5 thực phẩm cần tránh khi bị viêm loét dạ dày
Người bị viêm loét dạ dày nên tránh cà phê, rượu, đồ ăn cay, thực phẩm có tính axit vì chúng có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Chọn đúng thực phẩm sẽ giúp người bị loét dạ dày giảm triệu chứng. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Một vấn đề sức khỏe mà mọi người thường gặp phải là loét dạ dày, tình trạng này có thể trầm trọng hơn nếu bạn không ăn đúng loại thực phẩm.
Chia sẻ với Health Shots, tiến sĩ Deepak Lahoti, Giám đốc cấp cao, khoa Tiêu hóa, Gan và Nội soi, Bệnh viện Chuyên khoa Max Super, Patparganj, New Delhi (Ấn Độ), cho biết hầu hết trường hợp loét dạ dày cần dùng thuốc kháng sinh và thuốc được chỉ định.
Tuy nhiên, một số thực phẩm chúng ta tiêu thụ hàng ngày có thể làm tăng thêm axit và làm tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Thực phẩm cần tránh
Cà phê và rượu
Cơ thể có một lớp niêm mạc bảo vệ dọc theo đường tiêu hóa và nó có thể bị bào mòn nếu bạn uống rượu. Khi điều đó xảy ra, lớp niêm mạc có thể bị viêm và chảy máu. Cà phê có chứa caffeine hay không chứa caffeine đều có thể làm tăng sản xuất axit và làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh loét.
Video đang HOT
Thực phẩm này có thể là thứ bạn yêu thích nhưng nó cũng gây khó chịu cho người bị loét dạ dày. Tốt nhất, bạn nên đợi cho đến khi vết loét lành lại rồi bạn mới có thể thưởng thức chocolate.
Đồ ăn cay
Thức ăn cay là một trong những nguyên nhân chính gây loét dạ dày. Điều này có thể không đúng trong mọi trường hợp, nhưng ở một số người, chúng khiến các triệu chứng loét trở nên trầm trọng hơn.
Thực phẩm có tính axit
Người bị loét dạ dày nên tránh các thực phẩm như cam quýt và cà chua. Đau dạ dày có thể xảy ra nếu bạn ăn trái cây họ cam quýt.
Nhưng đau dạ dày cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn như loét dạ dày. Nếu thường xuyên ăn trái cây họ cam quýt và nhận thấy chúng khiến dạ dày nặng hơn và gây đau, bạn nên đi khám bác sĩ.
Uống quá nhiều trà
Uống quá nhiều trà không tốt cho bệnh loét dạ dày do có khả năng làm giãn cơ thắt thực quản dưới và tăng sản xuất axit dạ dày.
Caffeine trong trà thậm chí có thể làm trầm trọng thêm hoặc gây ra chứng ợ nóng (ợ chua và trào ngược axit).
Lựa chọn thực phẩm tốt cho bệnh loét dạ dày
Các loại thực phẩm sau đây có đặc tính bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại axit.
Cà rốt: Một số tình trạng như viêm dạ dày hoặc viêm niêm mạc dạ dày có thể xảy ra do tổn thương niêm mạc dạ dày. Nước ép cà rốt chứa vitamin A có thể giúp ngăn ngừa những vấn đề này.
Bí đỏ: Mặc dù có hàm lượng calo thấp, bí đỏ lại chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin A và C, giúp chữa lành vết loét dạ dày.
Ớt chuông và dưa đỏ: Vitamin C có thể được tìm thấy với số lượng lớn trong ớt chuông và dưa đỏ. Loét thường gặp hơn ở những người thiếu vitamin C.
Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư dạ dày tuyệt đối không bỏ qua
Cả hai bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi ung thư dạ dày đều xuất hiện tình trạng đau bụng, chán ăn, đã uống thuốc nhiều nơi nhưng không đỡ...
Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư dạ dày
Bệnh nhân N.V.B (60 tuổi, Quang Húc, Phú Thọ) gặp tình trạng đau vùng thượng vị đã nhiều ngày nay. Vừa qua, bệnh nhân đến thăm khám tại TTYT huyện Tam Nông, Phú Thọ và được các bác sĩ chỉ định nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng.
Qua nội soi phát hiện đoạn thực quản sát tâm vị có ổ loét nông, quan sát tiếp thấy ổ loét lớn phía bờ cong nhỏ KT~(1,8x2,2)cm, Test HP( ). Bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm loét thực quản do trào ngược/ tổn thương bờ cong nhỏ dạ dày và theo dõi ung thư dạ dày.
Cùng thời điểm đó, Trung tâm đã tiếp nhận thêm 1 trường hợp bệnh nhân P.D.B (67 tuổi, Thanh Uyên, Phú Thọ) gặp tình trạng đau bụng, chán ăn, đã uống thuốc nhiều nơi nhưng không đỡ.
Sau khi tiến hành nội soi dạ dày phát hiện ổ loét hang vị KT~(1,7x2,0) cm đáy hoại tử, bờ co kéo mật độ chắc, Test HP( ). Bệnh nhân được chẩn đoán: Loét hang vị dạ dày và theo dõi ung thư dạ dày.
Cách phòng tránh ung thư dạ dày
Theo BS. Phạm Trung Dũng - Khoa Xét nghiệm - CĐHA, từ đầu năm 2024 tới nay, Trung tâm đã nội soi và phát hiện rất nhiều ca viêm dạ dày, loét dạ dày nghiêm trọng, nghi ngờ ung thư dạ dày.
Ảnh minh họa
Viêm loét dạ dày - tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non) và chủ yếu là do vi khuẩn HP gây ra. Đặc biệt là khi viêm loét dạ dày mạn tính, nó bào mòn lớp niêm mạc dạ dày gây ra dị sản hoặc loạn sản. Đây chính là các thay đổi tiền ung thư trong tế bào và sẽ dẫn đến ung thư nếu không được điều trị.
Bác sĩ khuyến cáo, để phòng bệnh ung thư dạ dày, người dân cần chú ý điều trị dứt điểm các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, đặc biệt khi nhiễm HP kèm theo.
Đồng thời người dân nên thay đổi lối sống, cụ thể như:
- Ăn uống lành mạnh, nhiều rau củ quả, hạn chế đồ nướng, đồ ướp muối
- Tập luyện thể dục thể thao
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Đặc biệt, người dân cần chú ý khám sức khỏe định kỳ hàng năm, thực hiện tầm soát để phát hiện sớm ung thư dạ dày.
7 mẹo giảm say rượu bia nhanh chóng và rất dễ thực hiện Nước lọc, mật ong, trà gừng, nước chanh ... đều là những nguyên liệu đơn giản có thể giúp bạn tỉnh ngay cơn say, tăng cường sức khỏe và nhanh chóng phục hồi cơ thể. Những buổi gặp gỡ, tiệc tùng hay dịp lễ hội luôn đi kèm với những ly rượu, ly bia. Tuy nhiên, sau những giờ phút vui vẻ ấy,...