5 thói quen có thể gây tổn hại sức khỏe tâm thần của bạn
Một tâm trí khỏe mạnh có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn.
Một khi không kiểm soát được việc cảm thấy hối hận về một hành động sai trái, bạn có thể đẩy mình vào trong tình trạng mặc cảm tội lỗi, không thể ngăn cản bạn tập trung hoàn toàn vào bất kỳ một nhiệm vụ cụ thể nào – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sau đây là một số thói quen có thể gây tổn hại cho sức khỏe tâm thần mà bạn nên khắc phục:
1. Cầu toàn
Theo đuổi sự xuất sắc là một thói quen lành mạnh. Cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu luôn là điều cần thiết. Nhưng nhu cầu phải hoàn hảo mọi lúc trên thực tế có thể làm suy yếu nỗ lực của bạn, theo trang tin Careers in Psychology.
Các nhà tâm lý học mô tả chủ nghĩa cầu toàn là tích cực hoặc tiêu cực. Chủ nghĩa cầu toàn tích cực giúp bạn nỗ lực hết mình – với tư cách là người cầu toàn, bạn không bao giờ đem về điều gì ngoài thành quả tuyệt vời. Những thói quen của chủ nghĩa cầu toàn tích cực bao gồm thiết lập các mục tiêu thực tế, bỏ qua thất bại, coi sai lầm là cơ hội để phát triển, giữ sự lo lắng và căng thẳng trong ranh giới lành mạnh và tận hưởng quá trình cũng như kết quả.
Thói quen của sự cầu toàn tiêu cực bao gồm thiết lập các tiêu chuẩn ngoài tầm với, không hài lòng với bất cứ điều gì ngoài sự hoàn hảo, bận tâm với thất bại và xem những sai lầm là bằng chứng của sự không xứng đáng. Nghiên cứu cho thấy sự cầu toàn tiêu cực gây ra đau khổ, sợ phạm sai lầm, bất hòa, không chắc chắn và lo lắng về sự phán xét từ người khác.
2. Tư thế ngồi
Video đang HOT
Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Journal of Behavior Therapy and Experimental Psychiatry, chỉ cần ngồi thẳng lưng có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm.
Một số nghiên cứu khác cho thấy tư thế tốt giúp cải thiện lòng tự trọng và tâm trạng, nhưng kết quả của nghiên cứu mới cho thấy tư thế tốt làm tăng thái độ tích cực, giảm mệt mỏi và giảm sự tập trung ở những người bị trầm cảm nhẹ đến trung bình.
Việc cảm thấy hối hận về một hành động sai trái thường ngăn cản một người thực hiện lại hành vi phạm tội đó. Tuy nhiên, một khi không được kiểm soát, bạn có thể đẩy mình vào trong tình trạng mặc cảm tội lỗi không thể ngăn cản bạn tập trung hoàn toàn vào bất kỳ một nhiệm vụ cụ thể nào.
Những thói quen của cảm giác tội lỗi bao gồm phóng đại các vấn đề, nhận trách nhiệm tạo ra hoặc giải quyết các vấn đề ít liên quan đến bạn, coi mình là người xấu khi phạm tội nhẹ và từ chối tha thứ cho chính mình.
4. Ít vận động
Một lối sống ít vận động có hại cho vòng eo, tim và sức khỏe tinh thần của bạn.
Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm trầm cảm bằng cách giải phóng endorphin và các hóa chất khác tạo cảm giác tích cực, loại bỏ những hóa chất trong hệ miễn dịch khiến trầm cảm nặng thêm và tăng nhiệt độ cơ thể để tạo hiệu ứng xoa dịu.
Tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp bạn tự tin, đánh lạc hướng tâm trí khỏi những lo lắng, cải thiện giao tiếp xã hội và giúp bạn đối phó những căng thẳng trong cuộc sống một cách lành mạnh.
Các thói quen vận động tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn bao gồm tập thể dục không đều hoặc không tập thể dục, tập thể dục đến mức kiệt sức, tập luyện theo hình thức không phù hợp và chỉ tham gia một hình thức tập thể dục, theo The Health Site.
5. Lạm dụng mạng xã hội
Viện Tâm trí Trẻ em, một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận ở Mỹ, nói rằng việc lạm dụng phương tiện truyền thông xã hội đang thúc đẩy sự lo lắng và hạ thấp lòng tự trọng ở thanh thiếu niên.
Các vấn đề sức khỏe tâm thần do sử dụng phương tiện truyền thông xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Báo Telegraph đưa tin một cuộc khảo sát gần đây trên 1.500 người dùng Facebook và Twitter trưởng thành cho thấy 62% đối tượng tham gia có cảm giác không thỏa đáng và 60% thừa nhận có sự ghen tị khi so sánh bản thân với những người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội khác. 30% cho biết chỉ sử dụng hai mạng truyền thông xã hội này khiến họ cảm thấy cô đơn.
Sử dụng quá nhiều mạng xã hội có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe tâm thần của bạn. Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tờ Psychiatric News, gắn kết việc sử dụng nhiều nền tảng truyền thông xã hội với sự gia tăng nguy cơ trầm cảm và lo lắng, theo The Health Site.
Quyên Quân
Thành lập hội đồng chuyên môn tâm thần liên quan dịch Covid-19
Mới đây, Bộ Y tế thành lập Hội đồng chuyên môn về điều trị, quản lý bệnh tâm thần trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Hội đồng do TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai làm chủ tịch. PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế làm Phó chủ tịch.
22 thành viên còn lại là giám đốc bệnh viện chuyên khoa tâm thần và các chuyên gia trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần. Hội đồng có nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện, nghiệm thu tài liệu chuyên môn hướng dẫn về điều trị, quản lý bệnh tâm thần trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Chiều 20/4, tại Trung tâm quản lý, điều hành hỗ trợ chẩn đoán và điều trị Covid-19, hội đồng đã họp, nghiệm thu tài liệu này.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Trọng Khoa, ưu tiên hàng đầu trong các đại dịch như Covid-19 là ngăn ngừa và kiểm soát quá trình lây nhiễm, đặc biệt là giảm thiểu nguy cơ cho các bệnh nhân tâm thần và nhân viên y tế của cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân tâm thần, tăng cường chăm sóc sức khỏe tâm thần liên quan đến stress cho cả người dân, nhân viên y tế, các nhân viên phòng chống dịch.
Bộ Y tế thành lập Hội đồng chuyên môn về điều trị, quản lý bệnh tâm thần trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Ảnh: Việt Linh.
"Hiện tại, các bệnh viện tâm thần không được phân công điều trị ca bệnh dương tính, nhưng nhiệm vụ là phải thực hiện công tác sàng lọc, phân luồng, cách ly", ông Nguyễn Trọng Khoa nhấn mạnh.
Bên cạnh việc xây dựng tài liệu hướng dẫn cho người bệnh tâm thần, ông Khoa cũng đề nghị Viện Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai xây dựng các khuyến cáo bảo vệ sức khỏe tâm thần cho người dân như những người mắc tâm lý lo âu do mất việc làm, cách ly.
Hiện, nhiều đối tượng phải cách ly như cách ly tại bệnh viện, cơ sở tập trung, ở nhà, trong đó nhiều trường hợp gặp vấn đề sức khỏe tâm thần cần sự hướng dẫn, chăm sóc và hỗ trợ về sức khỏe tâm thần. Ngoài ra, nhiều vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe tâm thần như vấn đề kỳ thị của người bệnh, các vấn đề lo âu khác.
Lê Hảo
Nhiều đối tượng đang cách ly gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần Hiện có nhiều đối tượng phải cách ly như cách ly tại bệnh viện, tại cơ sở tập trung, tại nhà, trong đó nhiều trường hợp gặp vấn đề sức khỏe tâm thần cần sự hướng dẫn, chăm sóc và hỗ trợ về sức khỏe tâm thần. Nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc người bệnh, những người hỗ trợ chăm sóc...