5 triệu chứng khó chịu ở thai kỳ và cách khắc phục
Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, mẹ bầu thường gặp các triệu chứng khó chịu do thay đổi cơ thể khác nhau. Thông thường sẽ có 5 triệu chứng khó chịu ở thai kỳ mẹ bầu nào cũng mắc phải và cách khắc phục như sau.
Nguyên nhân bị ốm nghén mà mẹ bầu thường mắc phải là do sự phát triển mạnh mẽ của các hormone tong cơ thể. Đặc biệt là do xuất hiện HCG.Hormone giúp tạo ra nhu thai và phát triển kể từ tuần thứ 8 của thai kỳ. Triệu chứng ốm nghén mẹ bầu thường gặp như: Buồn nôn, giảm cân, mất nước, nôn ói, …
Phần lớn mẹ bầu bắt đầu bị ốm nghén bắt đầu từ tuần thứ 6 thai kỳ. Chỉ ít trường hợp bị ốm nghén sớm ngay từ tuần thứ 4. Triệu chứng ốm nghén thường giảm dần từ quý 2 của hai kỳ. Một số mẹ bầu bị ốm nghén trong suốt 09 tháng mang thai.
Triệu chứng ốm nghén có thể bị nặng hơn do ảnh hưởng của thói quen ăn uống trước khi mang bầu như ăn đồ cay nóng hoặc các chất béo và do căng thẳng hay do ít vận động đi lại.
Cách khắc phục: Mẹ bầu nên có chế độ ăn hợp lý. Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và nên ăn các loại thực phẩm có chứa hidrat-cacbon tổng hợp như: Các loại rau củ xanh, bánh mì, chuối sẽ giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng buồn nôn. Uống ít nhất 1,5 lít nước/ ngày đảm bảo độ ẩm cho cơ thể.
Trong trường hợp, mẹ bầu bị nôn ói nặng, kéo dài nhiều ngày dẫn đến cơ thể bị mất nước trầm trọng thì các mẹ bầu nên nhập viện để được truyền nước và bổ sung dinh dưỡng theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu cần nạp nhiều năng lượng và bổ sung dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi. Trong giai đoạn này, mẹ bầu thường dễ gặp triệu chứng mệt mỏi do cơ thể cần cung cấp môi trường để nuôi dưỡng phát triển thai nhi.
Thêm vào đó, triệu chứng mệt mỏi còn xảy ra khi mẹ bầu bị thiếu máu. Đặc biệt trong thời kỳ mang thai 03 tháng đầu tiên, mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi do giai đoạn này cơ thể người mẹ cần điều chỉnh cả về khối lượng máu và các chất lỏng khác tăng lên để mang thai. Hiện tượng thiếu máu phần lớn là do hàm lượng sắt thấp làm giảm khả năng vận chuyển của oxy của các tế báo hồng cầu và khiến cơ thể mệt mỏi.
Cách khắc phục: Để giảm thiểu triệu chứng mệt mỏi, mẹ bầu nên có thời gian nghỉ ngơi và ngủ ngon giấc. Mẹ bầu nên tạo cảm giác thoải mái trước khi đi ngủ bằng cách tắm nước ấm, uống một cốc sữa nóng, hay độc một cuốn sách yêu thích giúp thả lỏng cơ thể, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Giấc ngủ sẽ giúp mẹ bầu tràn đầy năng lượng khi thức dậy.
Ngoài ra, mẹ bầu nên bổ sung thêm sắt bằng thuốc chứa sắt kết hợp với các loại thuốc chứa acid folic và các vitamin B6, vitamin B12 theo tư vấn của bác sĩ sẽ giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng trở lại.
Những thay đổi về da thường xuyên xảy ra đối với nhiều mẹ bầu. Sắc tố da của mẹ bầu có thể thay đổi, xuất hiện những đường sọc màu đen ở trên bụng hoặc da bị sậm màu, nổi các đốm đỏ trên mặt, trán và má. Triệu chứng biến đổi sắc tố da của mẹ bầu là do biến động các loại hoóc-môn kích thích sắc tố của da và sẽ biến mất sau khi sinh.
Video đang HOT
Ngoài ra, tình trạng bị rạn da thường gặp ở giai đoạn thai nhi phát triển lớn dần. Vết rạn da thường xuất hiện trên bụng, đùi, ngực có màu đỏ sau mờ dần chuyển thành màu xám bạc. Rạn da là triệu chứng có tính di chuyển. Nếu bà ngoại của bé bị rạn da khi mang bầu thì mẹ bầu rất dễ có khả năng gặp phải triệu chứng này khi mang thi.
Cách khắc phục:
Mẹ bầu nên uống nhiều nước, hay sinh tố có nhiều vitamin để giúp da đẹp hơn. Đồng thời, mẹ bầu nên duy trì thói quen dùng nước ấm khi rửa mặt hay tắm vào mùa lạnh. Đây là cách giúp loại bỏ chất dầu dư thừa trên da và giúp cơ thể mẹ bầu được thư giãn, sảng khoải và có giấc ngủ ngon giấc hơn.
Mẹ bầu cũng nên hỏi tư vấn từ bác sĩ để chọn uống viên sắt hoặc uống vitamin tổng hợp bổ sung để có một làn da đẹp, đủ dưỡng chất chống bị rạn da, da bị sẫm màu khi mang thai. Đặc biệt, mẹ bầu nên sử dụng kem dưỡng chó các thành phần dạng sữa, vitamin hoặc các chiết xuất thảo mộc để thoa nên vùng cổ, bụng,…
Táo bón
Táo bón là triệu chứng gây ra bởi do sức nén từ việc mang thai vào trực tràng và ruột, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa hay do sự thay đổi từ nội tiết tố của cơ thể mẹ bầu.
Cách khắc phục:
Mẹ bầu nên bổ sung thức ăn giàu chất xơ vào bữa ăn như gạo lứt, hoa quả và rau, chẳng hạn như: Khoai lang, bí đỏ, dưa hấu,…Bổ sung Magie kịp thời giúp cơ thể mẹ bầu đủ chất để nuôi dưỡng thai nhi, tốt cho đường ruột phòng tránh táo bón.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên uống đủ nước kết hợp với luyện tập thể dục thường xuyênđể ngăn ngừa bệnh táo bón.
Tiểu nhiều
Mẹ bầu bị triệu chứng tiểu nhiều khi thai kỳ ở sáu tuần đầu tiên. Nguyên nhân là do hormone hCG làm lượng máu trong cơ thể tăng lên khoảng 50% đến vùng xương chậu, thận và làm bàng quang nhanh bị đầy hơn gây ra hiện tượng tiểu nhiều ở mẹ bầu..Triệu chứng tiểu nhiều sẽ giảm dần sau khi sinh.
Cách khắc phục:
Mẹ bầu nên tránh thực phẩm làm cơ thể giữ nước như cà phê, trà, soda, các loại nước ngọt có ga. Đồng thời, mẹ bầu nên uống nhiều nước vào ban ngày và uống ít nước vào ban đêm. Ngoài ra, mẹ bầu nên tìm hiểu và luyện tập các bài tập Kegel. Bài tập này sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát được bàng quang, hạn chế được chứng tiểu nhiều.
Theo Nuongthom
Dấu hiệu yếu sinh lý nữ và cách khắc phục
Dấu hiệu yếu sinh lý nữ và cách khắc phục
Không khó để nhận biết tình trạng yếu sinh lý ở nữ giới bạn đang có một hoặc nhiều tình trạng gây cản trở chuyện quan hệ.
Khô âm đạo
Nguyên nhân chính là do thay đổi nội tiết tố thường xảy ra trong thời kỳ sau sinh và tiền mãn kinh. Một nghiên cứu chỉ ra 50% phụ nữ ở tuổi trên 30 bị khô âm đạo.
Cách khắc phục: dùng keo bôi trơn là biện pháp tạm thời được nhiều phụ nữ lựa chọn. Tuy nhiên biện pháp này không được chuyên gia khuyến khích do không giải quyết được tận gốc vấn đề. Bên cạnh nguyên nhân căng thẳng, thiếu màn dạo đầu lúc yêu thì nguyên nhân thiếu nội tiết tố làm màng âm đạo bị teo lại mỏng đi làm điều tiết dịch nhờn kém hơn. Cân bằng nội tiết tố từ bên trong chính là biện pháp tận gốc cho biểu hiện này.
Giảm ham muốn
Khi nội tiết tố trong cơ thể bị xáo trộn trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh ham muốn tình dục cũng suy giảm dần. Cũng theo khảo sát quốc gia Mỹ trên 1000 phụ nữ có 50% từ 30 - 50 tuổi bị giảm ham muốn. Ham muốn thấp cũng do một số bệnh lý dễ xuất hiện ở phụ nữ sau 40 như tiểu đường, huyết áp và các vấn đề về tâm lý như trầm cảm hoặc đơn giản là không hài lòng về cuộc sống.
Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm hoặc các biện pháp tránh thai cũng có thể tiêu diệt ham muốn tình dục.
Cách khắc phục: chịu đựng, tâm sự với bạn bè rồi thử nhiều cách nhưng không hiệu quả. Vì vậy hãy nói chuyện với bác sỹ để biết chính xác nguyên nhân thuộc về tâm lý hay sự rối loạn nội tiết để từng bước gợi ham muốn tình dục trở lại.
Đau rát khi quan hệ
Có đến 30% nữ giới đau khi quan hệ tình dục theo nghiên cứu được công bố vào tháng 4/2015. Đau có thể xuất phát từ khô âm đạo hoặc xuất phát từ một bệnh lý như u nang buồng trứng, lạc nội tiết hoặc tử cung.
Quan hệ đau đớn cũng có thể liên quan đến tình trạng lỗi do thắt âm đạo thường thắt chặt do bị xâm nhập.
Cách khắc phục: đặt lịch hẹn với bác sỹ chuyên khoa để kiểm tra các vấn đề sức khỏe như u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc viêm âm đạo. Nếu đó chính xác là vấn đề đã gây tình trạng trên bác sỹ có thể khuyên bạn nên tập vật lý trị liệu hoặc dùng thuốc và phẫu thuật để điều trị nguyên nhân gây đau. Còn nếu đau do khô âm đạo cần điều trị dứt điểm tình trạng khô âm đạo trước.
Khó có ham muốn tình dục
Rất khó có ham muốn có rất nhiều lý do có thể do lo lắng hoặc kích thích không đầy đủ vì vậy bạn cần màn dạo đầu nhiều hơn. Nếu bạn bị khô hoặc đau do quan hệ tình dục tâm lý căng thẳng có thể khiến bạn rất khó để có kích thích đủ để nhập cuộc.
Sự thay đổi nội tiết tố do mãn kinh hoặc bạn tình gặp phải những vấn đề tình dục như rối loạn cương dương hoặc xuất tinh sớm cũng khiến tâm trạng khó khăn hơn.
Cách khắc phục: việc trò chuyện thẳng thắn với bác sỹ về những căn bệnh tiềm ẩn trước khi có gắng điều trị. Trong lúc tìm biện pháp khắc phục bạn có thể dồn cảm giác về các điểm dễ kích thích trong suốt cuộc yêu. Các nghiên cứu chỉ ra việc chú tâm lúc lâm trận có thể giúp bạn đạt cực khoái dễ dàng hơn.
Khó đạt cực khoái
Trên thực tế nữ giới khó đạt cực khoái hơn nam giới. Các nhà tư vấn và cố vấn tình dục cho biết việc khó đạt cực khoái là hiện tượng rất phổ biến ở nữ giới nhất là khi đang trải qua giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.
Các nghiên cứu chỉ ra sau 35 tuổi phụ nữ bắt đầu giảm hưng phấn và khó đạt cực khoái luôn thấy mệt mỏi và kém hạnh phúc.
Cách khắc phục: giúp phụ nữ đạt khoái cảm là nhu cầu có thật hiện có nhiều quảng cáo các loại thuốc giải quyết vấn đề này được công nhận. Các chuyên gia khuyên nên tìm ra nguyên nhân sâu xa về các trục trặc nhằm điều trị tận gốc nhằm mang lại hiệu quả cao.
Hệ quả kéo theo của yếu sinh lý là rất nặng nề vì vậy nữ giới cần chú ý phòng bệnh từ sớm trước khi tình trạng này gây rối. Có 5 bước để bạn giữ tư thế chủ động: thu thập các kiến thức bảo vệ sức khỏe sau tuổi 35 đặc biệt chú trọng giúp cơ thể tự sản xuất hormone tình dục, giữ tinh thần vui vẻ thoải mái, có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập thể dục và nhận biết sớm các dấu hiệu yếu sinh lý nữ để khắc phục kịp thời
Theo Soytebackan
Phát hiện bị mụn sinh dục khi mang thai: Mẹ bầu phải làm gì? Đối với bà bầu, mụn sinh dục thật sự là một mối đe dọa. Nguyên do là căn bệnh này dễ lây lan, không có dấu hiệu đặc trưng và có nguy cơ gây ra nhiều nguy hiểm đối với cả mẹ lẫn thai nhi. Mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm và bạn phải cẩn thận với tất cả mọi...