5 trường Đại học sống ảo “xịn” nhất Sài Gòn, cứ đứng vào là có ngay hình nghìn like khiến ai cũng gato
Với vô vàn góc sống ảo “xịn sò”, trường Đại học nhà người ta quả là chẳng bao giờ khiến chúng ta phải thất vọng!
Đó giờ cứ nghe đến việc đi học thì đảm bảo sinh viên nào cũng thấy lười, thấy chán phải biết. Quyết định bước chân lên giảng đường thì phải có thật nhiều động lực to lớn như điểm danh “đối phó” thầy cô, môn học, hay đơn giản là được gặp gỡ “tán dóc” cùng hội bạn thân. Thế nhưng sinh viên 5 ngôi trường tuyệt đẹp dưới đây thì lại khác! Mỗi ngày đến trường của hội “ con nhà người ta” đích thị là một ngày vui vì được sống ảo thỏa thích!
1. Đại học Văn Lang (Cơ sở 3)
Cái tên đầu tiên không thể vắng bóng trong danh sách những ngôi trường đẹp nhất Sài Gòn chính là ĐH Văn Lang. Cơ sở 3 đồng thời cũng là cơ sở mới nhất, lớn nhất và “xịn” nhất của trường nằm trải dài trên địa bàn cả 2 quận Bình Thạnh và Gò Vấp, khiến nhiều người phải trầm trồ vì độ sang – xịn – mịn chẳng khác gì một trung tâm thương mại thứ thiệt cả!
@louis.tong
@huynhhunglong
@tieudieutieudao
Trường có 2 toà nhà cao 12 tầng bao gồm khu vực hành chính và giảng đường để sinh viên học tập trải rộng trên diện tích lên đến 5,8 ha. Cả 2 toà đều “nổi bần bật” với thiết kế theo tông màu xám – trắng – cam vô cùng hiện đại và bắt mắt. Nhiều không gian còn được ốp kính trong suốt, với thiết kế giếng trời ở trung tâm các toà nhà giúp ánh sáng tự nhiên luôn ngập tràn khắp nơi. Cây xanh được trồng ở cả bên trong nên luôn tạo cảm giác rất dịu mát và dễ chịu.
@ontheflowerroad
@ngheeeu
@horuan
@tukgid
Góc sống ảo đắt giá nhất ở ĐH Văn Lang có lẽ chính là những dãy cầu thang nối giữa các tầng được thiết kế uốn lượn rất độc đáo. Chưa hết, những căn phòng học dành cho sinh viên đủ mọi khoa, bộ môn với “lời nguyền máy lạnh” nổi tiếng khi lên ảnh cũng đẹp chẳng kém trong phim. Đến đây, hầu như cứ bước đi 1 bước là phải giơ máy sống ảo 10 lần mới đủ!
@_huwngg
@t___a___i
@sugarr.t
2. Đại học Quốc tế RMIT
Nổi tiếng trong top những ngôi trường danh giá và sang chảnh bậc nhất tại Việt Nam, thế nên thật chẳng ngạc nhiên khi RMIT lại xuất hiện ở vị trí đầu tiên trong danh sách những trường Đại học sống ảo “xịn” nhất Sài Gòn.
@rmitglobal
@traceybuii
Tọa lạc tại địa chỉ số 702 đường Nguyễn Văn Linh, Quận 7 (TP.HCM), bước chân vào “ngôi trường rich kids” này, bạn sẽ có cảm giác như mình đang đi lạc vào một trung tâm nghệ thuật đương đại nào đó vậy! RMIT đẹp một cách hoàn mỹ, từ cổng đến thư viện, WC, hội trường, kể cả những bức tường và dãy cầu thang nơi đây cũng phải khiến bạn thốt lên: “Có cần phải lung linh đến thế không?!”.
@aple_laii
@vuongloc__
@bao_tran162
Thử gõ hastag RMIT trên Instagram hay Facebook mà xem thử, đảm bảo bạn sẽ nhận được ngay cả ngàn kết quả là hàng loạt bức ảnh check-in xinh lung linh của sinh viên trường. Với không gian rộng rãi, trang thiết bị hiện đại và hầu như góc nào lên hình cũng đẹp, nếu có dịp ghé qua đây thì nhớ sạc pin đầy máy trước nhé!
@monsimi
@anchungg
@lethuongnhantri
Video đang HOT
3. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM)
ĐH KHXH&NV không chỉ là ngôi trường nổi tiếng về số lượng nữ sinh “áp đảo” tại Sài Gòn, mà cơ sở 2 ở Linh Trung (quận Thủ Đức) còn đích thị là một “thánh địa sống ảo” không thể bỏ lỡ khi nhắc đến những trường trong Khu đô thị ĐHQG TP.HCM.
@danny_ng97
@bracesareavailable
@danny_ng97
“Nữ nhi quốc” dạo gần đây nổi lên với cực nhiều góc check-in “thần thánh” vừa được nhà trường đầu tư, lại còn được các bạn sinh viên chịu khó “khai phá” ra. Đầu tiên phải kể đến chính là khu nhà B1 vừa được khánh thành cực kỳ hiện đại tọa lạc sát bên tòa nhà điều hành “cong cong”. Nơi đây được các bạn sinh viên Nhân văn tận dụng lên ảnh khá nhiều với background xinh lung linh từ những ô cửa kính, “khu vườn mini” ngay xung quanh các tòa nhà. Trông thử xem có giống mấy ngôi trường ở Hàn Quốc không chứ?!
Ảnh: Nguyễn Thị Ngọc Phượng
Tòa nhà B1 mới xây siêu đẹp của sinh viên Nhân văn. (Ảnh: Nguyễn Thị Ngọc Phượng)
@thuytien.zunnie
Gần đây nhất chính là USSH’s Garden – “vườn thượng uyển phiên bản Nhân văn” được nhà trường cho ra mắt với mong muốn cải thiện không gian xanh ở khuôn viên trường, đồng thời giúp sinh viên nâng cao lối sống xanh trong môi trường Đại học. Đây cũng là góc check-in thường được các bạn sinh viên ghé thăm gần đây. Ngoài ra, những dãy nhà màu cam rực rỡ hay nhà thi đấu “hình trái tim” cũng rất được sinh viên Nhân văn tin tưởng chọn làm background “thả dáng” sống ảo!
FB: Hồng Gấm
Ảnh: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Tp.HCM
@hinh.nhu
@bungmo44
4. Đại học Kiến Trúc
Tọa lạc ngay vị trí “đắc địa” tại trung tâm thành phố (196 Pasteur, Phường 6, Quận 3), bước chân vào trường bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước không gian học tập đậm chất đương đại và nghệ thuật, toát lên được đúng chất hai chữ “Kiến Trúc” của tên trường và sinh viên nơi đây.
@phynh
@donnieseyo
@thetumey
Phía bên hông trường, những bộ bàn ghế gỗ được bố trí khắp nơi để sinh viên học tập hoặc đơn giản là để ăn trưa cùng nhau. Khu này được các “kiến” (từ gọi vui của sinh viên Kiến Trúc) ưu ái đánh giá là “khu resort”.
@feng9296
@baotran
@badgalkhanhnguyen
Ngoài cơ sở chính tọa lạc ở trung tâm thành phố, Đại học Kiến trúc Cơ sở 2 (48 Đặng Văn Bi, Quận Thủ Đức, TP.HCM) cũng sở hữu nhiều góc sống ảo siêu đẹp, đặc biệt là ở tầng thượng. Nói chung, tham quan ngôi trường này cũng chẳng khác gì đang lạc vào một bảo tàng mỹ thuật với từng góc sống ảo đẹp đến ma mị. Đây thực sự là một địa điểm cực kỳ phù hợp cho những ai thích chụp hình theo phong cách retro, vintage đó nha!
@quiquangtruong
@quiquangtruong
@phuudanh
5. Đại học Tôn Đức Thắng
Tọa lạc tại số 19 đường Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7, trường nằm trong khuôn viên siêu rộng tại một khu đô thị sầm uất bậc nhất Sài Gòn. Đi từ ngoài cổng vào thôi là bạn đã có thể “bắn hình” ào ào rồi đấy! Trước cổng trường, nếu đi trúng vào độ nở rộ của những hàng hoa giấy thì đây sẽ là nơi đầu tiên bạn có thể check-in siêu lung linh và rực rỡ.
@phan_quoc_an
@tami.2112
@nhitrinh_theora
Đặc biệt, nếu hỏi điều gì là đặc biệt nhất ở ngôi trường này thì chắc chắn 99% sinh viên Tôn Đức Thắng sẽ trả lời ngay đó chính là tòa thư viện “bao đẹp”, “bao chất”, “bao sống ảo” mọi ngóc ngách! Chỉ cần xem ảnh thôi thì dám chắc bạn sẽ không nghĩ đây là thư viện của một trường đại học, hơn nữa lại còn ở Việt Nam. Vì sao ư? Vì nó siêu rộng và cực kỳ hiện đại luôn đó!
@nhitrinh_theora
@volemythuy
@quynhnhu0224
Bên cạnh thư viện, dĩ nhiên sinh viên Tôn Đức Thắng chẳng thiếu những góc khác để “sống ảo” đẹp ngất ngây. Chỉ cần dành chút thời gian loanh quanh trong trường với đứa bạn chụp hình “có tâm” một xíu là không lo thiếu hình đẹp khi bước ra khỏi cổng rồi! Một số địa điểm khác cho bạn tha hồ check-in tại đây là các dãy phòng học, tòa nhà, những bức tường rực rỡ màu sắc, sân vận động, WC sang chảnh, góc sân với cây cối rợp bóng mát,…
@kemlazyy
@hang.nguyen1996
Theo Helino
Tuyển sinh đầu cấp trường tư Sài Gòn trải thảm, Hà Nội rải đinh
Sài Gòn không hạn chế trường tư mở thêm cơ sở, tuyển sinh thoải mái trên cơ sở năng lực đảm bảo chất lượng giáo dục, còn Hà Nội đang làm điều ngược lại.
Vietnamplus.vn ngày 9/4/2018 có bài, Trẻ sinh năm "rồng vàng-dê vàng" đồng loạt chuyển cấp, trường lao đao, bài viết cho biết:
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm học 2018-2019, số học lớp một dự kiến tăng khoảng 20.000 em, lớp 6 tăng khoảng 8.000 em và số học sinh lớp 10 tăng khoảng 21.000 em.
Quá tải sĩ số trường công tại Hà Nội ngày càng nghiêm trọng, ảnh minh họa: VTV.vn.
Tương tự, thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng cho thấy số trẻ vào lớp 1 của Hà Nội sẽ tăng khoảng 20.000 em, số trẻ vào lớp 6 tăng 11.000 em và số trẻ vào lớp 10 tăng khoảng 24.000 em so với mọi năm. [1]
Chưa nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục tư thục
Có thể thấy tình trạng gia tăng dân số cơ học gây áp lực lên hệ thống trường phổ thông công lập ở 2 đô thị này khá giống nhau, tình trạng quá tải sĩ số trường công, áp lực phình to bộ máy biên chế giáo dục công lập tại 2 địa phương này ngày một hiện hữu.
Tháo gỡ cơ chế chính sách để phát triển hệ thống giáo dục tư thục nhằm giảm áp lực sĩ số cho hệ thống trường phổ thông công lập, giảm bộ máy biên chế và ngân sách nhà nước là giải pháp chính sách mang tính lối thoát.
Tuy nhiên điều này dường như vẫn chưa được lãnh đạo ngành giáo dục 2 đô thị lớn này quan tâm đúng mức bởi nhận thức trường công vẫn là số 1.
Có thể thấy rõ điều này qua cách diễn đạt của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo hai địa phương này, cũng như không ít cơ quan truyền thông: chỉ 70% học sinh được tuyển vào lớp 10 công lập, 30% không có cơ hội học trường công lập.
Tỉ lệ % có thể sai biệt, nhưng cách diễn đạt của lãnh đạo ngành giáo dục Hà thành lẫn Sài thành cơ bản giống nhau.
Tuy nhiên, áp lực sĩ số trường công Hà Nội lớn hơn khá nhiều so với thành phố Hồ Chí Minh, gây ra nhiều bức xúc xã hội.
Tìm hiểu cách làm của ngành giáo dục 2 đô thị này trong công tác tuyển sinh đầu cấp, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt không nhỏ.
Trong khi cả hai địa phương chưa thực sự coi phát triển hệ thống giáo dục tư thục là giải pháp chính sách mang tính đột phá, thì Sài Gòn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các trường tư tuyển sinh, còn Hà Nội lại tạo ra nhiều rào cản và giấy phép con, hình thành cơ chế xin - cho, tiêu cực.
Sài Gòn trải thảm, Hà Nội rải đinh
Trong chuyến công tác và tìm hiểu thực tiễn chính sách giáo dục tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi được dịp gặp gỡ và lắng nghe lãnh đạo một số trường tư thục chia sẻ.
Ngoài những mong muốn nhận được sự quan tâm bình đẳng từ Nhà nước về tiếp cận mặt bằng / đất đai cho giáo dục như với trường công lập, mong muốn một chương trình giáo dục phổ thông gọn nhẹ, khoa học và linh hoạt, không ai phàn nàn về công tác tuyển sinh.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi về việc cấp chỉ tiêu tuyển sinh đầu cấp hàng năm, quý thầy cô lãnh đạo một số trường tư thục ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ở đây các trường tư thục được sở, phòng tạo điều kiện hết sức trong việc tuyển sinh.
Ảnh minh họa: Quý Trung / TTXVN.
Trường tư tuyển bao nhiêu cũng được, mở bao nhiêu cơ sở cũng được, miễn là đảm bảo cơ sở vật chất, mặt bằng và lực lượng giáo viên cơ hữu để đảm bảo chất lượng giáo dục, ngoài ra không có yêu cầu, đòi hỏi nào khác.
Sở / phòng giáo dục ở đây chỉ làm công tác hậu kiểm sau khi các trường gửi đăng ký dự kiến mức tuyển sinh các lớp đầu cấp theo khả năng của mình.
Việc kiểm tra này là rất cần thiết và diễn ra hết sức minh bạch.
Chúng tôi tìm đọc công văn số 4382/GDĐT-KHTC ngày 14/12/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về báo cáo dự kiến tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2019-2020 thì thấy rất rõ điều này.
Các trường ngoài công lập chỉ phải điền vào 1 biểu mẫu duy nhất (Mẫu 2B-TTTS: Thông tin tuyển sinh hệ ngoài công lập) và gửi kèm bản photo các quyết định cấp phép hoạt động giáo dục đã thông tin trong biểu mẫu trên về phòng / sở.
Số liệu trong biểu mẫu này cũng rất tường minh, đơn giản, và điều chúng tôi ấn tượng nhất là dấu ... trong phần Địa điểm hoạt động (trụ sở chính, cơ sở 1, cơ sở 2, cơ sở 3...). [2]
Các trường tư thục tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ phải điền vào một mẫu biểu đơn giản đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh, trong đó số lượng cơ sở không bị giới hạn như Hà Nội.
Kế hoạch kiểm tra cơ sở vật chất, công tác tuyển sinh và tình hình chuẩn bị năm học mới 2019-2020 cũng được Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh làm rất công khai, bài bản, minh bạch.
Có thể thấy điều này qua công văn số 386/KH-GDĐT-KHTC ngày 14/2/2019, nội dung kiểm tra những gì, các trường chuẩn bị ra sao đều được Sở thông tin công khai, cụ thể. [3]
Quay trở lại Hà Nội, ngày 13/12/2018, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có Công văn số 5451/SGDĐT-KHTC về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 - 2020 do Giám đốc Chử Xuân Dũng ký. [4]
Các trường trung học phổ thông ngoài công lập Hà Nội ngoài yêu cầu thực hiện biểu mẫu A, biểu mẫu Ba công khai còn phải nộp các hồ sơ pháp lý theo quy định.
Biểu mẫu A (Mẫu đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh dành cho trung học phổ thông ngoài công lập) do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phát hành phức tạp hơn rất nhiều mẫu Mẫu 2B-TTTS của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh.
Biểu mẫu này gồm 5 tiêu chuẩn và các trường phải tự đánh giá cụ thể đạt hay không đạt, ngoài ra còn có 5 phụ lục kèm theo.
Nhưng danh mục hồ sơ pháp lý các trường tư thục Hà Nội năm nào cũng phải nộp về phòng / sở mới thực sự là những rào cản tạo ra cơ chế xin - cho.
Ảnh chụp màn hình một phần danh sách 12 loại giấy tờ các trường trung học phổ thông tư thục Hà Nội phải nộp mỗi mùa tuyển sinh, ban hành kèm theo Công văn số 5451/SGDĐT-KHTC ngày 13/12/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Nhiều vị hiệu trưởng cho biết, thực chất đây là những giấy phép con hành các trường phải chạy.
Các trường trung học phổ thông tư thục Hà Nội phải nộp 12 loại giấy tờ mà thực chất là 12 loại giấy phép con rất phi lý, chỉ cần thiếu hoặc chậm một loại là có thể bị cắt chỉ tiêu. Thực trạng này chúng tôi đã phản ánh trong loạt bài trước.
Công tác kiểm tra của Hà Nội cũng rất tù mù. Dư luận chỉ có thể tìm thấy lịch kiểm tra điều kiện tuyển sinh của các trường hàng tuần trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, còn kiểm tra cái gì và nhà trường phải chuẩn bị những gì thì không ai biết, khác hẳn cách làm minh bạch của thành phố Hồ Chí Minh.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, các đơn vị nào chậm / chưa hoàn thành báo cáo dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh được Sở nhắc nhở và niêm yết công khai danh sách. [5]
Mùa tuyển sinh trước, năm học 2018-2019, một số trường ở thành phố Hồ Chí Minh sau khi kiểm tra vẫn còn một số điều kiện chưa đảm bảo, Sở Giáo dục và Đào tạo công khai danh sách và chỉ tiêu dự kiến kèm theo cảnh báo, các đơn vị này phải khắc phục đầy đủ các điều kiện để được cấp phép và tổ chức hoạt động giáo dục, Sở mới ra quyết định giao chỉ tiêu tuyển sinh chính thức. [6]
Cũng mùa tuyển sinh năm ngoái, theo trả lời của thầy Chử Xuân Dũng trước Hội đồng nhân dân thành phố, Sở đã kiểm tra 15 trường cho thấy còn một số vấn đề.
Trong đó, 7 trường đang thuê cơ sở vật chất của các đơn vị sự nghiệp công, một trường do thời gian hợp đồng đã hết, cần gia hạn hợp đồng, 7 trường còn lại có vấn đề liên quan việc hoàn thiện hồ sơ bộ máy, giáo viên cơ hữu.
Cho tới đầu tháng 4, các trường này vẫn chưa được giao chỉ tiêu. Tuy nhiên, sau đó, cả 15 trường tăng tốc hoàn thành các chỉ tiêu và cho đến nay đều được cấp chỉ tiêu tuyển sinh trung học phổ thông. [7]
Chỉ có điều dư luận không thể biết là những trường nào, trong khi có vị hiệu trưởng cho biết việc chậm cấp chỉ tiêu tuyển sinh là để các trường phải chạy.
Tuyển sinh đầu cấp Sài thành ổn định, Hà thành thay đổi như chứng khoán
Ngày 17/12/2018, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành văn bản yêu cầu các phòng giáo dục 24 quận, huyện báo cáo dự kiến tuyển sinh đầu cấp năm học 2019-2020.
Hình thức tuyển sinh lớp 1, 6, 10 không thay đổi để đảm bảo sự ổn định, kì thi tuyển sinh vào lớp 10 dự kiến tổ chức vào tháng 6/2019 với 3 môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ đối với học sinh đăng kí dự thi vào lớp 10 thường và học sinh thi thêm môn chuyên nếu đăng ký nguyện vọng vào trường, lớp chuyên. [8]
Tuy nhiên, Hà Nội làm ngược lại, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay thay đổi số môn thi cũng như cách tạo "bí mật, bất ngờ" khiến thí sinh không kịp trở tay, quý bạn đọc có thể tìm hiểu thực trạng này qua bài, Áp lực kỳ thi chuyển cấp, trên Báo Kinh tế và Đô thị ngày 11/10/2018. [9]
Vấn đề nằm ở chỗ lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội dùng công cụ thi tuyển sinh đề điều chỉnh việc học ở cấp trung học cơ sở, mà lẽ ra việc này phòng / sở phải giám sát trong suốt quá trình dạy và học.
Cách làm này vừa nhầm lẫn về mục đích kỳ thi, vừa tạo áp lực rất lớn cho học sinh cuối cấp và gia đình các em.
Mùa tuyển sinh năm ngoái, tỉ lệ thí sinh đầu cấp của cả Hà Nội lẫn thành phố Hồ Chí Minh đều tăng cao, nhưng kỳ thi tuyển sinh tại Sài Gòn diễn ra trong trật tự, còn ngoài thủ đô thì điểm chuẩn nhảy như chứng khoán.
Thành phố Hồ Chí Minh cho thí sinh 3 tuần để nộp hồ sơ nhập học, thì Hà Nội chỉ có 3 ngày, thành phố Hồ Chí Minh không thay đổi điểm chuẩn còn Hà Nội thay đổi điểm chuẩn 35 trường công lập.
Cách làm trái khoáy này đã tạo nên những cuộc chạy đua nước rút mệt mỏi, tốn kém và rối loạn.
Đưa ra những ví dụ này, chúng tôi chỉ mong sao lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thực sự cầu thị, thay đổi nhận thức và cách làm để góp phần giảm áp lực sĩ số trường công, tháo bớt gánh nặng cho các trường tư mỗi mùa tuyển sinh, giảm bớt sự mệt mỏi cho cả thí sinh lẫn cha mẹ.
Các trường tư thục đang gánh thay nhà nước trách nhiệm cung cấp chỗ học cho con em nhân dân, đồng thời đáp ứng được nguyện vọng rất đa dạng của dân, góp phần giảm tải sĩ số trường công, áp lực ngân sách và biên chế, đáng được tôn vinh và có chính sách hỗ trợ.
Trong khi chưa giúp được các trường về mặt bằng, đất đai, chí ít Hà Nội cũng nên học tập thành phố Hồ Chí Minh trong việc tháo bỏ các giấy phép con để các trường tự chủ tuyển sinh.
Còn duy trì các giấy phép con này, giáo dục Thủ đô còn nhiều tiêu cực.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://www.vietnamplus.vn/tre-sinh-nam-rong-vangde-vang-dong-loat-chuyen-cap-truong-lao-dao/496314.vnp
[2]http://kehoachtaichinh.hcm.edu.vn/chuyen-muc/khan-ve-bao-cao-du-kien-tuyen-sinh-cac-lop-dau-cap-nam-hoc-2019-2020-kinh-gui-h-c41009-61366.aspx
[3]http://kehoachtaichinh.hcm.edu.vn/thong-bao/khan-ke-hoach-kiem-tra-co-so-vat-chat-cong-tac-tuyen-sinh-tinh-hinh-chuan-bi-na-c41009-61674.aspx
[4]http://sogd.hanoi.gov.vn/thong-tin-chung/cong-van-ve-viec-xac-dinh-chi-tieu-tuyen-sinh-vao-lop-10-nam-hoc-2019-2020-c521-6854.aspx
[5]http://kehoachtaichinh.hcm.edu.vn/thong-bao/vv-nhac-nho-thuc-hien-bao-cao-du-kien-tuyen-sinh-cac-lop-dau-cap-nam-hoc-2019-2-c41009-61468.aspx
[6]http://f1.hcm.edu.vn//data/hcmedu/ttthongtin/attachments/2018_4/he_thong_truong_lop_tuyen_sinh_2018-2019_114201816.pdf
[7]https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/giao-vien-khong-trinh-do-chu-yeu-o-lop-mau-giao-tu-thuc-khong-phep-784032.vov
[8]http://www.moitruongvadothi.vn/doi-song-xa-hoi/giao-duc/tp-hcm-hinh-thuc-tuyen-sinh-lop-1-6-10-khong-thay-doi-a38946.html
[9]http://kinhtedothi.vn/ap-luc-ky-thi-chuyen-cap-327193.html
Hồng Thủy
Theo giaoduc.net.vn
Khám phá ngôi trường đại học "đẹp xiêu lòng" nằm giữa lòng Sài Gòn Ghé Sài Gòn ngoài những điểm tham quan đã đi vào lịch sử như thăm Bến Nhà Rồng, Nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành, Nhà Hát Lớn, Dinh Độc Lập, Bưu Điện TP..., nay bạn có thể trải nghiệm một chuyến hành trình mới, khám phá ngôi trường đẹp xiêu lòng và được nhiều bạn trẻ check-in. Khám phá ngôi trường Đại...