5 sai lầm khiến bạn không thể giảm cân
Nghĩ quá nhiều đến việc giảm cân cộng với thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học là nguyên nhân khiến bạn không thể giảm cân.
Kiêng khem quá mức thường dẫn đến những rối loạn ăn uống. Bỏ bữa ăn, không ăn đủ chất, vừa ăn vừa làm việc riêng…là những nguyên nhân được BSCK II Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Thống nhất TP.HCM, chỉ ra khiến chị em khó có thể giảm cân.
Nhịn ăn, bỏ bữa
Chế độ ăn quá ít năng lượng có thể khiến cơ thể mất đi khối cơ, mất nước và tăng các rủi ro sức khỏe. Việc kiêng hoàn toàn tinh bột, theo bác sĩ Loan, cũng không phải phương pháp khoa học.
Khi cơ thể ăn ít tinh bột, gan sẽ sử dụng chất dự trữ để chuyển hóa thành đường cung cấp năng lượng cho cơ thể. Quá trình gan lấy glycogen chuyển hóa thành đường sẽ tạo ra chất xeton gây hại cho não. Khi đó, gan sẽ rất mệt mỏi.
Đặc biệt, cơ địa người có gan nhiễm mỡ hoặc có bệnh lý về gan không nên áp dụng chế độ ăn cắt hoàn toàn tinh bột. Việc áp dụng chế độ ăn low-carb vẫn có thể thực hiện nhưng chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn dưới sự theo dõi của chuyên gia.
Nhịn ăn, bỏ bữa, kiêng hoàn toàn tinh bột, tập luyện quá sức không phải cách giảm cân khoa học. Ảnh: Healthbeat.
Lạm dụng thực phẩm chức năng
Theo bác sĩ Loan, cuối năm là dịp nhiều người tìm mua và dùng các loại thực phẩm chức năng giảm cân để không tốn sức. Tuy nhiên, ít ai quan tâm những ảnh hưởng của nó đến chức năng gan, thận như thế nào.
Thực phẩm chức năng tác động đến cơ thể qua hai cơ chế. Cơ chế đầu tiên là tác động lên não, khiến cơ thể chán ăn. Cơ chế thứ hai là tăng đào thải chất dinh dưỡng từ đường tiêu hóa, tăng đào thải nước từ đường tiểu.
Tất cả chúng đều có tác dụng phụ, gây hại cho sức khỏe người sử dụng về lâu dài do phần lớn các viên thuốc này chứa nhiều caffeine và thuốc lợi tiểu, gây ra mất nước và rối loạn điện giải đồ trong máu.
Video đang HOT
Vừa ăn vừa làm việc riêng
Đây là thói quen phổ biến của rất nhiều người, đặc biệt là người làm công việc văn phòng. Khi vừa ăn vừa làm việc riêng, hoặc nhâm nhi thức ăn để tán dốc, xem YouTube…, cơ thể sẽ ăn không đúng định lượng. Nó dẫn đến việc cơ thể dư thừa năng lượng không cần thiết nhưng lại không đủ chất cần thiết.
Ngoài ra, nhiều trường hợp vừa ăn vừa xem phim hoặc ngồi ăn quá lâu cũng dễ khiến bụng tích tụ mỡ.
Vừa ăn vừa làm việc khác khiến cơ thể ăn quá nhu cầu cần thiết. Ảnh: Shutterstock.
Ăn quá ít
Ăn không đủ năng lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, giảm khả năng lao động, mất sức do ăn không đủ nhu cầu. Đặc biệt, nếu bạn ăn quá ít, dưới 800 kcal/ngày khiến cơ thể giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh thời tiết như cảm cúm, nhiễm trùng, tiêu hóa, viêm loét dạ dày.
Nhịn đói trong thời gian dẫn đến rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, tăng chất xeton gây bất lợi cho cơ thể.
Theo bác sĩ Loan, tập thể dục, thể thao với cường độ cao, liên tục, cũng không phải giải pháp khoa học cho việc giảm cân.
Thể dục thái quá tạo áp lực lên cơ thể, gây hao mòn quá mức, nguy cơ chấn thương, mất nước, rối loạn điện giải và cuối cùng là phản ứng ăn bù, ăn nhiều hơn.
Nguyên nhân là khi hoạt động với cường độ cao, cơ thể tăng nhu cầu năng lượng dẫn đến việc ăn nhiều hơn để bù đắp cho phần năng lượng hao hụt.
Giải pháp đúng đắn là tập luyện vừa đủ, trung bình 30-45 phút mỗi ngày, tùy theo thể trạng, sức khỏe của từng người.
Ngoài ra, bác sĩ Loan cũng cho rằng việc tăng cường các loại nước uống có tính axit như chanh để giảm cân đứng dưới góc độ dinh dưỡng là không hợp lý.
Chanh là axit trong môi trường dạ dày có thể gây viêm loét dạ dày. Nhiều ý kiến cho rằng chanh giúp ức chế hấp thu chất dinh dưỡng giúp giảm cân. Theo bác sĩ Loan, hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này.
Theo Zing
Tại sao người bị dư axit khó giảm cân?
Nếu bạn tăng cân không rõ lý do và thất bại trong việc giảm cân suốt một thời gian dài, rất có thể thủ phạm là chứng dư thừa axit trong cơ thể.
Nếu nhìn vào chức năng của chất béo, bạn sẽ thấy một lượng mỡ vừa phải không phải kẻ thù. Không chỉ cung cấp năng lượng, mỡ còn rất cần thiết cho chức năng bình thường của các cơ quan trong cơ thể, tủy xương, hệ thần kinh và cơ bắp.
Mối liên hệ giữa axit và chất béo trong cơ thể
Độ axit và chất béo trong cơ thể có mối liên kết phức tạp. Cơ thể sử dụng chất béo để duy trì độ pH trong máu. Đây là phép đo xác định mức độ axit hay kiềm của chất lỏng trong cơ thể. Máu phải có độ pH từ 7,3-7,4 để duy trì sự sống.
Để duy trì mức độ pH thích hợp, cơ thể phải loại bỏ nhiều axit và độc tố thông qua mồ hôi, tiểu tiện và đại tiện. Khi lượng độc tố, axit nhiều hơn mức có thể thải ra, cơ thể sẽ tạo ra các tế bào lưu trữ chất thải độc hại (tế bào mỡ) để lưu trữ chúng. Vì vậy, các tế bào mỡ có chức năng quan trọng trong việc lưu trữ độc tố và axit dư thừa.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc giảm cân, thủ phạm có thể là chứng dư thừa axit trong cơ thể. Ảnh: PEP.
Nếu bạn thường xuyên ăn các thực phẩm chứa thành phần hóa học độc hại, chẳng hạn như chất ngọt nhân tạo, bột ngọt, chất bảo quản, thực phẩm chế biến sẵn hoặc tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất như kem chống nắng hóa học, thuốc xịt côn trùng và các sản phẩm dưỡng thể, chưa kể đến độc tố môi trường, cơ thể bạn sẽ phải làm việc quá giờ để sản xuất ngày càng nhiều tế bào mỡ để lưu trữ các độc tố quá mức này. Đó có thể là lý do cho việc bạn ăn kiêng, tập thể dục nhưng vẫn không thể giảm cân.
Một khía cạnh khác trong mối liên hệ giữa axit và chất béo chính là nồng độ pH trong máu đóng vai trò kiểm soát và điều tiết insulin. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để duy trì cân nặng thích hợp.
Dư thừa axit và những hệ lụy
Dư thừa axit ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, bởi vậy nó ảnh hưởng xấu đến toàn bộ cơ thể. Về bản chất, một trong những cách giảm cân lành mạnh và hiệu quả nhất, đồng thời duy trì cân nặng lý tưởng là quá trình giải độc cơ thể diễn ra bình thường, giữ được nồng độ axit và kiềm trong cơ thể ở mức cân bằng. Cơ thể sẽ liên tục loại bỏ độc tố và axit ra ngoài. Khi độc tố và axit dư thừa, chúng sẽ không được xử lý tự nhiên. Thay vào đó, chúng bị biến thành tế bào mỡ, từ đó khiến việc giảm cân trở nên khó khăn.
Chế độ ăn cân bằng sẽ bao gồm 80% thực phẩm tạo kiềm và 20% thực phẩm tạo axit. Ảnh: nothingsincurable.
Để xử lý axit dư thừa, cơ thể buộc phải mượn các khoáng chất kiềm từ xương và các cơ quan quan trọng để hòa tan các hợp chất axit. Theo thời gian, quá trình này có thể làm suy yếu các cơ quan và xương, từ đó gây ra rất nhiều chứng bệnh, trong đó có loãng xương, đau khớp, viêm khớp và đau cơ.
Việc thường xuyên tiêu thụ thực phẩm có tính axit có thể gây đau đầu, chuột rút ở chân, viêm kết mạc, gây viêm và rối loạn chức năng da, từ đó gây ra mụn trứng cá, viêm da, chàm hay da ửng đỏ.
Tình trạng dư thừa axit cũng có thể gây đau răng, khiến răng và nướu nhạy cảm. Người bị dư thừa axit thường dễ rụng tóc, móng tay mỏng, dễ gãy. Nó cũng khiến quá trình tiêu hóa khó khăn hơn, từ đó gây trào ngược axit, loét và viêm dạ dày. Thực phẩm có tính axit cũng chứa ít năng lượng và thường ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, gây chán nản, lo lắng, cáu kỉnh.
Làm thế nào để kiềm hóa cơ thể?
Bạn có thể điều chỉnh độ axit của cơ thể bằng những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống. Hãy tiêu thụ các thực phẩm tự nhiên lành mạnh kết hợp tập luyện thể thao. Như vậy, cơ thể bạn sẽ giữ được sự cân bằng tự nhiên và không cần phải sản xuất các tế bào mỡ ngoài mong muốn.
Phụ gia thực phẩm là hóa chất và cơ thể bạn coi chúng là độc tố, bởi vậy hãy nói không với thực phẩm chế biến sẵn.
Uống nhiều nước sẽ giúp loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Đổ mồ hôi cũng là một con đường để loại bỏ độc tố.
Chế độ ăn cân bằng lý tưởng sẽ bao gồm 80% thực phẩm tạo kiềm và 20% thực phẩm tạo axit. Các loại rau đều có tính kiềm, đặc biệt là rau màu xanh.
Theo Zing
Nhịn ăn 14 giờ mỗi ngày giảm nguy cơ đái tháo đường, đột quỵ và bệnh tim Nhịn ăn 14 giờ một ngày và ăn trong 10 giờ còn lại có thể làm giảm nguy cơ đái tháo đường, một nghiên cứu mới cho thấy. Nhịn ăn không liên tục theo những thời gian biểu ăn uống khác nhau đã trở thành một trào lưu trong những người nổi tiếng, từ Kourtney Kardashian tới Jack Dorsey,và những người thực hiện...