50% lao động mất việc vì du lịch lao đao
Du lịch ở quần đảo nằm phía nam Thái Bình Dương tê liệt hoàn toàn vì không có du khách, khiến 50% người lao động mất việc làm.
Fiji có 27 ca nhiễm nCoV, 18 trường hợp được chữa khỏi và không có ca tử vong. Quốc gia này đang bị khủng hoảng vì Covid-19, nhưng theo một cách khác: thiếu vắng du khách. Điều đó khiến ngành du lịch suy thoái, một nửa lao động không có việc làm. Dân số của đảo quốc này gần 900.000 người và ngành du lịch đã mang lại trực tiếp 150.000 việc làm, thúc đẩy nền kinh tế quốc gia.
Fiji phụ thuộc vào du lịch và sự khủng hoảng của ngành du lịch do Covid-19 đã khiến những lao động chính trong các gia đình phải vật lộn để nuôi sống gia đình họ. Ảnh: Aileen Torres-Bennett /AFP.
Quỹ hỗ trợ Doanh nghiệp và Phát triển Nông thôn (FRIEND) tại Fiji đã cung cấp, hỗ trợ lương thực, việc làm cho những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch. FRIEND cũng cho biết, khoảng một nửa những người làm bánh mì trên khắp nước đang thấp nghiệp do đại dịch và họ không có lựa chọn việc làm nào thay thế.
Những người làm trong lĩnh vực dịch vụ du lịch đều được chính phủ hỗ trợ. Nhưng những người “ăn theo” ngành này như tài xế taxi chở khách du lịch, ngư dân, nông dân… thì chưa được hưởng chế độ.
Video đang HOT
CEO của FRIEND, Sashi Kiran nói rằng, chỉ riêng trong tuần thứ ba cuối tháng 7, họ nhận được hơn 1.000 đơn xin trợ giúp. Phần lớn những lá đơn này đến từ Nadi, nằm trên đảo chính. Đây là khu đô thị lớn thứ ba của cả nước, đồng thời cũng là trung tâm du lịch. Fiji gần đây cũng bị chỉ trích vì ưu tiên phục hồi kinh doanh thay vì dùng ngân sách hỗ trợ những người mất thu nhập do dịch.
“Hiện giờ, chúng tôi lo lắng. Chúng tôi đã hỗ trợ người dân đăng ký để được nhận nhu yếu phẩm như gạo, bột mì, đậu lăng, bánh quy, đường, muối, xà phòng. Trong tháng vừa qua, chúng tôi đã nhìn thấy một sự gia tăng đột biến”, Kiran nói. Hiện tại, Quỹ đã cung cấp giống cây trồng để người dân có thể tự trồng lương thực vì ngân hàng lương thực bị quá tải.
Trước tình hình này, chính phủ đang tìm cách để kích cầu du lịch. Đầu tháng 7, chính phủ đề xuất phương án hành lang du lịch an toàn với Australia và New Zealand, cho phép công dân của hai nước này đến đây du lịch. Điều kiện nhập cảnh là có giấy chứng nhận kết quả âm tính nCoV. Khi đến, du khách phải cách ly 14 ngày tại nhà hoặc các khách sạn ở Fiji.
Thủ tướng Frank Bainimarama cho biết, khách du lịch sẽ được yêu cầu hạn chế di chuyển khắp đất nước. Ông cũng nhấn mạnh quốc gia sẽ có các biện pháp kiểm soát cẩn thận để đảm bảo an toàn cho du khách cũng như dân địa phương. Fiji cũng có kế hoạch thu hút khách giàu có, những người sẵn sàng đổ một lượng tiền lớn. Nếu bạn là một tỷ phú, muốn đến Fiji bằng máy bay riêng, thuê một hòn đảo của riêng bạn và sẵn sàng chi hàng triệu USD tại đây, bạn sẽ được đưa tới thiên đường để tránh dịch. Điều kiện duy nhất là bạn phải thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa dịch bệnh từ chính phủ.
Khách ùn ùn kéo về Đà Lạt
Hàng chục nghìn du khách đổ về Đà Lạt trong ngày cuối tuần, khiến nhiều cung đường trong thành phố ùn ứ vào sáng sớm và chiều tối.
Trong khi những địa phương khác đang phải chịu thời tiết nắng nóng thì tại Đà Lạt mát mẻ, thu hút lượng khách lớn vào ngày cuối tuần. Ước tính, ngày cao điểm TP Đà Lạt đón khoảng 40.000 lượt khách, tạo áp lực không nhỏ lên hạ tầng giao thông của thành phố.
Anh Thái, du khách đến từ TP HCM, than thở đoàn khách của mình phải mất 3 tiếng để đi hết 12 km vào sáng 18/7 - điều hiếm khi xảy ra ở Đà Lạt.
Chợ đêm Đà Lạt là điểm thu hút khách đến ăn uống, mua sắm tối 18/7. Vào ngày cuối tuần, nơi đây trở thành phố đi bộ. Ảnh: Khánh Hương.
Tại một số tuyến đường chính như Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Đại Hành, Phan Bội Châu, Ba Tháng Tư, Trần Hưng Đạo, Hoàng Văn Thụ, Phù Đổng Thiên Vương, Trần Phú, quanh hồ Xuân Hương... luôn có lượng lớn phương tiện chở khách.
Do Đà Lạt vẫn chưa có hệ thống đèn tín hiệu giao thông nên tại các nút giao và bùng binh, lực lượng cảnh sát giao thông cùng cảnh sát trật tự thường xuyên phải phân luồng cho các phương tiện tránh ùn tắc.
Anh Lê Phong, du khách đến từ TP HCM, chia sẻ: "Sau khi các cháu nghỉ hè, gia đình chúng tôi đi Đà Lạt nghỉ mát. Thời tiết tại đây khá ổn, tuy nhiên lại kẹt xe ở nhiều tuyến đường khiến cho việc di chuyển giữa các địa điểm mất nhiều thời gian".
Phương tiện nối đuôi nhau di chuyển trên đường phố Đà Lạt ngày cuối tuần. Ảnh: Khánh Hương.
Trong khi đó, một số dịch vụ khác như ăn uống, taxi có những thời điểm quá tải do khách tập trung sử dụng vào cùng thời điểm, điều này gây ra không ít phiền toái cho du khách khi phải chờ đợi rất lâu.
Chị Nguyễn Thu, hướng dẫn viên du lịch tại Đà Lạt cho biết, thời gian gần đây có sự dịch chuyển lớn trong thị hiếu của du khách khi đến với Đà Lạt. Khách du lịch lựa chọn các địa điểm mới, lạ, đáp ứng được nhu cầu chụp ảnh "sống ảo".
Trong khi đó, các đơn vị lữ hành, cơ sở lưu trú tại TP Đà Lạt đang trong quá trình giảm giá kích cầu du lịch. Hiện có hơn 30 công ty du lịch, lữ hành, cơ sở lưu trú (từ 3 đến 5 sao), khu du lịch... tại Đà Lạt công bố các gói giảm giá trung bình từ 10 - 60% so với giá niêm yết, áp dụng đến hết năm 2020.
Dòng người chen lấn cùng xe cộ ở trung tâm Đà Lạt tối 18/7. Ảnh: Khánh Hương.
Đà Nẵng "ôm mộng" trở thành thủ phủ không ngủ về đêm "Đà Nẵng là nơi tốt nhất để khởi động cho loại hình kinh tế đêm. Bởi nếu không có kinh tế đêm thì Đà Nẵng sẽ buồn hơn rất nhiều", PGS-TS Trần Đình Thiên đánh giá. "Nếu không có kinh tế đêm thì Đà Nẵng sẽ buồn hơn rất nhiều" Tại Tọa đàm Kích cầu Du lịch Đà Nẵng "Vai trò của sản...