5 vấn đề phổ biến với căn bếp nhỏ
Trong căn bếp có diện tích hẹp, bạn thường gặp khó khăn khi nấu nướng, thao tác nhưng nếu khắc phục được một số sai lầm, bếp nhỏ không còn quá bất tiện.
Ảnh minh họa: Design Chapterz.
Không có đủ chỗ chứa dụng cụ cồng kềnh
Không có đủ không gian chứa những dụng cụ nấu nướng cồng kềnh như xoong, nồi… thường là vấn đề nan giải.
Hãy nhìn vào gian bếp hoặc sơ đồ mặt bằng để tìm ra những không gian có thể tận dụng, ví dụ như mảng tường không sử dụng có thể gắn thanh kim loại, móc, đinh… để treo xoong nồi. Bạn cũng có thể tận dụng cạnh tủ lạnh, hoặc treo chảo, nồi lên một chiếc giá phù hợp để tiết kiệm không gian.
Bàn bếp quá chật chội
Trong một không gian bếp nhỏ, diện tích mặt bàn bếp sẽ rất hạn chế nên nếu bạn càng bày lên đó nhiều đồ, bạn sẽ càng khó sắp đặt. Cách tốt nhất là đừng bày biện, hãy cất gọn chúng vào tủ chứa. Nếu diện tích tủ chứa hạn chế, bạn nên sử dụng các khoang trống theo chiều dọc để sắp xếp các đồ đó.
Thêm vào đó, bạn cũng không nên mua quá nhiều dụng cụ nấu bếp như những nhà nấu ăn chuyên nghiệp. Nếu bạn đã có lò nướng, đừng mua thêm nồi chiên không dầu. Nếu bạn đã có nồi thường, có thể không nhất thiết dùng nồi hấp riêng… , nhất là khi bếp nhà bạn quá nhỏ.
Ngoài ra, bạn nên giảm kích thước của bếp và bồn rửa. Không nhất thiết lắp một bồn rửa đôi lớn hoặc một bếp 90 cm với 4 bếp nấu, chúng sẽ chiếm rất nhiều không gian. Bạn nên mua chậu rửa bát đơn và bếp 60 cm phù hợp với căn bếp nhỏ.
Có một số cách mà bạn có thể áp dụng để tăng diện tích mặt bàn bếp. Đầu tiên, bạn có thể lắp mặt bàn kéo ra, đóng lại như một ngăn kéo mỏng sau khi sử dụng.
Bạn có thể sử dụng xe đẩy nhà bếp nhỏ và di động. Điều này đặc biệt hữu ích cho không gian nhỏ vì bạn có thể đẩy chúng ra khỏi bếp sau khi sử dụng.
Bếp có quá nhiều thứ lộn xộn
Video đang HOT
Sự bừa bộn làm những căn bếp nhỏ trở nên chật chội hơn. Gia chủ cần xử lý ngay từ khâu thiết kế như giảm thiểu các màu sắc trội, nên dùng gam màu trung tính. Các thiết bị nội thất bếp cũng nên có sự đồng bộ màu sắc.
Ngoài ra, việc thiết kế tủ bếp không có tay cầm cũng là cách giảm thiểu sự lộn xộn. Do lối đi hẹp, thiết kế này giúp bạn không va vào chúng khi đi lại.
Khi sắp xếp đồ đạc (bát đĩa, nồi niêu), cần đảm bảo mọi thứ được ngăn nắp, không lộn xộn.
Đối với những thứ như nắp (vung) nồi và khay, nên lắp những giá đỡ để đặt chúng theo hướng thẳng đứng để chúng không chiếm không gian, đồng thời cho phép bạn lấy dễ dàng.
Không kê được bàn ăn/đảo bếp
Trong một không gian quá nhỏ khiến việc kê bàn ăn hay thiết kế đảo bếp trở thành bất khả thi, bạn có thể sử dụng quầy gấp hoặc bàn gấp… có thể gập lại sát tường hoặc đẩy vào dưới mặt bàn bếp sau khi sử dụng. Điều này giúp bạn dễ dàng sinh hoạt ngay trong gian bếp.
Không có ánh sáng trực tiếp hoặc bị tối
Đừng quên rằng phối màu rất quan trọng trong việc tác động đến cảm nhận thị giác của bạn trong một không gian. Bếp gam màu sáng và bề mặt phản chiếu ánh sáng tốt sẽ giúp phản xạ ánh sáng xung quanh và tăng cảm giác không gian trong căn bếp nhỏ của bạn.
Đương nhiên bạn không nhất thiết phải làm bếp màu trắng; gỗ màu trung tính và các thiết bị thép không gỉ là những lựa chọn tuyệt vời cho một căn bếp nhỏ.
Trong trường hợp bếp nhỏ, bạn cũng có thể loại bỏ các tủ bếp trên cao và thay thế bằng giá, kệ mở… tạo cảm giác thoáng mát, nhẹ nhàng.
Về phân bổ ánh sáng trong bếp, nếu bếp có nguồn ánh sáng trực tiếp chiếu vào, cần đảm bảo phần cửa sổ đón ánh sáng không bị che khuất. Bạn cũng cần có nguồn sáng nhân tạo (đèn hắt, đèn điểm, đèn gầm tủ, đèn kệ… ) tại các vị trí cần thiết.
Cô nàng 25 tuổi sắp xếp căn bếp kiểu Nhật chưa tới 2m luôn gọn gàng và không bao giờ cần dọn dẹp
Chứa được rất nhiều đồ đạc nhưng góc bếp 2m của cô nàng ở Nhật Bản này luôn gọn gàng một cách ổn định, không cần dọn dẹp định kỳ nhờ sắp xếp khoa học.
Thu Hà (25 tuổi, du học sinh ở Nhật Bản) sống trong một căn hộ chung cư nhỏ tại thủ đô Tokyo. Góc bếp kiểu Nhật nhỏ chỉ khoảng 2m2 được dùng chung bởi cô và người bạn chung nhà.
Dù diện tích siêu nhỏ và đựng đồ bếp của riêng hai người có thói quen ăn uống, nấu nướng hoàn toàn khác nhau nhưng nhờ sắp xếp lưu trữ phù hợp mà căn bếp dù không đẹp long lanh chuẩn Pinterest nhưng cũng khá gọn gàng mà bạn có thể tham khảo.
Căn bếp kiểu Nhật toàn màu trắng được sử dụng bởi hai người nấu ăn riêng. Điều khiến Thu Hà hài lòng nhất về căn bếp dù không đẹp long lanh chính là không gian này luôn gọn gàng một-cách-ổn-định mà không cần sắp xếp, dọn dẹp.
Bí quyết cho căn bếp luôn gọn chính là phân chia các không gian lưu trữ một cách khoa học. Và các món đồ chia các ngăn tủ, ngăn kéo thành từng không gian nhỏ giúp bạn sắp xếp đồ đạc cụ thể, khoa học và không bao giờ phải lật cả ngăn kéo để tìm một thứ gì đó và khiến mọi thứ lộn xộn.
Với ngăn tủ trên, chủ nhà mua các khay nhựa vuông trắng vừa với chiều rộng tủ và đựng các khay đồ khô riêng như các loại mì, gói ướp gia vị...
Ngăn tủ dọc và hẹp bên trái được xếp các loại chai nhỏ, thẳng và dài.
Gần bồn rửa là giá úp bát đũa, rổ mới rửa.
Phía dưới bồn rửa là giá úp chảo, nồi, rổ với các thanh chắn giúp các món đồ đứng vững, riêng biệt. Bạn có thể điều chỉnh độ rộng của từng khoang đựng để linh hoạt theo kích thước món đồ.
Kế đó bồn rửa là ngăn kéo đựng gia vị. Chai thẳng và cao xếp đứng ngăn dưới, dễ dàng lấy ra. Ngăn phía trên được xếp khay gia vị với các lọ nhỏ, đủ đựng cho 2 người với văn hoá ẩm thực, gia vị khác nhau.
Phía dưới bếp gas đựng các loại bát, hộp lưu trữ đồ ăn và máy móc khô ráo.
Phân chia khoa học và các món đồ lưu trữ, úp, treo giúp căn bếp luôn gọn gàng một cách ổn định. Các món đồ dễ mua tại Việt Nam bạn có thể tham khảo.
Rổ nhựa trắng PP giá 45.000 đồng.
Mẫu giá bát đũa màu trắng xinh xinh kiểu Nhật này thích hợp cho gia đình 1-2 người, giá khoảng 400.000 đồng.
Mẫu này nhỏ hơn, thích hợp 1 người dùng, có giá khoảng 300.000 đồng.
Kệ gác chảo, vung nồi có thể điều chỉnh khoảng cách giữa từng món đồ, giá 190.000 đồng.
Thanh chia ngăn kéo để phân loại gia vị.
Căn bếp đẹp chuẩn phong cách tối giản Bắc Âu, "gọn gàng đến từng li" của chàng trai Việt ở Đức Căn bếp ngăn nắp từ cách sắp xếp đến tinh tế từ cách trang trí cùng sự kết hợp khéo léo của việc bố trí nội thất và màu sắc đã khiến không gian nấu nướng của anh Tiến Trung "ghi điểm" đối với bất kỳ ai khi có dịp ngắm nhìn. Sẽ nhiều người bất ngờ khi biết rằng, trước khi sở...