5 thực phẩm mất chất dinh dưỡng khi để trong tủ lạnh
Nhiều người cho đủ loại thực phẩm vào tủ lạnh, thậm chí cả đồ ăn thừa nhưng đó là thói quen sai lầm.
Nhu cầu kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm đôi khi khiến chúng ta bảo quản đồ ăn theo thói quen mà không cân nhắc xem có thực sự cần thiết hay không. Theo Lavanguardia, chuyên gia công nghệ thực phẩm Amparo Gamero (Đại học Oberta de Catalunya, Tây Ban Nha) chia sẻ 5 loại thực phẩm không nên để trong tủ lạnh:
Bánh mì
Bảo quản bánh mì ở nhiệt độ thấp thực tế có thể dẫn đến mất dinh dưỡng khi kết cấu, hương vị giảm sút. “Để bánh mì cắt lát trong tủ lạnh có thể phản tác dụng vì làm tăng độ ẩm tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển”, chuyên gia Gamero giải thích. Phương pháp tốt nhất là bảo quản bánh mì ở nhiệt độ phòng, trong túi giấy để giữ được độ tươi mới.
Không phải mọi loại thực phẩm đều nên bảo quản trong tủ lạnh. Ảnh minh họa: LV
Nhiệt độ quá thấp có thể làm thay đổi độ mịn và độ kem của chocolate. Bảo quản trong tủ lạnh có thể khiến chocolate nhạt màu và khi ăn vào, có cảm giác hơi sạn và giống đất. Chuyên gia Gamero khuyên bạn nên bảo quản chocolate ở nơi mát mẻ, từ 15 đến 20 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp và giữ trong bao bì gốc hoặc hộp kín để tránh mùi hôi, chất gây ô nhiễm.
Tỏi
Nên tránh làm lạnh tép tỏi vì chúng có thể nảy mầm sau vài ngày. Tỏi nảy mầm có vị đắng. “Tủ đựng thức ăn thông thường là nơi tốt để bảo quản tỏi, nhiệt độ lý tưởng khoảng 15 độ. Tỏi cần để cách xa khoai tây vì có thể thúc đẩy quá trình nảy mầm của khoai tây”, chuyên gia Gamero giải thích.
Chuối
Đôi khi, chuối được bán vẫn còn xanh. Làm lạnh quá sớm có thể khiến chuối trở nên cứng và vô vị vì nhiệt độ thấp làm chậm đáng kể quá trình chín. Ngoài ra, vỏ chuối dễ chuyển sang màu nâu, trông không bắt mắt ngay cả khi bên trong vẫn ngon và ăn được.
Video đang HOT
Để ăn chuối ở độ chín mong muốn, tốt hơn là để ở môi trường mát mẻ nhưng không lạnh. Ngoài ra, tránh đặt chuối gần táo trong bát đựng trái cây vì táo chín giải phóng nhiều khí ethylene hơn, có thể đẩy nhanh quá trình chín của chuối.
Cà phê
Trong tủ lạnh, cả cà phê nguyên chất và cà phê xay đều hấp thụ độ ẩm và mất đi hương vị. Nơi tốt nhất để bảo quản cà phê là trong hộp kín ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Để ngăn ngừa lây nhiễm chéo vi khuẩn, tốt nhất bạn nên tách riêng thực phẩm sống với thực phẩm đã nấu chín và bảo quản trong hộp đựng. Thực phẩm ít cần lạnh hơn, chẳng hạn như thực phẩm đã nấu chín, có thể để ở ngăn trên cùng, trong khi đồ uống, nước sốt hoặc mứt được bảo quản ở cánh cửa tủ.
Trái cây và rau có thể được bảo quản ở các ngăn kéo phía dưới, nơi chúng được bảo vệ khỏi cái lạnh trực tiếp.
Các sản phẩm tươi sống như thịt, cá nên cất ở ngăn dưới cùng, bên dưới rau. Ngoài ra, các gia đình cần giữ cho tủ lạnh sạch sẽ bằng cách vệ sinh kỹ lưỡng 1 lần mỗi tháng.
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
Ở Việt Nam, có 1 loại rau rất rẻ, nhưng cực tốt cho sức khỏe, giàu canxi.
Trước đây, rau càng cua thường mọc dại ở vườn, bên cạnh luống rau, lề đường. Loại rau không cần chăm bón nhiều, chỉ cần môi trường ẩm ướt hay nước mưa là mọc nhanh và tốt. Hoa của chúng vươn lên như những cái càng cua nên được gọi rau càng cua.
Đặc biệt, loại rau dại này lại rất giàu dinh dưỡng. Trong 100g rau càng cua 92% nước, 105kJ năng lượng, 0.5g protein, 0.3g chất béo, 5.9g carbohydrate, 34mg phospho, 277mg kali, 124mg canxi, 62mg magie, 3.2mg sắt, 5.2mg vitamin C,...
Với hàm lượng canxi như trên, thì nhiều loại sữa bán trên thị trường còn kém xa. Rau càng cua không chỉ là một món ăn dinh dưỡng mà chúng còn ít calo nên rất thích hợp cho người cần giảm cân, trẻ nhỏ, người già, phụ nữ loãng xương, tiề.n mãn kinh...
Rau càng cua giàu dinh dưỡng.
Công dụng của rau càng cua
Theo đông y, rau dại càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan má.u ứ. Càng cua được dùng để hỗ trợ bệnh nhiễ.m trùn.g hô hấp như ho, viêm họng, đau họng...Rau càng cua cũng rất tốt cho những bệnh nhân bị viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày - ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét.
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu má.u thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ má.u.
Các vi khoáng kali, magiê trong rau càng cua tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp... Những người bị đau bụng, ghẻ lờ, mụn nhọt dùng rau càng cua cũng rất có lợi vì tính thanh mát giải nhiệt của loại rau này.
Chế biến món rau càng cua
Rau càng cua có thể ăn sống, trộn salad rất ngon vì chúng nhiều nước, ăn giòn giòn, có vị chua chua. Rau càng cua hái về làm sạch, để ráo nước, trộn cùng nước salad, thêm trứng là tạo được món ăn giảm cân hữu hiệu.
Rau càng cua dùng để nấu canh thịt, canh cua, vì rau nhanh chín nên không cần nấu lâu. Loại canh này vừa thanh mát vừa giúp bổ sung canxi rất tốt bồi dưỡng tránh còi xương cho trẻ nhỏ. Những phụ nữ mãn kinh dùng các loại canh này đều rất tốt.
Rau càng cua dùng làm món luộc, ép lấy nước uống hàng ngày giúp giảm cân và hỗ trợ tiêu hóa, thanh nhiệt.
Những bài thuố.c từ rau càng cua
- Rau càng cua trị viêm họng: Dùng rau càng cua 50 - 100g, rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống hàng ngày. Dùng liền 3-5 ngày.
-Rau càng cua giảm tiểu đường: Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm (có thể dùng chanh), ếch 1 con (100g), lộ.t d.a, làm sạch bỏ đầu, lấy thịt tẩm bột, rán chín vàng. Tất cả trộn đều, ăn tuần 2-3 lần.
-Rau càng cua phòng trị thiếu má.u: Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò 100g, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn, nóng với cơm. Một tuần ăn 3 lần.
- Rau càng cua giúp lợi tiểu: Rau càng cua 150-200g, sau khi đã rửa sạch thì cho thêm 300ml nước đun sôi để nguội, chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền 5 ngày.
- Rau càng cua chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): Rau càng cua nấu ước rồi uống, mỗi lần dùng khoảng 100g rau.
- Rau càng cua trị chứng chín mé (sưng tấy, chưa vỡ mủ): Rau càng cua 100 - 150g mang đi rửa sạch rồi cho 250ml nước, đun sôi chia 2 lần uống trong ngày. Còn lại bã thì dùng đắp bên ngoài da.
- Rau càng cua thanh nhiệt chữa mụn nhọt: Rau càng cua 150g, rửa sạch ăn sống, hoặc xay nước uống hàng ngày giúp thanh nhiệt, bã có thể đắp bên ngoài da
Cách trồng rau càng cua trong chậu dễ dàng
Rau càng cua mọc dại ở những nơi có độ ẩm cao. Chúng có thể mọc lề đường, mọc ké ở chậu cây cảnh. Bạn hoàn hoàn có thể trồng chúng ở thành phố bằng những chậu treo, chậu nhựa trong nhà.
Bạn chỉ cần nhổ vài nhánh càng cua, giâm vào đất tơi xốp, tưới nước đều là chúng lên rất nhanh.
Rau càng cua không cần chăm bón nhiều, chỉ cần gặp đủ ẩm là cây lên xanh tốt. Nếu ở thành phố bạn có thể trồng trong chậu nhỏ, để ban công.
Uống nước ép táo tự làm có an toàn không? Nước ép táo là đồ uống ngon miệng và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên cần lưu ý, nước ép táo tự làm chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn có hại gây ngộ độc thực phẩm. 1. Lợi ích sức khỏe của nước ép táo Táo là một loại trái cây rất phổ biến...