5 việc cần tránh khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong mùa dịch COVID-19

Theo dõi VGT trên

Sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong mùa dịch COVID-19, bạn cần tránh 5 việc này để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Xe buýt, taxi, xe khách, tàu hỏa là những phương tiện giao thông công cộng quen thuộc, không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân. Tuy nhiên, những cách thức di chuyển này có thể tiềm ẩn nguy cơ lưu giữ và lan truyền virus trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19.

sao phương tiện giao thông công cộng có thể khiến bạn mắc COVID-19?

Cuối năm 2020 tại Hồ Nam, Trung Quốc, chùm ca bệnh mắc COVID-19 sau khi đi chung xe khách đã được phát hiện. Bệnh nhân F0 không đeo khẩu trang và đã di chuyển trên xe khách 2,5h, sau đó tiếp tục đi limousine trong 1h. 243 F1 đã được truy vết và phát hiện 12 người dương tính với SARS-CoV-2. Trong 12 ca lây nhiễm, người ngồi gần nhất cách F0 1m và xa nhất là 4,5m.

Theo chuyên gia Kaiwei Luo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, phương tiện giao thông công cộng đông người, thông khí kém là môi trường thuận lợi để lưu giữ và phát tán virus SARS-CoV-2. Các chuyên gia từ Tổ chức Y tế Thế giới cũng đồng thuận với quan điểm trên và khuyến cáo người dân phải thận trọng khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

5 việc cần tránh khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong mùa dịch COVID-19 - Hình 1

Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng

Sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong mùa dịch COVID-19, bạn cần tránh 5 việc này để giảm nguy cơ mắc bệnh

Đi xe đông người

Tụ tập đông người trên phương tiện giao thông là sai lầm phổ biến và khó tránh khỏi khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Tụ tập đông người khiến virus dễ dàng lan truyền từ người này sang người khác thông qua giọt bắn và giọt tiết.

Video đang HOT

Phương tiện giao thông công cộng đông người, thông khí kém là môi trường thuận lợi để lưu giữ và phát tán virus SARS-CoV-2.

Nếu có thể, bạn hãy hạn chế sử dụng phương tiện công cộng trong giờ cao điểm (6 – 9h và 16 – 19h30). Ưu tiên di chuyển bằng phương tiện cá nhân ( xe máy, ô tô, xe đạp hoặc đi bộ) để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc. Nếu bắt buộc phải sử dụng phương tiện giao thông công cộng, bạn nên duy trì khoảng cách tối thiểu 1 mét và tốt nhất là 2 mét với những người xung quanh khi đứng chờ, mua vé hoặc lúc xếp hàng. Nếu phương tiện vắng người, bạn hãy lựa chọn vị trí ngồi đủ xa những hành khách khác.

Chạm tay vào các bề mặt

Tay nắm, thành ghế, mặt bàn, sách báo có sẵn… là những bề mặt được rất nhiều hành khách chạm vào, từ đó dễ lan truyền virus từ người này sang người khác. Khi bạn chạm tay vào các vật dụng, bề mặt trên phương tiện giao thông công cộng, virus sẽ lây nhiễm sang bàn tay bạn. Nếu bạn vô tình quẹt tay lên mắt, mũi, miệng, virus sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Hơn nữa, virus có thể theo bàn tay bạn về nhà và lây nhiễm cho cả gia đình.

5 việc cần tránh khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong mùa dịch COVID-19 - Hình 2

Tay nắm, thành ghế, mặt bàn, sách báo… trên phương tiện giao thông công cộng là nơi trú ngụ của coronavirus. Bạn nên hạn chế chạm tay vào những vật dụng, thiết bị này.

Các chuyên gia từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyên bạn nên hạn chế chạm tay vào các vật dụng, thiết bị trên phương tiện giao thông công cộng. Nếu vô ý chạm phải, bạn hãy sử dụng nước sát khuẩn tay nhanh ngay lập tức.

Ăn uống trên phương tiện giao thông công cộng

Đeo khẩu trang là biện pháp quan trọng giúp bảo vệ bạn và mọi người xung quanh khỏi COVID-19. Khi ăn uống trên xe, bạn buộc phải tháo khẩu trang. Lúc đó, nguy cơ hít phải giọt tiết chứa virus từ người khác tăng cao, đồng thời, quá trình nhai, nuốt thức ăn cũng đẩy các giọt tiết của bạn phát tán vào môi trường. Bên cạnh đó, bàn tay bạn chưa chắc đã sạch virus 100%.

Bạn hãy hoàn thành bữa ăn tại nhà hoặc trong khu vực nhà ăn đảm bảo giãn cách trước khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Nếu phát hiện tài xế hoặc hành khách khác có hành vi ăn uống hoặc không đeo khẩu trang, bạn hãy khéo léo nhắc nhở để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và tất cả mọi người.

Đi xe kín cửa, bật điều hòa

Đóng kín cửa và bật điều hòa rất phổ biến khi bạn sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng, bụi bặm của mùa hè. Tuy nhiên, môi trường bí bách, kém thông khí là điều kiện thuận lợi để lưu giữ virus. Các giọt tiết chứa virus từ hàng trăm, hàng nghìn hành khách trước đó có thể quẩn quanh bên bạn. Vì thế, khi đi xe buýt, taxi, xe khách, tàu hỏa, bạn có thể lịch sử đề nghị tài xế và các hành khách xung quanh tắt điều hòa, mở cửa sổ. Hãy để không khí bên ngoài xua đuổi virus và đảm bảo sức khỏe cho tất cả mọi người.

5 việc cần tránh khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong mùa dịch COVID-19 - Hình 3

Tắt điều hòa, mở cửa sổ là biện pháp hữu hiệu để xua đuổi COVID-19 trong phương tiện giao thông công cộng.

Không rửa tay trước và sau khi lên xuống

Bạn dùng bàn tay động chạm và tiếp xúc với nhiều người, nhiều đồ vật. Vì vậy, đây chính là vị trí lưu giữ và lan truyền virus mạnh mẽ nhất. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rửa tay trước và sau khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Bạn hãy mang bên mình một lọ nước sát khuẩn tay nhanh nhỏ xinh, có nồng độ cồn> 60% để sẵn sàng rửa tay mọi lúc mọi nơi. Rửa tay trong ít nhất 20 giây trước và sau khi sử dụng các phương tiện công cộng giúp hạn chế lan truyền virus cho bạn và cộng đồng.

5 việc cần tránh khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong mùa dịch COVID-19 - Hình 4

Rửa tay trước và khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng giúp hạn chế lan truyền COVID-19.

Kết lại: Phương tiện giao thông công cộng rất thuận tiện và hữu ích nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Để bảo vệ sức khỏe bản thân, bạn hãy tuân thủ quy định 5K và những lời khuyên của Afamily khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng nhé!

Từ 2050, sẽ có 10 triệu người chết mỗi năm do kháng thuốc kháng sinh

Giáo sư Louise Richardson, Đại học Oxford, nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã cho thấy nhu cầu cấp bách cần phải đối phó với mối đe dọa mà kháng kháng sinh gây ra đối với y tế cộng đồng.

Từ 2050, sẽ có 10 triệu người chết mỗi năm do kháng thuốc kháng sinh - Hình 1


Ảnh minh họa. (Nguồn: independent.co.uk)

Tình trạng kháng kháng sinh ngày càng nghiêm trọng hiện nay đặt ra nhu cầu cần có các nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này cũng như phát triển các loại thuốc kháng sinh mới.

Xuất phát từ thực tế này, trường Đại học Oxford của Anh đã nhận được khoản tiền 112 triệu euro (136 triệu USD) tài trợ của công ty hóa chất đa quốc gia Ineos để tiến hành các nghiên cứu cần thiết.

Trong thông báo ngày 19/9, trường Đại học Oxford cho biết đây là khoản tiền tài trợ lớn nhất mà trường nhận được từ trước tới nay. Khoản tiền này sẽ được sử dụng để thành lập một trung tâm mới có nhiệm vụ ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng.

Kháng kháng sinh là khả năng của các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng vẫn tồn tại và sinh trưởng trong cơ thể con người hay động vật ngay cả khi đã được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Theo Đại học Oxford, kháng kháng sinh là nguyên nhân khiến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm. Dự báo đến năm 2050, mỗi năm sẽ có tới 10 triệu người tử vong mà nguyên nhân có thể là do thuốc kháng sinh không còn ngăn ngừa hiệu quả các bệnh thông thường.

Giáo sư Louise Richardson, Đại học Oxford, nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã cho thấy nhu cầu cấp bách cần phải đối phó với mối đe dọa mà kháng kháng sinh gây ra đối với y tế cộng đồng.

Bà cảnh báo về nguy cơ cao xảy ra một đại dịch khác, đồng thời nhấn mạnh đây không phải cảnh báo lần đầu nhưng con người vẫn chưa có sự chuẩn bị. Theo Giáo sư Richardson, các loại thuốc kháng sinh càng ngày càng ít hiệu quả do tình trạng kháng thuốc gia tăng, do vậy cần phải hành động trước khi quá muộn.

Hiện một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford đã hợp tác với hãng dược phẩm AstraZeneca phát triển một trong số vắcxin ngừa COVID-19 đầu tiên. Họ nhận định các vắcxin ngừa COVID-19 đã được phát triển và bào chế trong thời gian kỷ lục, áp dụng các kết quả nghiên cứu được thực hiện trước khi đại dịch bùng phát.

Việc phát triển các thuốc kháng sinh mới cũng là nhiệm vụ cấp bách như bào chế vắcxin. Các nhà nghiên cứu của Đại học Oxford đã nghiên cứu và phát triển thành công Penicillin -thuốc kháng sinh đầu tiên trên thế giới, qua đó cứu sống hàng triệu người trên thế giới./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Những người nên uống nước chè xanh thường xuyênNhững người nên uống nước chè xanh thường xuyên
06:02:43 24/02/2025
Huyết áp tăng đột ngột, xử trí thế nào?Huyết áp tăng đột ngột, xử trí thế nào?
17:24:17 24/02/2025
Triệu chứng và cách điều trị hội chứng ống cổ tayTriệu chứng và cách điều trị hội chứng ống cổ tay
05:55:37 23/02/2025
Hướng dẫn xử trí đúng khi bị bong gânHướng dẫn xử trí đúng khi bị bong gân
05:59:00 24/02/2025
Thời điểm chính xác để chuẩn đoán bệnh mất trí nhớ AlzheimerThời điểm chính xác để chuẩn đoán bệnh mất trí nhớ Alzheimer
13:02:51 24/02/2025
'Đánh bay'nỗi lo huyết áp cao với 6 thực phẩm quen thuộc này'Đánh bay'nỗi lo huyết áp cao với 6 thực phẩm quen thuộc này
18:16:02 24/02/2025
Phát hiện siêu thực phẩm chống cúmPhát hiện siêu thực phẩm chống cúm
18:19:00 24/02/2025
Thực phẩm này kết hợp với tỏi sẽ gây ra độc tố cực nguy hiểmThực phẩm này kết hợp với tỏi sẽ gây ra độc tố cực nguy hiểm
06:05:21 23/02/2025

Tin đang nóng

Chia sẻ mới nhất của mẹ Bắp từ Singapore về tình hình hiện tại của con traiChia sẻ mới nhất của mẹ Bắp từ Singapore về tình hình hiện tại của con trai
16:53:46 24/02/2025
Điếng người trước cảnh tượng bóng trắng di chuyển trong salon tóc lúc 12h đêmĐiếng người trước cảnh tượng bóng trắng di chuyển trong salon tóc lúc 12h đêm
19:05:23 24/02/2025
Lí do Lâm Tâm Như mặt sưng phồng, biến dạng khiến gần 100 triệu người sốc nặngLí do Lâm Tâm Như mặt sưng phồng, biến dạng khiến gần 100 triệu người sốc nặng
16:19:15 24/02/2025
Người đàn ông túm tóc, đạp túi bụi vào mặt nữ nhân viên bán thuốc: Clip diễn biến đầy phẫn nộNgười đàn ông túm tóc, đạp túi bụi vào mặt nữ nhân viên bán thuốc: Clip diễn biến đầy phẫn nộ
18:50:19 24/02/2025
Tóm dính "Tiểu Long Nữ" vui như Tết, lộ diện gây ngỡ ngàng sau 6 ngày tuyên bố ly hôn "Dương Quá"Tóm dính "Tiểu Long Nữ" vui như Tết, lộ diện gây ngỡ ngàng sau 6 ngày tuyên bố ly hôn "Dương Quá"
15:09:10 24/02/2025
Lộ clip Lộc Hàm say khướt, đi không vững, giữa lúc tin chia tay tình 7 năm khiến cả MXH ăn mừngLộ clip Lộc Hàm say khướt, đi không vững, giữa lúc tin chia tay tình 7 năm khiến cả MXH ăn mừng
18:22:24 24/02/2025
Không nhận ra sao nhí Bố Ơi Mình Đi Đâu Thế: Thành người khổng lồ gần 2m, giảm hơn 20kg và có bạn gái!Không nhận ra sao nhí Bố Ơi Mình Đi Đâu Thế: Thành người khổng lồ gần 2m, giảm hơn 20kg và có bạn gái!
19:52:44 24/02/2025
Mối quan hệ của Phạm Thoại và mẹ bé BắpMối quan hệ của Phạm Thoại và mẹ bé Bắp
15:30:49 24/02/2025

Tin mới nhất

Giáo hoàng Francis ra thông điệp, tin tưởng việc điều trị

Giáo hoàng Francis ra thông điệp, tin tưởng việc điều trị

21:07:09 24/02/2025
Giáo hoàng Francis bày tỏ sự tin tưởng vào quá trình điều trị của mình, nhưng các nguồn tin từ Vatican cho biết văn bản này được viết trong vài ngày qua.
Đường có phải là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường?

Đường có phải là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường?

17:22:33 24/02/2025
Tiểu đường không chỉ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tổn thương dây thần kinh, suy thận, ảnh hưởng thị lực, mà còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi có vấn đề về tiêu hóa

Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi có vấn đề về tiêu hóa

16:16:39 24/02/2025
Đối với những người mới phẫu thuật, cơ thể cần nhiều năng lượng để hồi phục nên ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu sẽ giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Người đàn ông nhập viện vì bất cẩn khi uống thuốc cảm cúm

Người đàn ông nhập viện vì bất cẩn khi uống thuốc cảm cúm

16:16:04 24/02/2025
Trong quá trình nội soi, các bác sĩ phát hiện viên thuốc còn nguyên vỏ với kích thước 1,5 x 2,5cm, có ba cạnh sắc nhọn và một cạnh tù, cạnh sắc cắm vào thành thực quản gây chảy máu.
Xử trí sưng đỏ do cước tay chân

Xử trí sưng đỏ do cước tay chân

15:35:12 24/02/2025
Bệnh cước tay chân cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng, nhưng khi thời tiết lạnh ẩm thì các triệu chứng nặng nề hơn.
Mắc Kawasaki (viêm mạch máu) nên tập luyện thế nào?

Mắc Kawasaki (viêm mạch máu) nên tập luyện thế nào?

12:22:18 24/02/2025
Nhìn chung, người mắc Kawasaki nên ưu tiên các bài tập có cường độ vừa phải, giúp duy trì sức khỏe tim mạch mà không gây áp lực quá lớn lên hệ tuần hoàn.
Uống cà phê có giúp thải axit uric ra khỏi cơ thể không?

Uống cà phê có giúp thải axit uric ra khỏi cơ thể không?

12:17:37 24/02/2025
Tránh rượu bia, nước ngọt vì cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Kết quả dẫn đến là tăng sự hình thành axit uric, vì vậy những người đã và đang có nguy cơ bị gút nên tránh sử dụng chúng.
Lợi ích của trái thơm

Lợi ích của trái thơm

05:56:21 24/02/2025
Giá trị dinh dưỡng hàng ngày (Daily Value viết tắt DV) là tỷ lệ phần trăm chất dinh dưỡng nhất định của 1 loại thực phẩm, được xác định dựa trên chế độ ăn 2.000 calo.
5 lợi ích của việc đi bộ sau bữa ăn trong 5 phút

5 lợi ích của việc đi bộ sau bữa ăn trong 5 phút

05:50:39 24/02/2025
Đi bộ có thể đặc biệt có lợi sau bữa tối khi mọi người có xu hướng ít hoạt động hơn. Bắt đầu bằng những lần đi bộ ngắn từ 2 - 5 phút sau bữa ăn, sẽ mang lại nhiều lợi ích, trong đó tính nhất quán quan trọng hơn thời lượng.
Ăn quả hạch mỗi ngày giảm đột quỵ?

Ăn quả hạch mỗi ngày giảm đột quỵ?

05:50:09 24/02/2025
Dầu ôliu thông thường có nồng độ 3-MCPD cao gấp 25 lần dầu ôliu siêu nguyên chất. Trên thực tế, đó là cách giúp bạn phân biệt các cấp độ chế biến khác nhau của dầu ôliu.
Nhiều lợi ích sức khỏe nếu thường xuyên ăn sữa chua vào buổi tối

Nhiều lợi ích sức khỏe nếu thường xuyên ăn sữa chua vào buổi tối

05:49:15 24/02/2025
Ăn sữa chua buổi tối giúp vi khuẩn có lợi dễ dàng xâm nhập vào ruột và phát huy tác dụng, đồng thời cải thiện môi trường ruột, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp ổn định lượng đường trong máu, tạo điều kiện cho việc giảm cân...
Ung thư thực quản và những triệu chứng dễ bị bỏ qua

Ung thư thực quản và những triệu chứng dễ bị bỏ qua

05:48:47 24/02/2025
Ngoài ra, ESD (cắt bỏ niêm mạc dạ dày nội soi) là một phương pháp điều trị ung thư sớm mà không cần phẫu thuật, giúp bệnh nhân điều trị triệt để mà không cần hóa trị.

Có thể bạn quan tâm

Phạm Thoại sẽ livestream sao kê số tiền 16 tỷ đồng nhà hảo tâm ủng hộ bé Bắp

Phạm Thoại sẽ livestream sao kê số tiền 16 tỷ đồng nhà hảo tâm ủng hộ bé Bắp

Netizen

21:02:05 24/02/2025
Trước tranh cãi của cộng đồng mạng xung quanh số tiền 16 tỷ đồng ủng hộ bé Bắp đã được rút, Phạm Thoại và ekip sẽ tổ chức livestream sao kê vào tối 25/2 để giãi bày.
NSƯT Như Huỳnh được vinh danh "Diễn viên cải lương xuất sắc"

NSƯT Như Huỳnh được vinh danh "Diễn viên cải lương xuất sắc"

Sao việt

20:58:09 24/02/2025
NSƯT Như Huỳnh được trao giải Diễn viên cải lương xuất sắc nhờ vai An Tư công chúa trong vở Sáng mãi vầng nhật nguyệt .
Điều tàu sân bay đến khu vực, Pháp nhấn mạnh tự do hàng hải ở Biển Đông

Điều tàu sân bay đến khu vực, Pháp nhấn mạnh tự do hàng hải ở Biển Đông

Thế giới

20:56:15 24/02/2025
Đại sứ Pháp tại Philippines Marie Fontanel nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải ở Biển Đông, khi phát biểu trên boong tàu sân bay Charles de Gaulle đang thăm Philippines.
Demi Moore giành giải Nữ chính xuất sắc tại SAG

Demi Moore giành giải Nữ chính xuất sắc tại SAG

Hậu trường phim

20:55:10 24/02/2025
Demi Moore vừa có bài phát biểu xúc động khi giành giải Nữ diễn viên chính xuất sắc tại lễ trao giải SAG 2025 cho vai diễn trong phim kinh dị The Substance .
"Bà cả Penthouse" Lee Ji Ah lâm nguy ngay sau khi tuyên bố từ mặt bố mẹ

"Bà cả Penthouse" Lee Ji Ah lâm nguy ngay sau khi tuyên bố từ mặt bố mẹ

Sao châu á

20:35:09 24/02/2025
Nhất cử nhất động của Lee Ji Ah trong những ngày vừa qua đã nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng vì vụ tranh chấp hơn 600 tỷ.
Kanye West không muốn cuộc hôn nhân kết thúc

Kanye West không muốn cuộc hôn nhân kết thúc

Sao âu mỹ

20:32:33 24/02/2025
Theo nguồn tin từ New York Post, Kanye West đang cố gắng hết sức để gìn giữ cuộc hôn nhân với Bianca Censori trước những tin đồn về rạn nứt tình cảm.
Ngôi sao 62 tuổi gây chú ý tại "Đạp gió" bản Trung 2025

Ngôi sao 62 tuổi gây chú ý tại "Đạp gió" bản Trung 2025

Tv show

20:29:33 24/02/2025
Mùa thứ 6 của chương trình truyền hình thực tế nổi tiếng Đạp gió đang ghi hình. Nhiều ca sĩ tham gia đã bắt đầu lộ diện.
Chu Thanh Huyền lườm cháy mắt Quang Hải ngay trên "tóp tóp", nguyên nhân rất khó tin

Chu Thanh Huyền lườm cháy mắt Quang Hải ngay trên "tóp tóp", nguyên nhân rất khó tin

Sao thể thao

19:34:59 24/02/2025
Tiền vệ Nguyễn Quang Hải nổi tiếng nghiêm túc, lì lợm trên sân cỏ nhưng khi về nhà với Chu Thanh Huyền thì tính cách khác hẳn. Ngoài làm việc nhà, chăm sóc con, Quang Hải còn chăm cùng vợ làm content để đăng tải lên mạng xã hội.
Phát hiện thi thể nam giới ở bờ sông Sài Gòn, chân có hình xăm mặt quỷ

Phát hiện thi thể nam giới ở bờ sông Sài Gòn, chân có hình xăm mặt quỷ

Tin nổi bật

18:07:56 24/02/2025
Người dân đi dạo thì phát hiện thi thể nam giới ở bờ sông Sài Gòn thuộc địa bàn Thủ Đức, chân người này có hình xăm mặt quỷ.
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm có món lạ mà ngon miệng

Hôm nay nấu gì: Bữa cơm có món lạ mà ngon miệng

Ẩm thực

16:59:33 24/02/2025
Bữa cơm có món lạ mà ngon miệng. Bữa tối vừa ngon lại có sự trải nghiệm hương vị mới mẻ thế này chắc chắn cả nhà sẽ thích.