5 xu hướng dạy và học Anh ngữ thời đại công nghệ số
Học tiếng Anh trên nền tảng công nghệ, phương pháp học tập kết hợp,… là những xu hướng mới đang được áp dụng trong giảng dạy trên thế giới và tại Việt Nam trong bối cảnh khoa học phát triển mạnh mẽ hiện nay.
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, khi thiết bị công nghệ và điện tử đã từ lâu trở thành những vật không thể thiếu của tất cả mọi nhà, điều này khiến công nghệ đang tăng dần sức ảnh hưởng đối với mọi mặt trong đời sống hàng ngày, trong đó có giáo dục.
Từ các cá nhân như chuyên gia, giáo viên đến trường học, tổ chức giáo dục trên thế giới đã đầu tư nghiên cứu và áp dụng nhiều xu hướng giáo dục mới nhằm mang đến môi trường giáo dục tốt nhất cho người học. Cùng điểm qua 5 xu hướng giáo dục nổi trội và đang được hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ VUS áp dụng hiệu quả trong thời gian qua.
1. Học tập kết hợp (blended learning)
Đây là phương pháp kết hợp cách học truyền thống tại lớp và các bài học trực tuyến giúp học viên tăng cơ hội tiếp xúc Anh ngữ và tận dụng thời gian tự học tiếng Anh. Điểm nổi bật của xu hướng này được phần lớn phụ huynh tin tưởng đó chính là ba mẹ được đồng hành cùng con trong việc học. Có thể kể đến như giáo trình Everybody Up (Second Edition) của Nhà xuất bản Đại học Oxford đang được giảng dạy tại chương trình Anh ngữ Thiếu nhi SuperKids của VUS. Ngoài nội dung phong phú, cập nhật và phù hợp lứa tuổi, nội dung học được tích hợp tài khoản học trực tuyến. Bằng cách đăng nhập vào tài khoản đã được cung cấp, phụ huynh đã có thể cùng con ôn tập tại nhà.
Bố mẹ đồng hành cùng con học tiếng Anh tại nhà bằng tài khoản trực tuyến.
2. Học tập trên thiết bị di động
Một ví dụ có thể kể đến là phần mềm học tiếng Anh trên thiết bị di động Imagine Learning English hiện đang được hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ VUS sử dụng độc quyền cho học viên chương trình tiếng Anh trẻ em (Mẫu giáo & Thiếu nhi). Phần mềm giúp các em có hứng thú học tập và ghi nhớ bài lâu hơn. Thông thường, một lớp học nhiều em nhỏ cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu có thể khác nhau, khiến phụ huynh ít nhiều đắn đo con có theo kịp bài không. Với Imagine Learning English, các bé sẽ được xây dựng lộ trình học tập riêng dưới sự theo dõi sát sao của giáo viên hướng dẫn mà không cần chạy theo tiến độ chung. Theo một khảo sát tại Mỹ việc áp dụng phần mềm này ở hơn 500 trường tiểu học sau một năm, khả năng ngôn ngữ của trẻ cải thiện gần gấp đôi.
Học với phần mềm Imagine Learning English giúp tăng sự tự giác học tập ở trẻ.
3. Học tập qua các dự án & vận động kết hợp
Thực tế cho thấy, cách học hiệu quả nhất là kết hợp vận động tư duy và thể chất, hợp tác, thảo luận và khám phá. Xu hướng học tập qua các dự án và vận động kết hợp giúp học viên phát triển các kĩ năng xã hội như làm việc nhóm, thảo luận, tư duy phản biện, thuyết trình,…
Video đang HOT
Tại chương trình Anh ngữ Thiếu niên Young Leaders, bên cạnh các nội dung học mang tính tương tác cao, các bạn học viên tuổi teen được thoả sức sáng tạo cũng như dần hoàn thiện các kỹ năng mềm qua các dự án học tập tại lớp. Thông qua đó, các em có ý thức chủ động trong việc tìm hiểu thông tin, học cách làm việc cùng tập thể, đúc kết trải nghiệm và từ đó áp dụng hiệu quả cho bản thân.
Các dự án nhóm giúp học viên phát triển nhiều kĩ năng mềm.
4. Học từ thế giới thực
Điều quan trọng trong việc học tiếng Anh là học viên có thể phối hợp các kĩ năng Anh ngữ và kiến thức thực tế để áp dụng vào đời sống, học tập và công việc. Đây là nguồn cảm hứng để Nhà xuất bản National Geographic cho ra đời bộ sách Perspectives với nội dung được biên soạn từ các video TED Talks. Nội dung được xây dựng từ chất liệu thực tế cuộc sống giúp học viên rèn luyện kĩ năng xã hội, hình thành nhận thức và tư duy, sẵn sàng hội nhập cộng đồng công dân toàn cầu thế kỉ 21.
VUS là hệ thống Anh ngữ đầu tiên đưa Perspectives vào sử dụng trong nội dung giảng dạy của chương trình Anh ngữ Thiếu niên Young Leaders. Với đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp cùng nội dung học tập mang tính truyền cảm hứng cao, các bạn học viên tuổi teen dần hình thành sự tự tin, có những cái nhìn đa chiều về thế giới và xây dựng cho bản thân tư duy có tính chiến lược. Tất cả sẵn sàng cho các em một nền tảng vững chắc sẵn sàng bước ra thế giới.
Kiến thức thực tế và các kĩ năng mềm học được từ TED Talks giúp các em tự tin gia nhập cộng đồng công dân toàn cầu thế kỉ 21.
5. Cá nhân hóa chương trình học
Toàn cầu hoá đang diễn ra khắp nơi và giáo dục không nằm ngoài xu hướng đó. Nhưng việc áp dụng các xu hướng mới cần có sự kết hợp nhịp nhàng và cần đặc biệt quan tâm đến nhu cầu và cá nhân người học. Phương pháp cá nhân hóa chương trình học là một trong những xu hướng đáng quan tâm và được số lượng lớn người học cân nhắc.
Vấn đề phần lớn người lớn bận rộn hiện nay đang gặp phải đó là hiểu rõ tầm quan trọng của Anh ngữ nhưng quỹ thời gian eo hẹp, thời gian không linh động cho việc học, hoặc mất gốc đã lâu và không biết bắt đầu từ đâu. Chương trình Anh ngữ giao tiếp iTalk của VUS có thể được xem là một giải pháp hiệu quả cho vấn đề này. Người học chủ động thiết kế nội dung, thời gian biểu và lộ trình học phù hợp với thời gian, nhu cầu và trình độ của bản thân bằng tài khoản trực tuyến cá nhân. Nhờ đó, học viên người lớn dù bận rộn vẫn có thể cải thiện khả năng Anh ngữ, đảm bảo tiến độ học tập của mình.
Chủ động cả về thời gian và nội dung học giúp học viên người lớn đảm bảo tiến độ và sự hiệu quả trong học tập.
Mỗi chương trình học dành cho mỗi đối tượng học viên sẽ phù hợp với các phương pháp và xu hướng giáo dục khác nhau. Để có thể xây dựng cho học viên một nền tảng Anh ngữ vững chắc, cần tận dụng tối đa ưu điểm và lợi ích của công nghệ vào giảng dạy nhằm mang lại hiệu quả học tập tốt nhất.
Nhanh chóng bắt kịp các xu hướng, hệ thống Anh Văn Hội Việt Mỹ VUS đã sớm áp dụng những cải tiến này vào hầu hết các chương trình Anh ngữ dành cho mọi lứa tuổi. Trong năm 2018, những nỗ lực phát triển của VUS đã được công nhận bởi Tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo và dịch vụ NEAS cũng như Kỷ lục Việt Nam với hơn 100.000 học viên đạt chứng chỉ Anh ngữ quốc tế như Cambridge, IELTS, TOEFL iBT,… VUS hứa hẹn tiếp tục mang đến những chương trình giáo dục tốt nhất, đồng hành cùng thế hệ trẻ Việt Nam vươn ra thế giới.
Theo Dân trí
Ngăn ngừa và phòng chống bạo lực học đường chỉ mới nằm trên giấy
Sau một năm triển khai chương trình phòng chống bạo lực học đường, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch triển khai, nhưng lại bê nguyên xi văn bản của Bộ.
Ngày 10/10, tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội thảo triển khai nghị định số 80/2017/NĐ-CP, và quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ở các trường phổ thông nằm trong khu vực phía Nam.
Nghị định 80/2017 quy định về môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, còn quyết định 5886 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình hành động phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021.
Ông Dương Văn Bá - đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại hội thảo về bạo lực học đường (ảnh: P.L)
Phát biểu tại hội thảo, ông Dương Văn Bá - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị, Công tác học sinh, sinh viên cho biết, sau hơn một năm triển khai, hầu hết các Sở Giáo dục và Đào tạo đều đã có kế hoạch triển khai, nhưng lại chỉ dừng ở mức bê nguyên xi công văn của Bộ.
Qua khảo sát thực tế, các cơ sở giáo dục lại chưa nắm chắc số liệu. Ví dụ như trong năm học vừa rồi, báo cáo của ngành giáo dục cả nước đã xảy ra vài trăm vụ bạo lực học đường, mỗi tỉnh, thành phố xảy ra từ 2 - 3 vụ, nhưng số liệu của ngành công an lại lên đến hơn 2.000 vụ, gồm cả 53% số vụ xảy ra trong môi trường học đường.
Từ năm 2011 đến nay, bạo lực lại xuất hiện với nhiều diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng.
Nhiều đại biểu các tỉnh tham gia hội thảo cho rằng, chính sự tương tác của mạng xã hội đã làm gia tăng tính nghiêm trọng của bạo lực học đường.
Lực lượng bảo vệ, giám thị ở các trường lại mỏng, không có cơ chế, chính sách rõ ràng, nên một trường khá lung túng trong công tác tổ chức.
Hội thảo về bạo lực học đường được tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/10 (Ảnh: P.L)
Một số đại biểu nói, bạo lực học đường không thể dẹp bỏ "một sớm một chiều", do đặc điểm lứa tuổi của học sinh, phần chưa có cơ chế pháp lý để xử lý khi xảy ra sự việc.
Theo Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận 2 - bà Nguyễn Thị Cúc, thông thường, những trường hợp tham gia bạo lực học đường đều có hoàn cảnh gia đình không trọn vẹn.
"Biện pháp căn cơ nhất để phòng tránh vẫn là giáo dục, nhất là giáo dục về đạo đức. Các học sinh này cần được quan tâm, yêu thương nhiều hơn" - bà Nguyễn Thị Cúc nhấn mạnh.
Thầy cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng về đạo đức để cho các em học sinh noi theo. Nhìn vào hình ảnh thầy cô, các em thấy đó là hình ảnh thần tượng của mình, để khi các em có bức xúc, nóng nảy thì nhìn vào đó, các em sẽ biết chùn bước lại.
Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận 2 chia sẻ: Trong bất cứ giá nào, giáo viên không được sử dụng bạo lực đối với học sinh. Nếu các em có quá lắm thì sử dụng biện pháp giáo dục, phối hợp giáo dục chứ không được sử dụng bạo lực.
Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đông Tháp đề xuất, có thể sử dụng bài khảo sát, bộ hệ thống bộ câu hỏi trắc nghiệm như là một biện pháp phân loại học sinh có khả năng gây ra bạo lực học đường, để có những biện pháp can thiệp, tác động phù hợp.
Trong thời gian sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các trường học hoàn chỉnh cơ sở vật chất như tường rào, nhà vệ sinh, cổng trường để có được một môi trường học an toàn.
Song song đó, cần tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, đẩy mạnh việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử trong học đường. Các Sở Giáo duc và Đào tạo tăng cường chỉ đạo các trường triển khai mạnh mẽ hoạt động phòng chống bạo lực học đường.
Các Hiệu trưởng phải khảo sát, phân chia được học sinh thành hai nhóm: Nhóm có nguy cơ gây ra bạo lực, nhóm bị bạo lực để có giải pháp thực hiện căn cơ hơn.
Theo giaoduc.net.vn
Ngành giáo dục chưa sâu sát tình trạng bạo lực học đường Trước những đóng góp tại hội thảo bàn về bạo lực học đường, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết sắp tới sẽ có văn bản hướng dẫn sâu sát hơn công tác thực hiện tại các đơn vị. Quang cảnh hội thảo sáng 10.10 - BẢO CHÂU Sáng 10.10 tại TP.HCM, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội thảo triển khai Nghị định số...