5 trường đại học nhiều phong trào, đảm bảo học vui
Những sân chơi phong trào trong trường đại học cũng chính là những lớp học đặc biệt mà SV có thể học những kinh nghiệm không sách vở nào dạy. Cùng điểm qua 5 trường đại học nổi tiếng trong giới sinh viên vì các hoạt động phong trào cực chất nhé.
Đại học FPT
SV FPT hoá thân trong một sự kiện thường kì của Trường ĐH FPT, thể hiện tài năng STCo đặc trưng chỉ dân FPT có
Vốn là trường học sinh ra trong lòng doanh nghiệp, Đại học FPT được thừa hưởng văn hoá độc nhất vô nhị mang tên STCo của Tập đoàn FPT, và ngôi trường này nhờ thế mà trở thành một trong những trường đại học có hoạt động sinh viên siêu chất.
Với hơn 50 CLB đều do sinh viên đứng ra thành lập và điều hành với sự hỗ trợ tài chính từ trường, SV được tự chủ trong các hoạt động của mình. Nhờ vậy, những ý tưởng bùng nổ liên tục được SV thử sức biến thành hiện thực.
Chưa kể, SV FPT có lợi thế hơn các SV trường khác khi mỗi sự kiện lớn của trường đều được hậu thuẫn từ ít nhất 2 phòng ban được thành lập chuyên biệt cho việc hỗ trợ sinh viên. Mỗi sự kiện này sinh viên đều sẽ được tham gia cùng làm trong tất cả các công đoạn, được hướng dẫn từ đội ngũ cán bộ và sinh viên đi trước. Do vậy, sinh viên học được rất nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu khi tự mình tổ chức chương trình.
Về độ phong phú đa dạng của sự kiện tại ĐH FPT thì có thể nói là vô vàn. Từ sự kiện như thi Miss, thi tài năng dạng Vietnam Got Talent, thi đấu trí tuệ như Rung chuông vàng, hay các sân khấu kịch, văn nghệ phong cách STCo, rồi các giải thi đấu thể thao đều có cả. Có thể nói, đây là trường “cực phẩm” về phong trào sinh viên hiện nay.
Đại học Hàng hải
Nằm trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Đại học Hàng Hải Việt Nam là một ngôi trường công lập nhưng được đánh giá có nhiều hoạt động phong trào sôi nổi, đảm bảo học vui. Hằng năm, mỗi chiến dịch tiếp sức mùa thi thì sinh viên Đại học Hàng hải đều tích cực tham gia đóng góp sức lực.
Trong nhà trường, các hoạt động văn hóa đoàn thể cũng được thầy cô và sinh viên góp sức tham gia như: hội diễn văn nghệ, hoạt động Đoàn đội.
Bên cạnh đó, hàng nghìn sinh viên tại trường tham gia vào các phong trào xã hội như phong trào SV tình nguyện, hiến máu nhân đạo, tham gia các kỳ thi Olympic, nghiên cứu khoa học…
Video đang HOT
Hội diễn văn nghệ kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nhắc đến phong trào hoạt động ngoại khóa của Học viện Báo chí và Tuyên truyền thì không thể không nhắc đến cái tên AJC – CLB Văn nghệ xung kích. Đây là cái nôi sinh ra những hoạt động phong trào cực máu lửa, đậm chất sinh viên báo chí.
Điển hình, đã thành thông lệ đêm nhạc hội “Welcome to AJC” trở thành một đặc sản của trường báo nhằm trào đón các tân sinh viên của trường. Chương trình năm nào cũng được tổ chức hoành tràng và diễn ra vô cùng náo nhiệt.
Ngoài ra, phong trào hoạt động tình nguyện tại Học viện báo chí và tuyên truyền cũng đều diễn ra sôi nổi. Được mệnh danh là trùm cuối, đội tình nguyện xung kích đã khởi dậy và lan tỏa tình yêu tình nguyện đến các bạn sinh viên trường báo. Đúng là câu slogan quen thuộc “Tình nguyện đi – Tình yêu sẽ đến”, đội tình nguyện đã khiến cho mỗi ngày đến trường của sinh viên đều là những ngày vui, bổ ích.
Sinh viên nam trường Báo thể hiện tài năng trên sân khấu đêm nhạc hội “Wellcome to AJC 2016″
Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội
Trường Đại học sân khấu điện ảnh được mệnh danh là “lò đào tạo” các diễn viên, đạo diễn, biên kịch tương lai nên ở đó không thể thiếu những hoạt động phong trào sôi động. Giới trẻ vẫn hay gọi sinh viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh là sinh viên “giới quý tộc” bởi cái mác quá đẹp đẽ và hào nhoáng. Điểm cộng của đại học này là môi trường hoạt động nghệ thuật sôi nổi, cơ sở vật chất ngày càng được nâng cao.
Như đã thành thông lệ, nằm trong chuỗi các hoạt động hướng tới ngày thành lập Đoàn 26/3 gồm các hoạt động: thi cắm trại, thi văn nghệ, các giải đấu thể thao… cuộc thi “King and Queen – Khơi nguồn tài năng ĐH Sân khấu Điện ảnh 2018″ được mở ra nhằm tạo ra sân chơi bổ ích để tuổi trẻ trường Đại học Sân khấu Điện ảnh thể hiện vẻ đẹp trí tuệ, tâm hồn, sự tự tin, trưởng thành trong những năm tháng được học tập, rèn luyện dưới mái trường đậm chất nghệ thuật này.
Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh được mệnh danh là trường toàn “trai xinh – gái đẹp”
Học viện Thanh thiếu niên
Đi đầu trong các phong trào Đoàn – đội và chương trình tình nguyện, Học viện thanh thiếu niên được đánh giá là ngôi trường có nhiều sinh viên năng nổ, nhiệt huyết với các hoạt động phong trào. Màu áo xanh tình nguyện đã trở thành màu áo truyền thống tại ngôi trường này. Bởi lẽ, bất cứ nơi đâu có hoạt động thiện nguyện, tình nguyện là không thể thiếu bóng dáng của các cô cậu sinh viên Học viện thanh thiếu niên.
Hằng năm, chương trình Tiếp sức mùa thi tại ngôi trường này đã giúp đỡ, hỗ trợ hàng nghìn thí sinh tham dự kỳ thi THPT. Mỗi chuyến đi tình nguyện giúp sinh viên có thể trải nghiệm được những kinh nghiệm trong cuộc sống, gắn kết tình người và lấp đầy ký ức đẹp đẽ về quãng đời sinh viên.
Màn nhảy Flasmob của sinh viên Học viện thanh thiếu niên trong cuộc thi “Trường tôi là số 1″
Theo tiin.vn
Thầy hiệu trưởng khơi nguồn đổi mới, sáng tạo
Hai năm về công tác với cương vị là hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TPHCM), nhà giáo Huỳnh Thanh Phú đã tạo được nhiều dấu ấn của mình trong nhà trường, từ việc cùng tập thể sư phạm nâng cao chất lượng dạy học đến tăng cường các hoạt động phong trào cho HS, cải thiện về cơ sở vật chất, đặc biệt chủ động tạo môi trường dân chủ trong nhà trường qua việc tổ chức các cuộc đối thoại với HS, giáo viên, phụ huynh.
Thầy Huỳnh Thanh Phú - hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du
Tạo môi trường dân chủ trong nhà trường
Về công tác tại Trường THPT Nguyễn Du từ tháng 9/2016, hình ảnh người thầy hiệu trưởng đứng dưới sân trường đón chào, nở nụ cười với từng HS để làm quen vẫn còn in đậm trong tâm trí của các em. Khi đã quen với thầy rồi, nhiều HS cũng không ngần ngại chia sẻ những tâm tư, các vấn đề mình gặp phải trong học tập, cuộc sống cần được tư vấn với người hiệu trưởng mà các em vô cùng quý mến, kính trọng. Sự thân thiện, vui vẻ và thấu hiểu tâm tư của học trò, của giáo viên là ưu điểm thấy rõ nơi thầy Phú qua 2 năm học về công tác nơi đây.
Ngoài những việc làm cụ thể như công khai số điện thoại, email, phòng hiệu trưởng luôn rộng cửa để tiếp các em HS, các giáo viên, phụ huynh bất cứ lúc nào..., điều mà thầy Phú "ghi điểm" chính là liên tiếp mở các cuộc đối thoại dân chủ để lắng nghe những ý kiến tâm tư, nguyện vọng của giáo viên, nhân viên, học trò và cả phụ huynh.
Từ những ý kiến trong buổi đối thoại, thầy hiệu trưởng hiểu rõ hơn về mong muốn của giáo viên học sinh, về kỳ vọng của các bậc phụ huynh với nhà trường để có những điều chỉnh phù hợp, cùng góp phần đưa chất lượng giảng dạy, học tập của nhà trường vươn lên.
Dân chủ trong nhà trường là điều không mới, nhưng để làm đến nơi, đến chốn như Trường THPT Nguyễn Du thì rất hiếm, không phải trường nào cũng làm tốt. "Tôi có con đang học ở lớp 11A13, cháu đã học sang năm thứ hai tại đây. Tôi cũng là người có 30 năm công tác trong nghề dạy học, đi các trường, các nơi nhiều, chưa thấy nơi nào, thầy hiệu trưởng lại có tâm và có tầm như vậy, thay đổi được các hoạt động phong trào của trường. Việc dạy và học của trường đã có nhiều khởi sắc. Khi gửi con em vào đây, chúng tôi rất yên tâm" - lời một vị phụ huynh HS trong một buổi đối thoại với nhà trường.
Ngoài tăng cường đối thoại dân chủ, thầy Huỳnh Thanh Phú cùng hội đồng nhà trường chung tay soạn thảo xây dựng quy chế dân chủ, quy chế công khai chi tiêu nội bộ. Thầy Phú cho biết tất cả hoạt động của trường đều được công khai từ tài chính, cơ sở vật chất, nhân sự, con người. Và khi làm được điều này, thầy nhận được sự ủng hộ của toàn thể sư phạm nhà trường.
Khi được hỏi về lý do có những ý tưởng đổi mới như trên, thầy Phú cho rằng, từ việc gắn bó với nghề giáo, trải qua nhiều cương vị như giáo viên, trợ lý thanh niên, tổ trưởng, chủ tịch công đoàn, phó bí thư, phó hiệu trưởng cho đến hiệu trưởng, thầy rất hiểu các em học sinh cần gì, giáo viên mong muốn ra sao. Từ đó, giúp thầy có những điều chỉnh hợp lý, mang tính tích cực vì lợi ích môi trường giáo dục, vì các em học sinh.
"Điều quan trọng là kế hoạch mình đưa ra phải thiết thực, phải tôn trọng ý kiến tập thể và đặt hội đồng trường lên trên hết. Mục tiêu của tôi trong tương lai là xây dựng Trường THPT Nguyễn Du đúng chuẩn mô hình tiên tiến hội nhập, sẽ là nơi để học sinh có cơ hội cọ xát với chương trình quốc tế" - thầy Phú nhấn mạnh.
Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với HS
Ngôi trường "nhộn nhịp" phong trào
Nhằm tạo cho HS một môi trường học tập năng động, giúp các em không chỉ trau dồi kiến thức mà còn rèn luyện kĩ năng, phát huy sở trường, 2 năm học gần đây, Trường THPT Nguyễn Du đã có nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích và đầy hiệu quả từ ý tưởng của vị hiệu trưởng. Trường đã thành lập hàng loạt CLB như CLB bóng đá, bóng rổ, flashmob, hùng biện tiếng Anh... và sắp xếp để HS có trọn vẹn ba buổi chiều tham gia sinh hoạt tại các CLB.
Các em HS cũng đã được trải nghiệm các hoạt động dã ngoại, hoạt động ngoài giờ lên lớp, như thi bóng rổ, bóng đá; các buổi sinh hoạt chuyên đề như "bí mật ba chữ T" (tình bạn, tình yêu, tình dục), "sử dụng facebook thông minh", "học khôn ngoan"... hay các chương trình văn hóa văn nghệ như Nguyễn Du's Got Talent và Endee Coupe; đưa âm nhạc dân tộc như đờn ca tài tử, cải lương... đến gần hơn với HS.
Với chương trình độc đáo "Một ngày làm giáo viên", HS đã có những trải nghiệm đầy ý nghĩa khi được đứng trên bục giảng để thấu hiểu hơn về nghề giáo, yêu quý thầy cô của mình hơn, đồng thời đây cũng là cách để hướng nghiệp, bồi dưỡng cho HS có mơ ước trở thành nhà giáo về sau. Đặc biệt, trường cũng mời những người nổi tiếng và thành đạt đến giao lưu với HS, truyền cảm hứng học tập cho các em HS. Thầy Phú là người lên ý tưởng đặt tên cho 4 dãy nhà chính của trường các tên gọi Trường Sa, Biển Đông, Hoàng Sa, Gạc Ma để giáo dục cho HS về tình yêu với biển đảo quê hương.
Không chỉ có HS, giới phụ huynh cũng được nhà trường thành lập riêng một CLB có tên "Giá trị truyền thống Việt" sinh hoạt định kỳ với nhiều chủ đề khác nhau. Ví dụ mới đây nhất, nhà trường tổ chức chuyên đề "Đồng hành cùng con mùa tuyển sinh" để giúp phụ huynh hiểu hơn về các quy chế thi, lựa chọn ngành, về vấn đề tâm lý mùa thi, dinh dưỡng cho con...
Bên cạnh phong trào cho HS, thầy Phú cũng rất chú trọng đến đội ngũ sư phạm nhà trường bằng việc từng bước chăm lo về mọi mặt cho GV, từ tăng tiền khám sức khỏe định kỳ, tăng mức mua bảo hiểm tai nạn, tặng trang phục đầu năm... cho đến trang bị ti vi, máy in, máy vi tính nối mạng, tủ lạnh, lò vi ba, đồ ăn nhanh và đồ uống tự chọn... trong nhà trường để phục vụ thầy cô giáo. Dịp hè 2017, trường thực hiện kế hoạch "48 giờ học tiếng Anh" với người nước ngoài và 5 chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thiết thực cho GV. Mới đây trường tổ chức lớp Tin học văn phòng quốc tế và lớp Yoga dành cho giáo viên.
Từ những đổi mới ấy, năm học vừa qua, thành tích học tập nhà trường đã nâng lên rõ rệt. Năm học 2016-2017, 100% HS đỗ tốt nghiệp và 100% đỗ ĐH, trong đó có 58 em được tuyển thẳng, 23 giải HS giỏi với 5 giải Nhất, 11 giải Nhì và 11 giải Ba; giải Olympic tháng 4 đạt 19 HCV, 18 HCB, 11 HCĐ. Kế tiếp, năm 2017-2018, trường có em Ngọc Khánh đạt giải Á quân toàn quốc cuộc thi Tự hào Việt Nam do Trung ương Đoàn và Bộ GD&ĐT tổ chức, có 24 giải HS giỏi với 5 giải Nhất, 12 giải Nhì, 7 giải Ba, có 41 giải Olympic tháng 4...
Phan Nga
Theo giaoducthoidai.vn
Hải Phòng: Phân bố điểm thi tại tất cả các quận, huyện Tại Hải Phòng, kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 có 20.101 thí sinh đăng ký dự thi. Tỉnh đã thành lập 43 điểm thi, với 846 phòng thi. Tổng số cán bộ, giảng viên, giáo viên tham gia tổ chức kì thi là 2115. Ảnh minh họa/internet Theo báo cáo của Sở GD&ĐT, hiện Sở đã gửi công văn đến đã tổ...