5 thay đổi lớn trong mùa tuyển sinh ĐH – CĐ 2013
Ưu tiên thêm vùng khó khăn, giảm chỉ tiêu nhiều ngành, không tổ chức thi môn Văn ở ngành nghệ thuật… là những điểm mới của mùa thi năm nay.
Hôm nay 22/1, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức hội nghị về công tác thi, tuyển sinh năm 2013 và dự kiến sẽ thông qua hàng loạt điểm mới trong tuyển sinh ĐH, CĐ.
Hội nghị này sẽ được thảo luận trực tuyến tại tại 6 điểm cầu trên cả nước là điểm cầu Hà Nội, Thái Nguyên, Vinh, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần thơ. Dự kiến, mọi thay đổi sẽ được quyết định trong hội nghị tuyển sinh diễn ra chiều nay 22/1.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết việc tuyển sinh ĐH, CĐ từ nay đến năm 2015 cơ bản không có nhiều thay đổi và vẫn theo phương thức “3 chung” như các năm trước.
Dừng mở ngành Tài chính Ngân hàng
Năm 2013, Bộ GD-ĐT tạm dừng cấp phép mở mới đối với các ngành Tài chính – ngân hàng bởi số lượng trường đào tạo các ngành này rất lớn,vượt quá nhiều lần so với nhu cầu thực của nền kinh tế.
Cả nước hiện có gần 1000 cơ sở đào tạo ngành kế toán tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh. Số sinh viên đang theo học những ngành này chiếm khoảng 1/3 tổng số sinh viên cả nước. Theo công bố của Viện Nhân lực Tài chính ngân hàng, trong vòng 4 năm tới, số sinh viên tài chính ngân hàng không xin được việc làm sẽ là khoảng 13.000 người.
Khối H, N, S sẽ không tổ chức thi môn Văn
Video đang HOT
Ngày 9/1, Bộ GD-ĐT vừa công bố Đề án thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy vào các trường khối văn hóa – nghệ thuật. Theo đó, trường có tuyển sinh các ngành khối Văn hóa (khối C), chỉ xét tuyển dựa vào kết quả thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT.
Đối với những trường có tuyển sinh các ngành khối Nghệ thuật (khối H, N, S): môn Ngữ văn sẽ xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và điểm tổng kết 3 năm học THPT.
Môn năng khiếu do hiệu trưởng các trường quyết định. Để tổ chức thi các môn năng khiếu này, hiệu trưởng các trường lập Đề án trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt, báo cáo Bộ GD-ĐT trước ngày 31/1/2013.
Giảm chỉ tiêu ngành sư phạm, tăng kỹ thuật – công nghệ
Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2013 sẽ điều chỉnh cơ cấu chỉ tiêu giữa các ngành theo hướng giảm chi tiêu đào tạo nhóm ngành kinh tế – tài chính, quản trị kinh doanh, tăng chỉ tiêu nhóm ngành kỹ thuật công nghệ, nông lâm, y dược, nghệ thuật.
Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo của toàn ngành và của các trường trực thuộc Bộ năm 2013 dự kiến như sau: ĐH hệ chính quy là 133.000 (năm 2012 là 132.819 chỉ tiêu), trong đó chỉ tiêu sư phạm giảm (16.000 năm 2013 so với 20.000 chỉ tiêu năm 2012).
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, việc giảm dần chỉ tiêu sư phạm do tình trạng thừa giáo viên. Bộ sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm trong những năm tới trên cơ sở đánh giá lại thực trạng đội ngũ giáo viên hiện nay so với nhu cầu.
Chỉ tiêu liên thông ĐH,CĐ chính quy được xác định tối đa bằng 20% chỉ tiêu ĐH, CĐ chính quy tương ứng.
Các trường đại học tiếp tục giảm chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp theo lộ trình giảm 20%/năm. Trường trực thuộc dự kiến giảm chỉ tiêu trung cấp chuyên nghiệp nhanh hơn và chấm dứt đào tạo trung cấp trước năm 2017.
Siết chặt đào tạo liên thông
Vừa qua, quy định mới về đào tạo liên thông đã thu hút được nhiều ý kiến đóng góp của dư luận. Theo đó, với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi 3 môn gồm: môn cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành (hoặc thực hành nghề).
Đối với người có bằng tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy do Bộ tổ chức hằng năm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7/2/2013.
Ưu tiên vùng khó khăn
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, năm nay ngoài mở rộng ưu tiên xét tuyển cho những huyện nghèo, cho 20 huyện biên giới, hải đảo thuộc ồng bằng Sông Cửu Long không có trong danh sách 62 huyện nghèo mà Chính phủ quy định để tạo điều kiện cho thí sinh những vùng này có thể vào học H
Ngoài ra, Bộ GD-T mở rộng diện ưu tiên cho 3 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và xem xét để đưa vào Quy chế tuyển sinh năm 2013.
AN HOÀNG
Theo Infonet
"Đám cưới chạy tang"
Ngày 7-2 tới, quy chế mới "siết" đào tạo liên thông ĐH, CĐ của Bộ GD-ĐT có hiệu lực nên lúc này, nhiều trường đang chạy nước rút tuyển sinh liên thông và bằng mọi cách, tất cả phải thực hiện trước ngày 7-2.
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đang thông báo tuyển sinh liên thông CĐ và trung cấp chuyên nghiệp lên ĐH đợt cuối năm 2012. Thông báo tuyển sinh ĐH liên thông chính quy từ CĐ do PGS-TS Nguyễn Mạnh Hùng, hiệu trưởng nhà trường, ký ngày 29-12, nêu rõ: Người tốt nghiệp loại khá trở lên được tham gia dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp; người tốt nghiệp loại trung bình có ít nhất 1 năm kinh nghiệm gắn với chuyên môn đào tạo cũng được dự tuyển. Thí sinh ôn thi ngày 22-1, trường tổ chức thi trong 2 ngày 31-1 và 1-2. Lệ phí ôn thi 1,2 triệu đồng/thí sinh. Để "tạo điều kiện" cho thí sinh đăng ký dự tuyển, trường dãn tối đa thời gian nhận hồ sơ, nhận cả thứ bảy, chủ nhật và ngoài giờ buổi tối trong tuần.
Trường CĐ Bách Việt cũng thông báo tuyển sinh liên thông CĐ chính quy năm 2012 với 12 ngành, đối tượng dự tuyển là người đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp. Trường tổ chức ôn tập từ ngày 14 đến 31-1, thi trong 2 ngày 1 và 2-2.
Những trường ĐH, CĐ ra thông báo tuyển sinh liên thông như 2 trường hợp trên không phải là hiếm và tất cả mọi công việc liên quan phải kết thúc trước ngày 7-2.
Nhiều chuyên gia làm công tác tuyển sinh ở các trường ĐH cho rằng tuyển sinh liên thông thường được các trường lên kế hoạch trước trong năm. Thời gian cho việc tổ chức ôn thi tối thiểu cũng mất 4 hoặc 5 tuần chứ không thể gói gọn trong vòng 1 ngày hay dăm bữa, nửa tháng được. Cũng theo các chuyên gia, sở dĩ các trường gấp gáp từ việc ra thông báo tuyển sinh, ôn tập rồi thi liên thông là muốn né quy chế đào tạo liên thông mà Bộ GD-ĐT mới ban hành.
Bởi vì quy chế này được đánh giá là "siết" đào tạo liên thông với những quy định ngặt nghèo như người tốt nghiệp trung cấp hay CĐ chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp đến ngày nộp hồ sơ liên thông thì vẫn phải thi ĐH, CĐ theo kỳ thi "3 chung" do bộ tổ chức hằng năm...
Việc các trường gấp gáp tuyển sinh liên thông để né quy chế mới về đào tạo liên thông ĐH, CĐ của bộ sẽ có hiệu lực từ ngày 7-2-2013 được ví như "đám cưới chạy tang".
Huy Lân
Theo người lao động
Siết liên thông: Đang học có được chuyển tiếp? Trong khi Bộ GDĐT khẳng định: Thông tư 55 chỉ "chỉnh" chứ không "chặn" người có nhu cầu học, kèm theo các điều kiện để "siết" đầu vào nhằm nâng cao chất lượng. Câu hỏi dư luận cũng như người đang học hệ đào tạo liên thông quan tâm: Người đang học "dở dang" có được "chuyển" tiếp hay phải chịu "thiệt thòi"...