5 TV LED Full HD 55 inch đáng giá
Các mẫu TV độ phân giải 1.080p hàng đầu dưới đây đều sử dụng tấm nền công nghệ LED viền (edgelit) với thiết kế mỏng gọn thời trang, nhưng giá bán còn khá cao đối với đa số người dùng Việt Nam.
Trong khi làn sóng TV độ phân giải siêu cao 4K Ultra HD đang “đổ bộ” ngày càng nhiều, các mẫu TV Full HD vẫn khẳng định được chỗ đứng trên thị trường nhờ chất lượng hình ảnh ổn định, sử dụng công nghệ LED thiết kế mỏng gọn và đặc biệt là nguồn nội dung 1080p phong phú hơn so với công nghệ 4K UHD.
LG 55LA8600
Mẫu TV LED 55 inch này của LG có thiết kế thời trang, kết hợp giữa chất lượng hình ảnh sắc nét nhờ sử dụng tấm nền công nghệ IPS (In-Plane Switching) cùng hệ thống âm thanh tích hợp mạnh mẽ. TV cung cấp các tính năng thông minh thông qua nền tảng giao diện Smart Home mới nhất của LG, mang đến sự tiện dụng và khả năng tùy chỉnh cho mọi người dùng. TV còn có khả năng trình chiếu nội dung 3D theo công nghệ thụ động cùng tính năng Flicker-free của LG, đảm bảo cung cấp hình ảnh 3D tươi sáng hơn và không bị nhấp nháy để dễ chịu hơn cho mắt. Sản phẩm được trang bị hầu như đầy đủ các loại chuẩn kết nối không dây lẫn có dây phổ biến hiện nay, gồm cổng HDMI, USB, LAN, MHL, Miracast, Wi-Di (Wireless Display)…
Giá bán tham khảo của TV LG 55LA8600 là 64 triệu đồng.
Panasonic Viera TH-L55ET60
TV LED của Panasonic có thiết kế khung viền siêu mỏng bằng kim loại, chức năng trình chiếu 3D chất lượng cao cùng với công nghệ tấm nền IPS kết hợp góc nhìn rộng có khả năng tái tạo hình ảnh với màu sắc rực rỡ, độ sáng chuẩn và độ tương phản cao. Với tính năng “My Home Screen” khá độc đáo của Panasonic, TV sẽ bắt đầu với màn hình cá nhân riêng của người dùng, có thể tùy biến giao diện chính theo sở thích và truy xuất dễ dàng hơn qua 16 ứng dụng đi kèm. TV cũng được trang bị hệ thống hướng dẫn bằng giọng nói có thể đọc lên các câu hướng dẫn chương trình. Nội dung hiển thị trên Website hay các thông tin khi thay đổi kênh cũng sẽ được đọc lên. Sản phẩm trang bị 3 cổng kết nối HDMI, 2 cổng USB, cổng LAN cùng các ngõ tín hiệu video và audio khác.
TV Panasonic TH-L55ET60 có mức giá bán hấp dẫn nhất trong 5 mẫu TV được giới thiệu, chỉ 41,99 triệu đồng.
Samsung UA55F8000
Samsung UA55F8000 trang bị tấm nền công nghệ LED viền giúp cung cấp hình ảnh chất lượng sắc nét và chuyển động mượt mà. Mẫu TV thông minh dòng Series 8 này chạy nền tảng Smart TV 2.0 của Samsung, cho phép người dùng trải nghiệm các nội dung và ứng dụng từ giao diện Smart HUB. Với công nghệ điều khiển bằng giọng nói và cử chỉ, bạn có thể nói hoặc vẫy tay để ra lệnh cho TV đổi kênh hoặc tăng giảm âm lượng theo ý thích nhờ camera tích hợp phía trước. Bên cạnh đó, Samsung cũng cung cấp bộ công cụ Evolution Kit giúp bạn luôn có thể nâng cấp nền tảng Smart TV mới nhất mà không cần phải thay TV mới. TV cũng có tính năng trình chiếu 3D và đi kèm kính 3D công nghệ màn trập chủ động. Sản phẩm trang bị 4 cổng kết nối HDMI, 3 cổng USB, cổng LAN cùng các ngõ tín hiệu video và audio phổ biến khác.
TV Samsung UA55F8000 hiện có giá bán tham khảo là 79,9 triệu đồng.
Sony Bravia KDL-55W954
Video đang HOT
TV sử dụng tấm nền thương hiệu Triluminos độc quyền từ Sony, có nguồn sáng là các hạt kích thước tí hon (gọi là các chấm lượng tử) để thay thế công nghệ đèn nền LED, nhằm nâng cao chất lượng hình ảnh 2D cũng như 3D và góp phần tái tạo màu sắc rực rỡ hơn. Nhờ tích hợp hệ thống âm thanh Bass Reflex Box Speaker, W954 cho âm thanh chắc rõ, trong trẻo và trung thực. Bên cạnh đó, với tính năng “một chạm” tương thích, người dùng có thể xem màn hình điện thoại dòng Xperia tương thích của Sony hiển thị trên màn hình TV lớn qua mạng không dây. Mẫu TV thông minh này cũng trang bị đầy đủ các kết nối như HDMI, MHL, USB, LAN và các cổng khác.
Sony KDL-55W954 có giá bán 59,9 triệu đồng.
Sony Bravia KDL-55W904
Tương tự như model TV dòng W954 của Sony, mẫu TV LED KDL-55W904 cũng sử dụng công nghệ tấm nền Triluminos cung cấp hình ảnh rực rỡ, màu sắc trung thực. Sản phẩm cũng có khả năng trình chiếu nội dung 3D với kính 3D nhẹ và thoải mái khi tận hưởng độ sâu tự nhiên của hình ảnh. TV tích hợp hệ thống loa Long Duct Speaker được thiết kế để cho âm trầm mạnh mẽ và những âm trung thấp hay hơn, đạt được những trường âm mạnh mẽ và sâu hơn khi xem TV. Thiết kế đường truyền tín hiệu cao cấp chỉ có ở những bộ loa kích thước lớn cũng giúp tái tạo chính xác và gia tăng âm trầm mạnh mẽ. TV này cũng có tính năng “một chạm” để xem màn hình điện thoại dòng Xperia tương thích hiển thị trên màn hình TV lớn qua mạng không dây. Mẫu TV thông minh này có 4 cổng HDMI, 3 cổng USB và các giao tiếp khác như MHL, Miracast, LAN,…
TV Sony Bravia KDL-55W904 hiện được bán với giá 49,9 triệu đồng.
Theo VNE
Bên trong combo chuột bàn phím giá 220 ngàn đến từ Hàn Quốc
Combo ZM K380 do Zalman sản xuất có giá thành tương đối dễ chịu. Trong thời điểm mà những combo chuột bàn phím phổ thông huyền thoại Mitsumi đang ngày một khan hiếm, và vì tên tuổi quá nổi nên có không ít hàng giả hàng nhái của thương hiệu này đang tràn lan trên thị trường ngày càng làm mất đi tên tuổi của huyền thoại hàng chục năm tuổi này.
Đây cũng là lúc chúng ta cần tìm ra một sự lựa chọn mới, mang tính khác biệt để thay thế thị trường hiện nay.
Cách đây ít hôm GenK đã có giới thiệu tới các bạn một combo chuột bàn phím phổ thông Zalman K380 có mức giá 220 ngàn đồng. có hình thức và chức năng tạm đủ để thay thế những gì mà huyền thoại 10 năm trước làm được.
Vậy với giá 220 ngàn cho một combo gồm chuột và bàn phím thì Combo Zalman K380 có những gì đang chú ý?
Mở nắp bàn phím ZM-K380
Với hình hài bên ngoài không có gì nổi bật ngoại trừ hành trình phím dài nên không phù hợp với người thường gõ văn bản, nhưng lại khá hợp lý đối với game thủ. Chúng tôi đã thử mổ bụng chiếc bàn phím này ra và dưới đây là nột thất của bàn phím ZM-K380.
Điểm khác biệt của Zalman K380 đó là khi tháo vít ở mặt lưng, chúng ta chỉ tháo được mặt trên của bàn phím,các nút bấm vẫn hoạt động bình thường.
Khi tháo mặt chắn bụi phía trên ra, ZM K380 sẽ lộ ra toàn bộ phần chân phím bấm, đây chính là vị trí thường xuyên bị đọng bụi ở khu vực này.
Thiết kế tháo mặt trên của bàn phím này khá phù hợp với những nơi dễ bám bụi như môi trường quán net, rất thuận tiện để vệ sinh bàn phím.
Tất nhiên thiết kế này cũng sẽ làm ảnh hưởng tới kết cấu bàn phím, do một phần gân tăng cứng ở viền bị lược bỏ để lấy chỗ cho 1 lớp chặn mạch bên dưới dẫn tới cảm giác khi cầm bàn phím không được chắc chắn và có thể uốn cong được.
Tấm nhựa chắn này ngoài tác dụng dễ lau chùi còn có thêm một ưu điểm mà không biết các nhà sản xuất vô tình hay hữu ý khiến nó trở nên hấp dẫn đó chính là phần gân nhựa chạy dọc phím để ép chặt mặt nhựa với phần mạch điện bên trong, vô tình tạo ra nhiều khoang nhỏ để nếu có lỡ tay đổ nước vào bàn phím thì chất lỏng không thể lọt nhanh vào mạch điện nằm dưới phím được mà sẽ bị chặn lại theo nhiều khoang giống như nguyên tắc làm tầu thuỷ.
Qua đó chúng ta có thể thấy bàn phím Zalman có thêm tính năng giảm thiệt hại khi dính nước chứ không phải chống nước hoàn toàn, vì phần mạch đèn Led vẫn nằm lộ ra ngoài và vẫn sẽ cháy nếu như tiếp xúc với các loại nước uống.
Các gân chia khoang của tấm chặn bụi chỉ có thể giúp nước lan ra chậm chứ không thể chống được nước.
Bàn phím ZM K380 có một ưu điểm nho nhỏ so với Mitsumi đó là các nút caosu được dán cố định trên mạch chứ không để tự do, điều này khiến cho việc tháo lắp đơn giản hơn nhiều, tuy nhiên keo dán trên nút của ZM K380 không được chất lượng như một loại bàn phím mà game thủ Starcraft rất yêu thích đó là DT 35 của Samsung, bàn phím này cũng sử dụng keo dán nút cao su vào mạch nhưng là loại keo chắc chắn hơn nhiều so với ZM K380.
Đó là cảm quan về chiếc bàn phím của Combo.
Về phần chuột trong combo K380
Về thiết kế bên ngoài của Zalman K380 chúng tôi đã có nói tới trong bài viết trước, đó là dáng cong đều 2 bên, phù hợp sử dụng được cả 2 tay, hình dáng nhỏ vừa tay với những người có bàn tay nhỏ hơn so với Mitsumi.
Vậy bên trong loại chuột này có gì? Hãy cùng tìm hiểu.
Nội thất chuột quang trong combo có thể nói là đơn giản đến mức tối giản, không bao gồm những linh kiện thừa thãi. Nhìn vào chỉ có 2 bộ phận chính đáng chú ý đó là Switch của hãng Kailh, một hãng khá nổi tiếng đối với dòng chuột bình dân, loại switch này được nhiều người đánh giá là có độ nảy tốt, cảm giác bấm nhẹ và chính xác, đây là loại switch đã từng xuất hiện trong một số sản phẩm giá rẻ của Logitech.
Sensor quang của ZM K380 là loại cảm biến đời mới nên kết cấu nhỏ nhẹ hơn với độ nhạy 1000 DPI, đặc biệt là cảm biến loại mới nên có thể hoạt động trên cả mặt kính, một điểm mà ít có loại chuột phổ thông (thậm chí là 1 số chuột cao cấp đời cũ cũng bó tay).
Nhưng có những tính năng mới không có nghĩa là cảm biến này có thể so sánh với những tên tuổi xuất hiện trong Razer hay Steel Series bởi độ chính xác của chuột trong combo ZM K380 vẫn chỉ ở mức chấp nhận được khi sử dụng trên những bề mặt không đồng nhất như vân gỗ hay mặt kính. Tất nhiên nếu sở hữu 1 tấm pad rẻ là cũng có thể cải thiện đáng kể độ chính xác.
Dây dẫn chuột có phần hơi cứng nếu xét trên từng sợi lẻ, nhưng do phần cao su bọc dây rất mềm nên dây chính phía bên ngoài cũng rất mềm mại, không bị cứng giống như những sản phẩm nhái Mitsumi (loại thật có dây rất nhỏ và mềm).
Một phần không thể không nhắc tới ở chuột đó chính là feet chuột, là 4 miếng nhựa nhỏ mỏng lót mặt dưới chuột, tác dụng là giảm thiểu lực ma sát với mặt bàn đồng thời và bảo vệ mặt dưới chuột.
Tác dụng phụ của feet chuột cũng là để ổn định tốc độ di chuột, feet chuột càng lớn khả năng ổn định càng cao, nhưng bù lại ma sát sẽ tăng làm tốc độ giảm, vì thế feet chuột cao cấp thường được làm bằng một loại nhựa mềm và trơn đó là nhựa Teflon, còn với các loại chuột giá rẻ, người ta sử dụng nhựa thường để tiết kiệm chi phí nên thường có kích thước feet rất nhỏ giống như 4 chấm tròn ở 4 góc chuột để tránh làm tăng ma sát.
Một đặc điểm có thể thấy ở nhựa Teflon đó là khi cậy feet, miếng nhựa này sẽ bị biến dạng rất lớn vì độ mềm của nhựa này, còn loại nhựa thường thì vẫn sẽ giữ hình dạng.
ZM K380 lại sử dụng 4 feet khá lớn và cũng làm bằng nhựa Teflon nên nếu có pad thì độ ổn định của ZM K380 sẽ vượt trội hơn so với các dòng chuột phổ thông khác ở phân khúc văn phòng.
Kết luận
Với mức giá 220 ngàn đồng, đối với 1 combo vừa chuột và bàn phím, Zalman tỏ ra phù hợp với đối tượng là những người có kinh tế không quá mạnh, chỉ đủ để đầu tư vào case còn chuột và bàn phím chỉ chống cháy.
Hoặc với đối tượng là các phòng máy công cộng, quán net, nơi bàn phím thường xuyên bị rơi bẩn, tàn thuốc lá hoặc nguy cơ đổ nước vào bàn phím cao.
Theo Genk
Những chiếc TV LED đáng bỏ tiền mua TV LED không còn mới mẻ trên thị trường khi hầu hết các nhà sản xuất lớn đã chuyển hướng sang dòng sản phẩm này. Vậy dòng TV LED nào tốt nhất hiện nay? Năm 2013, hầu hết các nhà sản xuất TV lớn trên thị trường đã loại bỏ TV chuẩn LCD ra khỏi các dòng sản phẩm của họ để chuyển...