trình xin việc làm. Thế nhưng sự sàng lọc cũng là cơ hội để biết rõ hơn nguồn nhân lực đang cần gì và thiếu gì. Thiếu định hướng, kỹ năng trầm trọng Nguyễn Vũ Nguyên Kha, sinh...