5 thói quen hằng ngày có thể dẫn đến bệnh tiểu đường
Đảm bảo rằng bạn không mắc phải những lỗi phổ biến này.
Loại bỏ căng thẳng là một trong những cách giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, bệnh tiểu đường là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ, và nếu bạn nghĩ mình không có nguy cơ mắc bệnh, hãy xem xét các thói quen hằng ngày của bạn.
Bạn có bắt đầu mỗi giờ nghỉ trưa với một lon nước ngọt trên tay không? Bạn đã ở trên ghế bao nhiêu giờ trong một ngày?
Dưới đây là những thói quen hằng ngày khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, do các bác sĩ cho biết, theo Eat This, Not That!
1. Không uống đồ uống có hàm lượng fructose cao
Tiến sĩ Deena Adimoolam, một bác sĩ nội tiết được đào tạo tại Yale, chuyên về bệnh tiểu đường, thực phẩm làm thuốc và sức khỏe trao đổi chất, cho biết: “Tiêu thụ thực phẩm và đồ uống (đặc biệt là nước ngọt) với xi rô ngô có hàm lượng fructose cao là thói quen xấu số 1″.
“Chúng tôi biết rằng xi rô ngô có hàm lượng fructose cao dẫn đến tình trạng kháng insulin trở nên tồi tệ hơn (và kết quả là lượng đường trong máu cao hơn) có thể thúc đẩy sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2″, tiến sĩ Adimoolam nói thêm.
Lưu ý: “Đọc nhãn dinh dưỡng và chọn thực phẩm/đồ uống không có thêm đường như xi rô ngô fructose cao hoặc tốt hơn là… bạn uống nước!”, tiến sĩ Leo Nissola, một nhà khoa học trị liệu và nghiên cứu miễn dịch học nói.
Tiến sĩ Nissola nói thêm: “Từ bỏ một lon Coke vào bữa trưa và bữa tối có thể mang lại những lợi ích sức khỏe to lớn, bao gồm ngăn ngừa quá tải đường, béo phì và tiểu đường.
“Hãy nhớ rằng khi ăn, cơ thể bạn đang tìm kiếm chất dinh dưỡng hơn bất cứ thứ gì khác. Hãy tránh uống nước ngọt và thay vào đó hãy uống nước khoáng có ga (sparkling water)”, tiến sĩ Nissola nói.
2. Cẩn thận với “đường bổ sung”
Đường bổ sung có thể được ẩn trong mọi thứ, từ nước sốt mì Ý đến nhiều nhãn hiệu bánh mì nổi tiếng. Ngay cả nước trái cây “lành mạnh” cũng có thể có thêm đường; ngay cả nhiều loại nước trái cây không đường cũng có… đường. Tiến sĩ Nissola nói: “Điều quan trọng đối với người dân nói chung là phải hiểu rằng nước ép trái cây không phải là vô hại. Thông thường, nước trái cây ở các địa điểm ăn uống được đóng hộp, có lượng đường cao và được đóng gói với chất bảo quản”.
Tiến sĩ Nissola nói: “Tránh xa đường bổ sung”. Và hãy ăn trái cây của bạn, đừng uống nước ép trái cây.
Video đang HOT
3. Hãy cẩn thận khi bạn thiếu hoạt động
Tiến sĩ Adimoolam cho biết: “Một số hoạt động thể chất hằng ngày có thể giúp giảm lượng đường trong máu và có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2. Hoạt động hằng ngày thậm chí có thể giúp giảm cân và cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn”.
Lưu ý: “Bất kỳ hoạt động thể chất nào cũng quan trọng dù là đi dạo hay chạy bình thường”, tiến sĩ Adimoolam nói.
4. Loại bỏ căng thẳng
Tiến sĩ Adimoolam nói: “Căng thẳng có nhiều tác động đến cơ thể của chúng ta. Căng thẳng mạn tính trong nhiều tháng có thể dẫn đến kháng insulin dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2″.
Lưu ý: “Tập trung vào việc giảm căng thẳng thông qua thiền định hoặc tập thể dục hoặc âm nhạc hoặc thực hiện một hoạt động mà bạn yêu thích!”, tiến sĩ Adimoolam cho biết.
5. Hãy giảm cân về mức bình thường
Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) cho biết: “Bạn có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường loại 2 nếu bạn không hoạt động thể chất và thừa cân hoặc béo phì. Trọng lượng tăng thêm đôi khi gây ra kháng insulin và thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Vị trí của mỡ trong cơ thể cũng tạo ra sự khác biệt. Mỡ bụng tăng thêm có liên quan đến kháng insulin, bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim và mạch máu”.
6. Một số yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn
Gien, đột biến gien, thuốc men và các yếu tố khác đều có thể đóng một vai trò trong việc phát triển bệnh tiểu đường.
NIH cho biết: “Bệnh tiểu đường loại 1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn, hệ thống chống nhiễm trùng của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin của tuyến tụy. Các nhà khoa học cho rằng bệnh tiểu đường loại 1 là do gien và các yếu tố môi trường, chẳng hạn như virus, có thể gây ra bệnh”.
Trong khi đó, bệnh tiểu đường loại 2 – dạng bệnh tiểu đường phổ biến nhất – do một số yếu tố gây ra, bao gồm cả yếu tố lối sống và gien, theo Eat This, Not That!
9 thói quen không ngờ có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường
Bỗng nhiên một ngày, bác sĩ thông báo rằng bạn đã bị tiểu đường! Bạn thực sự sốc và không hiểu tại sao?
Mỗi giờ ngồi ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường lên 3,4% - SHUTTERSTOCK
Nhưng bạn có biết rằng, bệnh tiểu đường không xảy đến đột ngột, mà phát triển theo thời gian. Và chính những gì bạn ăn và thói quen hằng ngày của bạn sẽ dần dần từng bước dẫn dắt bạn đến với bệnh tiểu đường, theo Health Shots.
Vì vậy, điều quan trọng là phải biết được những điều gì trong thói quen sống cần phải tránh, để giảm nguy cơ mắc căn bệnh đeo đẳng suốt đời này.
Sau đây là 9 điều tưởng chừng như vô hại lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
1. Ngồi suốt nhiều giờ
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội nghiên cứu bệnh tiểu đường châu Âu Diabetologia, mỗi giờ ngồi ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường lên 3,4%.
2. Không ăn sáng
Bỏ bữa sáng làm gián đoạn các chức năng của insulin, khiến lượng đường trong máu thất thường. Nó cũng có thể gây ra sự suy giảm chức năng của tế bào beta - cần để biến glucose thành năng lượng.
Nghiên cứu cho thấy, bỏ bữa sáng 4 - 5 ngày mỗi tuần sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 55%, theo Health Line.
3. Thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nội tiết Lâm sàng & Chuyển hóa của Hiệp hội Nội tiết Mỹ, tránh ánh nắng mặt trời thường xuyên có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
Vitamin D điều chỉnh việc sản xuất insulin trong cơ thể và sự thiếu hụt vitamin D sẽ làm tăng mức đường huyết, dẫn đến bệnh tiểu đường.
Bỏ bữa sáng 4 - 5 ngày mỗi tuần sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 55% - ẢNH: SHUTTERSTOCK
4. Ăn quá nhiều
Tuy rằng bạn không nên bỏ bữa sáng, nhưng điều cần thiết là nên ăn uống điều độ, tránh ăn quá nhiều trong suốt cả ngày, vì sẽ dẫn đến béo phì. Mà béo phì là yếu tố góp phần mạnh mẽ vào sự phát triển của bệnh tiểu đường.
5. Dùng đồ nhựa để đựng thức ăn
Ít ai biết những hộp nhựa dùng để đựng và hâm nóng thức ăn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, theo các chuyên gia tại trung tâm Y tế Langone của Đại học New York. Những hộp nhựa này có chứa một số hóa chất có thể ảnh hưởng đến việc kháng insulin, theo powerofpositivity.
6. Không tập luyện sức bền
Một sự thật là rèn luyện sức bền giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard (Mỹ) đã nhận thấy tập luyện sức mạnh có thể làm giảm 34% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hãy thử tập hít đất, kéo xà, plank và ngồi xổm hoặc nâng tạ.
7. Không uống đủ nước
Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày có thể cắt giảm 21% nguy cơ bị đường huyết cao.
Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước, sẽ không thể hoạt động bình thường, dẫn đến lượng đường trong máu có thể tăng lên.
Đặc biệt, người có thói quen uống đồ uống có đường thay cho nước, rất dễ bị tăng mức đường huyết, theo powerofpositivity.
8. Lạm dụng kháng sinh
Một nghiên cứu trên Tạp chí Nội tiết Lâm sàng và Chuyển hóa đã tiết lộ rằng lạm dụng thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường từ 23 đến 53%. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng thuốc kháng sinh có thể ngăn chặn mức độ vi khuẩn tốt trong hệ thống miễn dịch ở ruột, do đó ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và chuyển hóa đường của cơ thể.
9. Thức khuya thường xuyên
Thức khuya thường xuyên dễ dẫn đến thiếu ngủ. Khi bị thiếu ngủ, quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị gián đoạn - ảnh hưởng đến cách cơ thể sản xuất và sử dụng insulin, theo powerofpositivity.
Nguy cơ đột quỵ vì phòng đột quỵ không đúng cách Đột quỵ là nỗi ám ảnh của nhiều người, thường là nguyên nhân của những cái chết đột ngột, hoặc để lại những di chứng nặng nề về thể xác và tinh thần của người may mắn sống sót. Kiểm soát các yếu tố có thể kiểm soát được, duy trì lối sống lành mạnh để phòng nguy cơ đột quỵ - Ảnh...