5 yếu tố quyết định thành công trong dạy học trực tuyến
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, ngành giáo dục đã triển khai giải pháp dạy học trực tuyến.
Để việc dạy học theo phương thức này đạt hiệu quả, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh.
Để việc dạy học online đạt hiệu quả, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có ý thức tự giác học tập của học sinh, sinh viên. Ảnh: Bích Hà
Nỗ lực từ những địa phương vùng khó
Theo đánh giá của ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, việc triển khai dạy học trực tuyến trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng dịch COVID-19 đạt được 3 hiệu quả: Duy trì việc học, phần nào đó tạo được cho học sinh ý thức học tập và thực hiện được mục tiêu “Tạm dừng đến trường, không dừng việc học”.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Duy Hoàng – Phó Giám đốc Sở GDĐT Sơn La – cũng cho rằng, hiệu quả lớn nhất của việc dạy học trực tuyến là giúp việc học không bị gián đoạn, học sinh duy trì được nền nếp học tập trong thời gian không được đến trường. Cả học sinh và giáo viên có thêm những kỹ năng về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học.
Tuy nhiên với đặc thù của địa phương, học sinh còn khó khăn trong việc trang bị đủ thiết bị, đường truyền tốt để thực hiện học trực tuyến, nên ngành giáo dục Sơn La xác định đây là giai đoạn để giáo viên, học sinh làm quen với công nghệ, phương pháp dạy học mới, chứ chưa đặt nặng, hay kỳ vọng quá nhiều vào chất lượng của việc dạy học online.
Video đang HOT
Học sinh, sinh viên vùng cao dựng lán giữa đồi để “bắt sóng” học online. Ảnh: Học viện Hành chính quốc gia cung cấp.
Tại tỉnh Đắk Lắk, ngay từ đầu mùa dịch, ngành giáo dục địa phương cũng đã triển khai dạy học qua internet. Ông Phạm Đăng Khoa – Giám đốc Sở GDĐT Đắk Lắk cho biết, ở tỉnh có nhiều học sinh sinh sống thuộc vùng sâu, vùng xa nên ngoài dạy học qua internet, trên truyền hình, các giáo viên còn đến tận nơi giao bài trực tiếp cho học sinh, nhất là với cấp tiểu học. Ngoài ra, Đắk Lắk đang vào mùa phát nương làm rẫy, các em học sinh phải tham gia lao động cùng gia đình, nên việc triển khai học từ xa gặp không ít khó khăn.
Là địa phương có 100% trường học triển khai dạy học trực tuyến, ông Hà Thanh Quốc – Giám đốc Sở GDĐT Quảng Nam cho rằng, tùy vào vùng miền mà việc học trực tuyến đạt hiệu quả khác nhau. Hiệu quả đến đâu còn do nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh.
Đặc biệt, ông Quốc nhận định, những nơi nào ban giám hiệu nhà trường, giáo viên phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, phụ huynh lo việc học cho con, chia sẻ với giáo viên, với nhà trường thì nơi đó sẽ đạt hiệu quả.
Yếu tố quyết định thành công trong dạy học trực tuyến
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ, dạy học qua internet, trên truyền hình dù là giải pháp tình thế, nhưng là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Có 5 yếu tố quyết định thành công trong dạy học trực tuyến được Thứ trưởng đưa ra, trong đó trước hết là cơ sở hạ tầng, từ máy tính, phần mềm, đến đường truyền. Về vấn đề này, Bộ GDĐT đã làm việc với các doanh nghiệp, tập đoàn viễn thông để có hỗ trợ địa phương.
Yếu tố thứ hai là công tác quản lý chỉ đạo. Theo Thứ trưởng, sự quyết liệt trong quản lý, theo dõi, động viên, ghi nhận trong thời điểm khó khăn sẽ tạo động lực cho học sinh, giáo viên. “Hiệu trưởng cần quán triệt đây là nhiệm vụ để không có tâm lý vì nghỉ dạy mà làm việc với tinh thần không cao” – Thứ trưởng nhấn mạnh.
Đội ngũ giáo viên là yếu tố quan trọng thứ ba trong triển khai dạy học trực tuyến. Để nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến, Thứ trưởng đề nghị các địa phương tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Bộ GDĐT sẵn sàng giới thiệu và hỗ trợ đội ngũ chuyên gia để bồi dường trực tuyến cho giáo viên các địa phương.
Có hạ tầng tốt, người quản lý quyết liệt, giáo viên chất lượng, tâm huyết nhưng học sinh thiếu động lực học tập, phụ huynh thiếu sự chia sẻ, hỗ trợ thì quá trình triển khai dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình không thể thành công.
Đây cũng hai yếu tố cuối cùng được Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề cập. Ông mong muốn, học sinh phải có ý thức tự học, nhất là các em cuối cấp, để cùng vượt khó trong giai đoạn này.
ĐẶNG CHUNG
"Học trực tuyến" khi không có Internet
Kỳ Sơn là huyện miền núi khó khăn nhất của tỉnh Nghệ An. Trong những ngày nghỉ phòng chống dịch, Phòng GD-ĐT huyện đã chỉ đạo các trường hướng dẫn học sinh ôn tập tại nhà, khuyến khích hình thức giao bài để việc học không bị gián đoạn.
Giao thông cách trở, địa hình phức tạp, không có điện lưới quốc gia, không có sóng wifi, việc kết nối internet không thực hiện được, nhiều gia đình học sinh không có các thiết bị, phương tiện kết nối như điện thoại thông minh, máy tính... là những khó khăn khiến cho việc giao bài tập, hướng dẫn ôn tập và dạy học trực tuyến trong những ngày học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19 ở các huyện miền núi Nghệ An. Và nhiều địa phương đã nỗ lực vượt lên những trở ngại đó.
Lãnh đạo Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường về dạy học trực tuyến.
Giao bài cho học sinh
Kỳ Sơn là huyện miền núi khó khăn nhất của tỉnh Nghệ An. Trong những ngày nghỉ phòng chống dịch, Phòng GD-ĐT huyện đã chỉ đạo các trường hướng dẫn học sinh ôn tập tại nhà, khuyến khích hình thức giao bài để việc học không bị gián đoạn.
Thầy Phan Văn Thiết, Trưởng phòng GD-ĐT H. Kỳ Sơn, cho biết: Học sinh các huyện miền núi gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì việc học tập trong thời kỳ nghỉ học kéo dài. Phòng đã giao cho các trường, tùy theo từng cấp học để soạn đề cương ôn tập và chương trình học trọng tâm (đã giảm tải) đối với những học sinh không có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin, in sao đề, phân công giáo viên đến từng gia đình học sinh 1 lần/tuần để hướng dẫn các em học tập và rèn luyện kỹ năng tự học.
"Trong khi các huyện miền xuôi học kiến thức mới thì với học sinh miền núi, điều quan trọng nhất vẫn là ôn tập kiến thức để học sinh khỏi quên, khi đã tiết kiệm được thời gian 1 tháng này thì Phòng Giáo dục sẽ đẩy nhanh tiến độ bù vào thời lượng đã mất đó để dạy kiến thức mới", thầy Phan Văn Thiết cho biết thêm.
Nhằm duy trì việc học tập cũng như phụ đạo cho học sinh yếu, giáo viên đến từng nhà, từng bản làng để giao bài và giảng bài cho các em đang là cách mà Phòng GD-ĐT H. Tương Dương triển khai trong hơn 1 tháng qua. Tuy nhiên, trên thực tế, việc giao bài của các trường gặp rất nhiều khó khăn do đang trong thời gian thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.
Trong khi đó, thực tế cho thấy, chỉ 40% số trường học trên địa bàn huyện Tương Dương đáp ứng cơ bản được việc dạy học thông qua internet, còn lại là không thể thực hiện được. Với những trường học này, Phòng GD-ĐT huyện yêu cầu các trường tiếp tục thực hiện việc dạy học bằng hình thức giao bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên, đảm bảo tất cả học sinh được tham gia học tập.
"Nỗ lực của nhà trường, giáo viên là vậy nhưng vẫn cò Lãnh đạo Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường về dạy học trực tuyến.n tình trạng thầy tìm trò bởi các em theo bố mẹ đi làm rẫy, làm nương, việc học không được duy trì thường xuyên, liên tục. Ý thức học tập của một số học sinh còn kém, trong khi đó điều kiện học trực tuyến lại chưa nhiều... Nên chăng, khi kiểm tra đánh giá, các kỳ thi chuyển cấp khối lượng kiến thức cần được lược bớt, giảm độ khó, giảm phần nâng cao để phù hợp với tình hình học hiện nay của học sinh miền núi", thầy Kha Văn Lập - Trưởng Phòng GD-ĐT H. Tương Dương đề nghị.
Chống quên tiếng Việt với trẻ tiểu học
Cùng với duy trì việc dạy học kiến thức cơ bản cho học sinh, đối với trẻ tiểu học ở các huyện miền núi thì dạy tiếng Việt luôn được các trường chú trọng.
"Ở bậc tiểu học chúng tôi không đặt nặng việc giao nhiều bài tập cho các em làm ở nhà. Lý do vì thời gian nghỉ dài, các bài tập cơ bản cũng được ra cho học sinh làm hết. Trong khi không thể dạy bài mới, vì vùng cao điều kiện dạy học trực tuyến không thuận lợi, đồng bộ. Đáng lo nhất là ở nhà quá lâu, học sinh dân tộc thiểu số sẽ quên mất tiếng Việt", thầy Tăng Xuân Sơn - Hiệu trưởng Trường TH Thông Thụ 1, huyện Quế Phong, chia sẻ. Nhằm hạn chế tình trạng này, trường mở cửa thư viện, phân công giáo viên hàng tuần mang sách báo, truyện, các ấn phẩm thiếu nhi đến bản cho học sinh. Các em đến nhà trưởng bản hoặc nhà văn hóa để lấy sách báo về, đọc xong mang trả lại.
Để hạn chế việc "tái mù chữ" ở học sinh lớp nhỏ vì khi ở nhà các em chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ, trong suốt hơn 1 tháng qua H. Tương Dương duy trì việc đem bài tập, sách báo đến từng bản, tận nhà cho các em. Giáo viên có nhiệm vụ phân loại sách báo phù hợp với từng độ tuổi, tạo hứng thú, đam mê đọc sách cho các em.
"Cùng với nhiệm vụ giao nhận sách, việc đi đến từng bản cũng là dịp để giáo viên phối hợp với gia đình, thôn bản tuyên truyền phòng dịch, kịp thời nắm bắt thông tin học tập, sức khỏe của học sinh", thầy Kha Văn Lập chia sẻ.
B.H
Dạy và học trực tuyến cần nỗ lực của thầy, ý thức của trò Không thể phủ nhận việc dạy và học trực tuyến đang là lựa chọn tối ưu với ngành giáo dục trong tình hình dịch bệnh như hiện nay. Nhưng để có những giờ học chất lượng, ngoài khả năng tương tác, nỗ lực của người dạy thì đòi hỏi người học phải có ý thức, cũng như văn hóa học trực tuyến. Để...