5 thực phẩm giúp cơ thể phòng trị cảm lạnh mùa thu
Gừng, sữa chua, súp gà, quả bơ, rau lá giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng để chống lại cảm lạnh.
Theo India News, gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa và kháng khuẩn, giảm cảm giác buồn nôn. Bạn pha trà gừng và thêm một chút mật ong.
Sữa chua nhiều canxi, vitamin, khoáng chất, lợi khuẩn probiotic, kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Nên ăn sữa chua không đường kèm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như dâu, nho để giải cảm.
Súp gà nhiều vitamin, khoáng chất, protein tốt giúp cơ thể nhanh hồi phục sau cơn bệnh. Súp còn làm dịu các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp nhờ chứa chất chống viêm; làm thông tắc nghẽn khoang mũi trong thời tiết lạnh, tăng cường hệ miễn dịch.
Rau lá chứa nhiều vitammin, khoáng chất, chất xơ, cung cấp đầy đủ vitamin A, C, K. Rau còn có đặc tính kháng khuẩn.
Quả bơ dồi dào vitamin, khoáng chất, axit oleic giúp giảm viêm và tăng cường chức năng miễn dịch.
Hòa Bình
Video đang HOT
Theo Vnexpress
Bị ho có uống sữa được không?
Nhiều cha mẹ tin rằng cho trẻ bị cảm lạnh uống sữa sẽ làm cho bệnh nặng hơn. Nhưng nghiên cứu mới đây cho thấy đó là quan niệm sai lầm.
Uống sữa không làm cho phổi tiết nhiều chất nhầy hơn, và các nhà khoa học cảnh báo không nên cắt khẩu phần sữa của trẻ vì đó là nguồn năng lượng, canxi, vitamin và khoáng chất quan trọng.
TS. Ian Balfour-Lynn, thuộc Bệnh viện Hoàng gia Brompton ở London, cho biết: "Khoa chúng tôi thường xuyên được nghe các vị phụ huynh nói rằng uống sữa làm tăng sản sinh chất nhầy từ phổi, và vì vậy họ ngừng cho con uống sữa.
"Điều này đặc biệt hay gặp ở những bệnh nhi bị bệnh liên quan đến tiết chất nhầy quá nhiều. Ví dụ, bệnh xơ nang và rối loạn vận động nhung mao tiên phát, nhưng cũng bao gồm trẻ bị thở khò khè hoặc hen.
"Thật vậy, nhiều người tin rằng mọi bệnh hô hấp đều nên tránh uống sữa, kể cả cảm lạnh thông thường".
Ông cho biết thêm quan niệm rằng sữa có thể tạo ra nhiều đờm trong khi súp gà làm long đờm có thể đã bắt đầu vào năm 1204 bởi Moses Maimonides, một thủ lĩnh tinh thần Do Thái và là bác sĩ pháp y, đã đề cập đến điều này trong một tiểu luận về bệnh hen.
TS. Benjamin Spock, một thầy thuốc nhi khoa nổi tiếng, sau đó đã lặp lại tuyên bố này trong cuốn sách bán chạy nhất của mình có tên "'The Common Sense Book of Baby and Child Care"(Thường thức về Trẻ em và Chăm sóc Trẻ em) năm 1946.
Cuốn sách đã bán được hơn 50 triệu bản tính đến thời điểm tác giả qua đời vào năm 1998.
Kể từ năm 1948, nghiên cứu khoa học đã bắt đầu chứng minh quan niệm này là không đúng nhưng nó vẫn tiếp tục lan truyền.
Một giả thuyết chưa được chứng minh là một protein có nguồn gốc từ việc tiêu hóa một số loại sữa sẽ khởi động gen làm tăng tiết dịch nhầy.
TS. Balfour-Lynn cho biết toàn bộ điều này xảy ra ở ruột, và chỉ có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp nếu sự toàn vẹn của ruột bị suy yếu do nhiễm trùng và cho phép protein sữa đi khắp nơi trong cơ thể.
Thay vào đó, quan niệm sai lầm này có thể bắt nguồn từ cảm giác của sữa trong miệng.
Sữa là một loại nhũ tương và nước bọt có chứa các hợp chất khiến nó dính hơn và nhanh chóng tương tác với nhũ tương để làm cho nó đặc hơn.
Điều này có thể ảnh hưởng đến cảm giác trực quan của sữa trộn lẫn với nước bọt, cả về độ đặc phủ lên miệng và sau khi nuốt.'
Đây có thể là lý do tại sao rất nhiều người nghĩ rằng có nhiều chất nhầy hơn được tiết ra trong khi thực tế đó là tổng hợp nhũ tương sữa có cảm giác nhày dính trong miệng và cổ họng.
"Nhiều bệnh nhân hen có cảm giác bệnh hen trở nên nặng hơn do uống sữa và thường kiêng sữa.
"Trong khi dị ứng hoặc không dung nạp lactose thường được cho là vấn đề, trong thực tế rất hiếm khi các triệu chứng hô hấp là biểu hiện duy nhất của dị ứng thực phẩm".
"Sữa là nguồn canxi chủ yếu cho trẻ em và người lớn cũng như nguồn cung cấp nhiều vitamin.
"Lượng canxi đầy đủ là rất quan trọng cho sự phát triển của sức khỏe xương bình thường và phòng ngừa loãng xương trong tương lai.'
Nghiên cứu đã cho thấy những trẻ không uống sữa thường thấp hơn, giảm mật độ khoáng xương và có nhiều nguy cơ gãy xương hơn.
Sữa cũng là nguồn năng lượng quan trọng cho trẻ em và bỏ mất nguồn calo quan trọng này đặc biệt có hại đối với trẻ nhỏ bị xơ nang do nhu cầu năng lượng tăng của chúng", TS. Balfour-Lynn nói thêm.
Ông kết luận: "Trong khi chắc chắn kết cấu của sữa có thể làm cho một số người cảm thấy chất nhày và nước bọt đặc hơn và khó nuốt hơn, không có bằng chứng cho thấy sữa gây tiết nhiều chất nhầy.
"Sữa là nguồn cung cấp calo, canxi và vitamin quan trọng cho trẻ em. Các bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu cần xóa bỏ quan niệm sai lầm rằng uống sữa sẽ gây tiết nhiều đờm".
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Archives of Disease in Childhood.
Dị ứng sữa là gì?
Dị ứng sữa là khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng bất thường với sữa.
Phản ứng với sữa, giống như với các tác nhân kích thích khác, thường nhẹ, gây phát ban đỏ, ngứa, sưng và thậm chí nôn.
Tuy nhiên, nó có thể gây chết người và dẫn đến sốc phản vệ - có thể chết trong vài phút.
Sốc phản vệ dẫn đến tụt huyết áp nghiêm trọng và có thể gây ngừng tim. Mỗi năm ở Anh có khoảng 20 người chết vì sốc phản vệ.
Các chuyên gia không biết chắc có bao nhiêu người bị dị ứng sữa, nhưng tuyên bố đây là một trong những loại dị ứng phổ biến nhất.
NHS khuyên bệnh nhân bị dị ứng sữa hoặc dị ứng với các yếu tố kích thích tiềm năng khác như lạc nên kiêng hoàn toàn những thực phẩm này.
Dị ứng sữa khác với không dung nạp lactose, là vấn đề tiêu hóa phổ biến đối với lactose - một loại đường thường thấy trong sữa.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Những bệnh cần phòng tránh cho trẻ khi đi học Trong thời gian mới bắt đầu đi học, trẻ thường dễ bị nhiễm mầm bệnh ở trường. Dưới đây là những bệnh thường lây nhiễm được các bác sĩ nhi khoa hướng dẫn phòng tránh, theo Fox News. Ảnh minh họa Cảm và cúm Theo Trường Y Johns Hopkins (Mỹ), hầu hết trẻ sẽ bị cảm ít nhất 6-8 lần/năm. Nhiều cha mẹ...