5 thói quen tạo ra khoảng cách giữa những đứa trẻ
Nghiên cứu 20 năm của Đại học Harvard phát hiện những đứa trẻ làm việc nhà và không làm việc nhà thì tỷ lệ có việc làm là 15:1.
Một nhà giáo dục nói: “Bản chất của giáo dục là trau dồi thói quen”. Điều mở ra khoảng cách giữa những đứa trẻ không phải IQ mà là thói quen đã hình thành từ thời thơ ấu. Giai đoạn còn bé là thời gian tốt nhất nuôi dưỡng thói quen.
Đây là 5 thói quen sẽ tạo ra khoảng cách giữa những đứa trẻ:
1. Đúng giờ: Giúp trẻ thành người đáng tin cậy
Trong một lớp vẽ có hai đứa trẻ rất khác nhau. Bé trai thường đến muộn và lười biếng trong việc luyện tập. Bé gái đến sớm, lặng lẽ ngồi vẽ trong khi chờ cô giáo. Những hôm mưa chỉ có bé gái được mẹ đưa tới lớp. Sau một thời gian, bé gái có kỹ năng thành thục, trong khi bé trai vẫn bì bõm. Hỏi bí quyết, mẹ bé gái nói: “Không có gì đặc biệt. Học tập tốt cần có chút thiên phú, nhưng thái độ thì quan trọng hơn. Tôi yêu cầu con gái mình làm gì cũng phải nghiêm túc và điều kiện tiên quyết để chăm chỉ trong học tập là phải đúng giờ”.
Dạy trẻ thói quen đúng giờ từ khi biết xem đồng hồ. Ảnh: Sohu.
Thái độ xác định hành động và hành động tự nhiên xác định thành tích. Có một câu nói rằng người đúng giờ không nhất thiết phải xuất sắc nhưng người xuất sắc nhất quyết phải đúng giờ. Bởi vì đúng giờ là biểu hiện của người có kỷ luật, tự giác và trách nhiệm, giúp một người trở nên đáng tin cậy, dễ có được cơ hội tốt để phát triển trong tương lai.
Một số trường học ở Anh đã áp dụng tiền phạt với phụ huynh có con hay đến trễ để rèn thói quen tôn trọng giờ giấc cho trẻ. Thói quen này tưởng như là một chi tiết nhỏ, nhưng lại có tính quyết định thành công hay thất bại, cũng như cho thấy sự giáo dục và tu luyện của một người. Hãy dạy trẻ đúng giờ từ lúc chúng biết về thời gian.
2. Vận động: Tăng tư duy, khả năng cạnh tranh
Giáo sư Hong, một nhà khoa học não bộ cho biết: “Tập thể dục sẽ kích thích cơ thể tiết ra nhiều loại hoạt chất và tăng cường phát triển trí tuệ. Khả năng tư duy, tự kiểm soát, sức chịu đựng, khả năng cạnh tranh và hợp tác của trẻ cũng sẽ tăng lên”.
Trẻ dưới 5 tuổi cần vận động 3 giờ mỗi ngày. Ảnh: Azmogabg.
Video đang HOT
Các chuyên gia Anh cũng chỉ ra rằng thể thao là một cách giáo dục ưu tú. Đối với trẻ em từ một đến 5 tuổi phải được vận động hoặc hoạt động ít nhất ba giờ mỗi ngày. Nếu có thể, bạn hãy cho con tập ít nhất một môn thể thao từ khi còn nhỏ. Sau giờ học, đừng vội để con vùi đầu vào bài tập về nhà, mà hãy cho trẻ chơi cầu lông, dây thừng, bóng hoặc chạy…
Đừng để con cái chúng ta làm những “búp bê nhựa” buồn chán trong nhà, hãy để chúng được toát mồ hôi.
3. Sắp xếp, dọn dẹp: Bồi dưỡng tính ngăn nắp và khả năng tập trung
Một chuyên gia trong lĩnh vực sắp xếp nhà cửa kể rằng, khi cô tới nhà một khách hàng đã vô cùng ngạc nhiên trước căn phòng của đứa trẻ có hàng đống sách và đồ chơi khắp mọi nơi. Quần áo bày bừa, mùi của căn phòng thật khó chịu. Mẹ đứa trẻ phàn nàn: “Nó phải học cả ngày”.
Trong một căn phòng giống như nhà kho, làm sao một đứa trẻ có thể chuyên tâm học tập?
Dưới sự khuyến khích của chuyên gia, những đứa trẻ trong nhà này tham gia vào dọn rác, sắp xếp lại căn phòng. Sau vài giờ, phòng sạch sẽ và gọn gàng. Đứa trẻ ngồi vào bàn học với sự hồ hởi và đọc sách mà quên mất sự tồn tại của người xung quanh. Chỉ cần dọn dẹp, con trẻ tự nhiên đã tập trung vào việc học.
Một khảo sát của Đại học Harvard cho thấy trẻ em có bàn làm việc gọn gàng, sạch sẽ thường có điểm tốt, tính cách vui vẻ, tập trung. Ngược lại, những đứa trẻ sinh hoạt lộn xộn, vứt đồ bừa bãi, thì thường hay lề mề, lười nhác, điểm số cũng nhàng nhàng.
Không nên coi nhẹ tác dụng của việc để trẻ tự sắp xếp không gian sinh hoạt của chúng. Thông qua việc này có thể rèn năng lực quan sát, khả năng tự lập, khả năng tự quản lý của trẻ, cũng như giúp tự điều chỉnh cảm xúc. Xa hơn, giúp trẻ tự hoạch định học tập, cũng như cuộc đời mình.
4. Đọc sách: Mang lại sự giàu có cho tâm hồn
Nhà giáo dục Suhomlinski nói: “Một đứa trẻ không đọc sách tiềm ẩn khả năng học tập kém cỏi”. Nghe có vẻ đáng sợ, nhưng không phải không có lý.
Một khảo sát cho thấy, đứa trẻ thích đọc sách sẽ có thành tích học tập bình quân cao hơn nhiều so với những trẻ không chịu đọc, 80% những người thi đỗ với điểm cao nhất đều là những người thích đọc sách.
Đọc sách nuôi dưỡng trái tim biết rung cảm cho trẻ. Ảnh: Sina.
Thói quen này nên bắt đầu từ khi trẻ trong bụng mẹ. Người mẹ chạm vào bụng và đọc nhẹ nhàng để trẻ cảm nhận được nhịp điệu của ngôn ngữ và tiếp tục việc đọc khi trẻ ra đời. Đến lúc biết mặt chữ, bạn có thể để con tự đọc. Những đứa trẻ sớm kết bạn được với sách trong đời thì sẽ có nội tâm giàu có, suy nghĩ sâu sắc, ít có khả năng rơi vào nhận thức thiên kiến, mù quáng.
Đọc sách không chỉ là một thói quen tốt, mà còn cho đứa trẻ một trái tim biết rung cảm trước mọi nhịp điệu cuộc sống.
5. Làm việc nhà: Trau dồi khả năng tự chăm sóc và trách nhiệm
Nhiều bậc cha mẹ không muốn con cái làm việc nhà, lo con mệt, không có thời gian làm bài tập hoặc sẽ gây rắc rối.
Đại học Harvard đã thực hiện nghiên cứu trong 20 năm, phát hiện rằng những đứa trẻ làm việc nhà và không làm việc nhà thì tỷ lệ có việc làm là 15:1 ở tuổi trưởng thành và tỷ lệ tội phạm là 1:10.
Dạy trẻ làm việc nhà để trau dồi cho bé khả năng tự chăm sóc và chịu trách nhiệm. Ảnh: Sina.
Nhà tâm lý học Seidz cho biết: “Con người giống như gốm sứ và thời thơ ấu giống như đất sét tạo ra gốm sứ. Loại giáo dục nào sẽ trở thành nguyên mẫu ấy”.
Một đứa trẻ có khả năng bay sẽ bay cao và một đứa trẻ có thói quen tốt sẽ bay xa.
Bảo Nhiên
Theo Alubouwang/VNE
Câu nói "Con trai lớn tránh mẹ, con gái lớn tránh cha" chỉ đúng một phần và lời giải thích của chuyên gia tâm lý giúp phụ huynh hiểu rõ hơn
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, con trai quá gần mẹ sẽ thiếu đi sự nam tính, quyết đoán, nhưng nếu con gái gần gũi cha sẽ tự tin hơn trong hôn nhân và cuộc sống.
Người Trung Quốc có câu: "Con trai lớn tránh mẹ, con gái lớn tránh cha" và được mọi người duy trì truyền thống này trong hàng ngàn năm qua. Trên thực tế, đây chỉ là một hướng dẫn về giáo dục giới tính để trẻ con có thể phân biệt sự khác nhau giữa nam giới và nữ giới, hay quyền riêng tư, cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ cảm xúc và tính cách thì các chuyên gia tâm lý cho rằng, con trai thật sự cần tránh mẹ nhưng con gái không nhất thiết phải tránh cha.
Trước hết, chúng ta cần phải chắc chắn rằng: "Con trai lớn cần phải tránh mẹ"
Mỗi đứa trẻ khi sinh ra, bất kể là trai hay gái thì người cho chúng cảm giác an toàn nhất chính là mẹ. Đặc biệt đối với con trai, thời thơ ấu của bé rất cần duy trì mối quan hệ mật thiết với mẹ, bởi tình yêu thương của mẹ có thể giúp cho chúng phát triển toàn diện và tối ưu. Tuy nhiên, khi đến một độ tuổi nhất định, nếu như con trai vẫn gắn bó quá mức với mẹ thì sẽ dễ dàng trở thành một người không quyết đoán.
Gần đây, một cô gái đã chia sẻ câu chuyện về việc bạn trai cô không đưa ra được bất cứ quyết định gì. Mỗi lần họ bàn bạc để làm điều gì đó, chàng trai luôn nói: "Bất luận là trước khi làm việc gì, anh nghĩ rằng mình nên hỏi ý kiến mẹ sẽ tốt hơn". Thậm chí cô cũng chia sẻ việc, họ cùng nhau đi mua sắm. Cô đã chọn cho anh một chiếc áo thun màu xanh rất đẹp, nhưng anh lại nói rằng mẹ anh bảo màu xám sẽ đẹp hơn. Mỗi lần đi chơi, mẹ anh ấy gọi điện thoại liên tục. Có lần đến nhà anh chơi, cô vô tình nhìn thấy anh thay đồ nhưng không khóa cửa, và mẹ cứ thể bước vào. Cô nói rằng cô không mong bạn trai cô quá tài giỏi hay xuất sắc, nhưng ít nhất anh ấy nên là một người đàn ông có chính kiến của riêng mình.
Quay trở lại vấn đề con trai quá gần gũi mẹ. Không ít phụ huynh đã quan tâm quá mức đến cuộc sống của con trai, thay con giải quyết nhiều vấn đề khác nhau. Nhân danh tình yêu, người mẹ đã can thiệp vào đời sống riêng tư của con, điều này khiến con trở nên yếu đuối, thiếu sự khám phá. Từ đây, con sẽ dần sống phụ thuộc, lười biếng và khi gặp phải điều gì khó khăn sẽ chờ xin ý kiến của mẹ, không có chính kiến cũng chẳng có trách nhiệm. Vì vậy, nếu như con trai quá gần gũi với mẹ thì trẻ có thể thiếu đi sự nam tính, mạnh mẽ vốn có.
Không những thế, nếu con trai luôn bám lấy mẹ sẽ ảnh hưởng đến hôn nhân sau này của chúng. Có rất nhiều người mẹ không có cách nào rời khỏi được con, luôn muốn nhìn con trong tầm mắt của mình. Họ thường muốn chồng và con trai cùng yêu mình, ngoài ra cũng sợ con dâu đánh cắp tình yêu của chúng. Sau tất cả, họ sợ mất đi vị trí quan trọng trong lòng con nên luôn tham gia vào cuộc sống đời tư cá nhân dù con đã trưởng thành, khôn lớn.
Thứ hai, tại sao con gái không cần phải tránh cha?
Trước đây, mọi người nói rằng, con gái lớn cần phải tránh cha vì để giáo dục về giới tính. Vì khi con gái trưởng thành, chúng bắt đầu có những sự riêng tư cần thiết, có một số bất tiện không thể nói với bố mà chỉ có thể nói với mẹ. Tuy nhiên, xét về mặt tâm lý và cảm xúc thì lại là vấn đề khác.
Các nhà tâm lý cho rằng, người cha đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự trưởng thành của con gái. Thông thường, các bé gái không cảm thấy an toàn và cha là người đàn ông duy nhất trên thế giới truyền cảm giác an toàn cho chúng. Người cha có ảnh hưởng sâu sắc đến sự trưởng thành, việc lựa chọn bạn đời và hôn nhân của con. Nếu như mối quan hệ giữa cha và con gái tốt thì con gái sẽ tự tin và có khả năng dung hòa hôn nhân sau này hơn. Bên cạnh đó, có những bé gái sinh trưởng trong gia đình phức tạp, thiếu thốn tình cha thì chúng sẽ trở nên rụt rè, nhút nhát, ngại giao tiếp với đàn ông và dễ gặp những người đàn ông xấu.
Sau cùng, trai lớn và gái lớn mà chúng ta đang nói đến là gì?
Nghiên cứu tâm lý chỉ ra rằng, trẻ em có nhận thức về giới tính vào khoảng 3 tuổi. Khi ý thức về giới tính bắt đầu nảy mầm trong tâm trí của trẻ, chúng sẽ xác định được mình là trai hay gái. Vì vậy, chúng ta sẽ thường thấy, bé gái thích quan sát mẹ mang giày cao gót thế nào, bé trai thích chơi siêu nhân, xe hơi và các đồ chơi khác. Ở độ tuổi này, bố mẹ cần phải cẩn trọng hơn trong mối quan hệ với con. Việc "con trai tránh mẹ" không chỉ về mặt thể chất, mà quan trọng hơn là phải tách biệt về mặt tâm lý. Tuy nhiên, việc "con gái không cần tránh cha" là chỉ nói về mặt tâm lý, cảm xúc nhưng về thể chất vẫn cần có sự tách biệt.
Nguồn: QQ
Bố mẹ đừng quên bồi dưỡng cho con 6 thói quen này để giúp trẻ trở thành một người mạnh mẽ và xuất sắc Bố mẹ cần chú trọng bồi dưỡng những thói quen tốt cho con, bao gồm thói quen sống, học tập và đối xử với mọi người để trẻ luôn trở thành một người mạnh mẽ, xuất sắc. Thời thơ ấu chính là giai đoạn khởi nguồn cuộc đời của trẻ, đó cũng là thời điểm hình thành nên hành vi, thói quen của...