5 smartphone độc đáo nhất nửa đầu 2016
Ngoài những smartphone có khả năng tháo rời và nâng cấp phần cứng bằng module, một số sản phẩm còn sở hữu camera đo được nhiệt độ hay nhìn xuyên màn đêm.
Smartphone giá gần 700 USD của CAT độc đáo ở camera có thể chụp được bản đồ nhiệt từ môi trường xung quanh. Sản phẩm còn sở hữu độ bền cao với bộ vỏ dày có thể chịu rơi từ độ cao 1,8 mét và ngâm nước ở độ sâu 1 mét.
Dù vậy, máy được trang bị cấu hình thấp so với giá khi chỉ có màn hình HD 4,7 inch. Vi xử lý Snapdragon 617 đi kèm với RAM 3GB. Chỉ có pin lên tới 3.800 mAh.
Không được trang bị cảm biến nhiệt như CAT S60 nhưng camera của T3 cũng có thể chụp hình ngay cả trong bóng tối hoàn toàn. Sản phẩm tới từ công ty của Đan Mạch này trông mỏng, thời trang khi có nhiều màu sắc. Tuy nhiên, khung viền cũng được làm từ thép không gỉ cho độ bền cao và vỏ máy chống nước, bụi.
Đắt tiền hơn S60, nhưng cấu hình của Lumigon T3 không hơn nhiều khi chỉ có màn hình HD 4,8 inch, RAM 3GB và dùng chip Helio X10 của MediaTek.
Đây được mệnh danh là smartphone thân thiện nhất khi ra mắt khi cho phép người dùng có thể dễ dàng tự sữa chữa, thay thế linh kiện bị hỏng nếu cần. Linh kiện Fairphone 2 được thiết kế theo cấu trúc từng phần riêng biệt, có thể tháo và ráp nối, thậm chí giúp người dùng tự nâng cấp được phần cứng. Tuy nhiên, bề ngoài Fairphone 2 trông không được đẹp mắt.
Có giá 600 USD, phiên bản cơ bản bao gồm một màn hình 5 inch Full HD, chạy Android với chip Snapdragon 801, RAM 2GB, camera 8 megapixel và pin 2.420 mAh.
Video đang HOT
Cũng sở hữu khả năng tự nâng cấp phần cứng nhưng thông qua các module riêng như camera, loa ngoài hay máy chiếu di động… Thiết kế của Moto Z được trau chuốt hơn nhiều Fairphone 2. Nó cũng không cho phép người dùng tự can thiệp sâu vào các linh kiện bên trong máy, mà chỉ dùng các module hoàn chỉnh dạng như ốp lưng.
Phải tới tháng 7 này, sản phẩm mới có mặt trên thị trường. So với các đối thủ phía trên, cấu hình của Moto Z cao hơn khi dùng chip Snapdragon 820, RAM 4GB và có màn hình 2K SuperAMOLED.
Đây là smartphone đầu tiên có khả năng tháo lắp phần cứng và nâng cấp theo từng module. Tuy nhiên, so với Moto Z, việc tháo lắp các bộ phận trên LG G5 tốn thời gian hơn khi phải rút pin, rồi đưa linh kiện gắn thêm vào bên trong điện thoại. Người dùng có thể tăng dung lượng pin, bổ sung báng chụp hình hay thêm bộ xử lý âm thanh chất lượng cao cho G5.
Smartphone Android của LG có cấu hình khá giống với Moto Z khi dùng chip Snapdragon 820, RAM 4GB và màn hình 2K. Tuy nhiên, camera phía sau lạ hơn với dạng kép, gồm một có độ phân giải 16 megapixel với tiêu cự tiêu chuẩn còn một 8 megapixel với ống kính góc rộng.
Mỹ Anh
Theo VNE
Cận cảnh Moto Z: nâng tầm smartphone dạng tháo-lắp
Những module bổ sung khả năng chơi nhạc, máy chiếu hay pin dự phòng của Moto Z có thể kết nối dễ dàng qua chấu kim loại ở mặt sau, thay vì phải tháo lắp, sau đó khởi động lại máy.
Moto Z và Moto Z Force vừa ra mắt mang đến nhiều ngạc nhiên cho tín đồ công nghệ. Không còn những chiếc smartphone Moto hầm hố, nam tính, Moto Z chạy theo trào lưu smartphone mỏng, nhẹ với thiết kế bo tròn mềm mại.
Chiếc Moto Z nhìn "long lanh" với khung kim loại, vỏ sau có thể tùy biến bằng nhiều chất liệu khác nhau với Moto Maker. Đó có thể là chất liệu da, nylon hoặc gỗ thật. Đây là tính năng hay của smartphone Moto nhưng đáng tiếc, hãng không phổ biến nó tại nhiều thị trường.
Nhìn ảnh này, nhiều người sẽ nghĩ tới những chiếc Samsung Galaxy S7 hoặc S7 edge. Thực tế Moto Z mỏng hơn nhiều (5,2mm). Máy cũng có cụm camera lớn hơn hẳn. Lenovo gọi đây là chiếc smartphone cao cấp mỏng nhất thế giới.
Tuy nhiên, điểm khiến nó tạo ra khác biệt so với phần lớn smartphone trên thị trường chính là các bộ phụ kiện có khả năng tháo lắp linh hoạt. Lenovo gọi đây là MotoMods. Chẳng hạn, SoundBoost Mod là chiếc ốp do JBL phát triển với loa ngoài dùng 2 driver 3W, pin 1.000 mAh.
Insta-Share Mode thêm máy chiếu, cho phép chiếu hình ảnh kích thước 70 inch độ phân giải 480p.
Tất cả đều tương thích với smartphone qua phần mềm, kết nối bằng chấu kim loại ở đuôi máy nên gần như không có công đoạn ghép đôi (pair) hoặc cài đặt phức tạp. Máy sẽ tự động nhận diện phụ kiện và tiến hành kết nối sau vài giây.
Power Pack Mod thêm viên pin 2.200 mAh cho máy. Lenovo hợp tác với các nhà sản xuất như Incipio, kate Spade và Tumi. Khi kết nối với smartphone, người dùng sẽ theo dõi được cả tình trạng sạc cho pin của máy và pin của phụ kiện.
Đại diện hãng cũng khẳng định, những phụ kiện này sẽ tương thích với các mẫu Moto Z thế hệ sau.
Công này còn nuôi tham vọng nhờ đến các bên thứ 3 phát triển phụ kiện cho Moto Z. Các quỹ đầu tư của Lenovo đã chuẩn bị khoản tiền trị giá 1 triệu USD để gây quỹ cho cá nhân hoặc nhà sản xuất nào tạo ra bản mẫu phụ kiện tốt nhất cho Moto Z.
Cận cảnh phần chấu kết nối ở mặt lưng của Moto Z.
Mặt trong của các phụ kiện cũng có các chấu tương tự.
Moto Z có độ mỏng 5,2mm trong khi Moto Z Force mỏng 6,99mm. Khác biệt của bản Force đến từ viên pin lớn hơn (3.500 mAh so với 2.600 mAh), màn hình không thể vỡ và camera độ phân giải 21 megapixel.
Những thông số còn lại của 2 máy khá tương đồng, gồm màn hình 5,5 inch Quad HD, chip Qualcomm Snapdragon 820, RAM 4 GB, dung lượng lưu trữ 32/64 GB.
2 sản phẩm này sẽ lên kệ ở thị trường quốc tế vào tháng 9 - thời điểm được xem là sôi động nhất trong năm với màn xuất hiện đồng thời của iPhone 7 và Galaxy Note mới.
Cận cảnh các bộ vỏ tùy biến có thể tháo rời của máy
Đức Nam
Ảnh: The Verge
Theo Zing
Moto Z - smartphone siêu mỏng biến hoá được phần cứng Khác với LG G5, mẫu Android cao cấp của Lenovo chỉ mất vài giây để nâng cấp phần cứng, biến thành máy chiếu hay loa di động, nhờ cơ chế kết nối từ mặt lưng. Mẫu Android cao cấp vừa được Lenovo trình làng tại Tech World 2016, không phải là smartphone đầu tiên có ý tưởng lắp thêm phần cứng để nâng...