5 tuýp kem chống nắng từ 250.000 đồng nên mua bây giờ
Kem chống nắng là món mỹ phẩm không thể thiếu trong việc dưỡng da chống lão hóa.
Dùng khăn lau khô mặt dễ bị mụn và nếp nhăn 7 lý do bạn nên thoa kem dưỡng ẩm trong 3s sau khi rửa mặt 10 bước dưỡng da của phụ nữ Hàn Quốc
Tàn nhang, nếp nhăn hay giãn mao mạch trên da thường xuất hiện sau tuổi 40. Tuy nhiên, các dấu hiệu lão hóa có thể hình thành sớm hơn nếu tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều.
Phơi nắng trong tình trạng không được bảo vệ khiến da nhanh lão hóa
Những ảnh hưởng xấu của tia UV
Bức xạ cực tím (tia UV) từ mặt trời là tác nhân gây lão hóa da hàng đầu. Tia UV bao gồm 3 loại: UVA, UVB và UVC. Tia UVA, UVB, UVC có độ dài bước sóng lần lượt là 320-400 nm, 280-320 nm và 100-280 nm (nanomet).
Toàn bộ tia UVA và một phần tia UVB truyền đến Trái Đất. Trong khi đó, tia UVC bị hấp thụ bởi bầu khí quyển.
Tia UVA duy trì sự ổn định quanh năm, bao gồm thời điểm trời nhiều mây, có mưa và mùa đông. Nó xuất hiện bất kỳ lúc nào tồn tại ánh sáng ban ngày. Với bước sóng dài nhất, tia UVA có thể đi xuyên qua lớp hạ bì bên dưới da.
Tia UV từ mặt trời mang đến nhiều tác hại cho làn da
Tia UVB có nhiều nhất khi trời nắng nhất (10h-16h). Lượng tia UVB vào mùa hè cao hơn mùa đông.
Video đang HOT
Chống nắng là bước chăm sóc da không thể thiếu
Hạn chế ra nắng nếu không cần thiết. Ngoài ra, bạn nên mặc quần áo dài, mang khẩu trang, kính mát và đội mũ rộng vành.
Trước khi tìm đến các liệu trình làm đẹp đắt đỏ, hãy chăm sóc da bằng kem chống nắng. Đây là giải pháp ngăn ngừa lão hóa da dễ thực hiện, cũng như có giá thành rẻ.
Tham khảo ý kiến từ người bán hàng để tìm loại kem chống nắng phù hợp tình trạng da của bạn. Nếu có làn da dầu, kem chống nắng dạng sữa, chứa thành phần giúp nhanh thấm là gợi ý lý tưởng. Chọn kem chống nắng sử dụng kết cấu đặc, nhiều chất dưỡng ẩm nếu da của bạn dễ bị khô.
Nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng (broad-spectrum), SPF tối thiểu là 30, PA có các dấu cộng phía sau hoặc .
The Saem Pink Sun Cream SPF 50 PA (250.000 đồng)
Kết cấu dạng kem màu hồng giúp nâng tông da. Sản phẩm có thể dùng làm lớp lót trang điểm. Thành phần chống nắng vật lý gồm zinc oxide, titanium dioxide giúp ngăn cản tia UV ngay sau khi thoa lên da. Kem chống nắng chứa bột calamine có tác dụng làm dịu, giảm kích ứng. Dễ gây hiện tượng vệt trắng nếu thoa kem quá dày.
Make P:rem UV Defense Me Blue Ray Sun Cream SPF 50 PA (460.000 đồng)
Kết cấu dạng kem không quá đặc, dễ tán. Đây là loại kem chống nắng vật lý chứa zinc oxide và titanium dioxide. Bên cạnh đó, nó có chiết xuất rau má, diếp cá, vitamin E nhằm tăng cường hiệu quả chống oxy hóa. Kem chống nắng trên phù hợp cho da nhạy cảm, đồng thời hỗ trợ kiềm dầu. Tuy nhiên, nếu thoa nhiều kem, da mặt sẽ trắng lên đáng kể và khó làm sạch.
Neutrogena Age Shield Face Oil-Free Lotion Sunscreen SPF 110 (250.000 đồng)
Kết cấu dạng kem đặc, hơi khó tán. Có công thức chống nắng phổ rộng (broad-spectrum) bảo vệ da khỏi tia UVA/UVB. Đây là kem chống nắng hóa học, với các thành phần như avobenzone, homosalate, octisalate, octocrylene và oxybenzone. Sản phẩm được bổ sung công nghệ Helioplex giúp chống lại tác hại của gốc tự do sinh ra bởi tia UV.
Some By Mi True Cica Mineral 100 Calming Sunscreen SPF50 PA (250.000 đồng)
Kết cấu dạng kem dễ tán, nâng tông nhẹ nhàng. Là kem chống nắng vật lý với thành phần zinc oxide và titanium dioxide. Sản phẩm chứa nhiều chất dưỡng ẩm nhằm gia tăng hiệu quả thẩm thấu. Kem chống nắng cung cấp chiết xuất tràm trà, rau má tốt cho làn da dễ nổi mụn.
Missha Waterproof Sun Milk SPF50 PA (300.000 đồng)
Kết cấu dạng sữa lỏng, dễ tán. Khả năng thẩm thấu khá tốt, để lại cảm giác mềm mịn trên da. Kem chống nắng này có thể hơi nhờn rít với người mang làn da dầu. Nó chứa 2 loại hoạt chất chống nắng hóa học và vật lý. Sản phẩm tích hợp thêm khả năng chống thấm nước, hạn chế bị rửa trôi bởi mồ hôi.
3 điểm cần ghi nhớ khi chọn kem chống nắng
Thoa kem chống nắng mỗi ngày là rất đáng tuyên dương nhưng trước đó, bạn còn cần phải chọn loại kem chống nắng chuẩn chỉnh, đủ sức bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời nữa.
Mùa Hè sắp ghé tới nơi, và dù bạn bôi kem chống nắng không sót ngày nào trong năm thì sang đến mùa Hè, nhiệm vụ này còn trở nên quan trọng hơn nữa do ngày sẽ kéo dài hơn, ánh nắng mặt trời sẽ mạnh hơn, và bạn cũng dành nhiều thời gian cho các hoạt động ngoài trời (như đi bơi, đi du lịch...).
Thoa kem chống nắng mỗi ngày là rất đáng tuyên dương nhưng trước đó, bạn còn cần phải chọn loại kem chống nắng chuẩn chỉnh, đủ sức bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời nữa. Mua được kem chống nắng chất lượng cũng không phải là điều gì quá khó, bạn cứ tuân theo 3 tiêu chí sau đây của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society) thì sẽ tìm thấy cho mình được sản phẩm giúp bảo vệ da tốt.
1. Chọn kem chống nắng có ghi "broad spectrum" (quang phổ rộng)
Khi đi mua kem chống nắng thì điều đầu tiên bạn cần nghiên cứu kỹ chính là bao bì sản phẩm. Nếu trên đó được ghi chú "broad spectrum" (quang phổ rộng) thì sản phẩm có thể bảo vệ làn da của bạn khỏi cả tia UVA và UVB. Tất cả các loại kem chống nắng đều có khả năng chống lại tia UVB - nguyên nhân chính gây ra cháy nắng và ung thư da. Tuy nhiên, tia UVA cũng góp phần gây ung thư, đồng thời còn gây ra lão hóa sớm. Và làn da của bạn cần được bảo vệ khỏi cả tia UVA lẫn UVB để vừa bảo đảm sức khỏe, vừa giữ cho da được trẻ lâu, mịn màng và tươi sáng.
Chỉ những sản phẩm đã vượt qua bài kiểm tra nhất định thì mới được dán nhãn "broad spectrum"; những sản phẩm không có ghi chú này sẽ thường có cảnh báo rằng sản phẩm chỉ bảo vệ làn da của bạn khỏi cháy nắng, không bao gồm ung thư da và lão hóa.
Ký hiệu "Broad Spectrum" trên bao bì sản phẩm.
2. Chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên
Kem chống nắng bạn chọn cần có chỉ số tối thiểu là SPF 30. Chỉ số SPF thể hiện khả năng bảo vệ làn da khỏi tia UVB của kem chống nắng. Chỉ số SPF cao hơn thì có nghĩa là khả năng bảo vệ da tăng lên, nhưng khi bạn chọn chỉ số chống nắng cao hẳn (khoảng từ SPF 30 trở lên) thì sẽ không có nhiều sự khác biệt. Cụ thể, SPF 15 sẽ chống lại được khoảng 93% tia UVB trong khi SPF 30 sẽ chặn được 97%. Nhưng nếu bạn chọn chỉ số chống nắng là SPF 50 thì khả năng chặn tia UVB cũng chỉ nhỉnh hơn một chút là 98%, còn SPF 100 là 99%.
Không sản phẩm kem chống nắng nào có thể bảo vệ làn da hoàn toàn nhưng ít nhất, bạn hãy chọn cho mình sản phẩm có chỉ số SPF 30 trở lên. FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) yêu cầu bất cứ kem chống nắng nào có chỉ số SPF dưới 15 đều phải cảnh báo người dùng rằng sản phẩm chỉ ngăn được cháy nắng, không có khả năng giảm thiểu ung thư da và chống lão hóa.
3. Lưu ý về khả năng chịu nước của kem chống nắng
"Water resistant" (khả năng chịu nước) không có nghĩa là có thể chống thấm nước (waterproof). Và các nhà sản xuất cũng không được quảng cáo rằng sản phẩm của họ có khả năng chống thấm nước/mồ hôi vì không loại kem chống nắng nào có thể làm vậy.
Nếu sản phẩm nào đó có ghi chú về tác dụng chịu nước (water resistant), loại kem chống nắng đấy phải xác định cụ thể rằng giúp bảo vệ da trong khoảng thời gian 40 phút hay 80 phút trong khi bạn bơi lội hay đổ mồ hôi. Và để có được sự bảo vệ tốt nhất, bạn cần phải thoa lại kem chống nắng sau mỗi hai tiếng đồng hồ, thậm chí là phải thoa lại sau khoảng thời gian ngắn hơn nếu bạn đi bơi hoặc đổ nhiều mồ hôi. Kem chống nắng sẽ trôi khỏi làn da của bạn nếu như bạn dùng khăn để lau mặt. Vậy nên, việc thoa lại kem chống nắng là rất cần thiết.
Sản phẩm này có khả năng bảo vệ làn da trong vòng 80 phút tiếp xúc với nước/đổ nhiều mồ hôi.
Kem chống nắng body siêu đỉnh Salim dùng suốt 3 năm: Giá chưa đến 700k cho một chai bự Tuýp kem chống nắng body được Salim "sủng ái" còn cực kỳ dễ mua. Hè chưa đến nhưng Sài Gòn đã nắng rất gắt rồi nha. Thế nên, kem chống nắng càng là bảo bối không thể thiếu với chị em. Dĩ nhiên, các tín đồ skincare đều biết đâu chỉ có mặt mới cần chống nắng thôi, mà da body cũng đòi...