5 quán cà phê cho người hoài cổ ở Sài Gòn
Mỗi dịp cuối tuần, cùng bạn bè tìm đến những quán cà phê xưa cũ, nhâm nhi tách cà phê yêu thích và tận hưởng không gian hoài cổ bình yên là trải nghiệm đem đến cho bạn sự thư thái.
1. Tiệm Cafe Saigon Retro: Tiệm Cafe Saigon Retro trên đường Trần Quốc Toản lấy cảm hứng từ hình ảnh Sài Gòn năm 1965. Không gian nhẹ nhàng, yên tĩnh cùng những phông chữ bảng hiệu kiểu cũ, băng cassette, thức uống và âm nhạc cũng sẽ đem đến cho bạn sự hoài niệm về một Sài Gòn xưa. Ảnh: Apolloquoc792.
Khách đến được nghe nhạc từ đĩa than, những tình khúc xưa của Trịnh Công Sơn, Ngô Thuỵ Miên, Ngọc Lan. Cải lương cũng là một thể loại nghệ thuật thường được quán lựa chọn. Đồ uống của quán có giá từ 25.000-50.000 đồng. Ảnh: Cafe Saigon Retro.
2. Cafe Nhỏ: Café Nhỏ nằm trong một con hẻm nhỏ ở đường Lê Văn Sỹ, phường 13, quận Phú Nhuận. Nơi đây thực chất là một ngôi nhà Sài Gòn cổ xưa, trang trí khá nhiều đồ cổ như bộ sưu tập tem, tivi trắng đen, đồng hồ, máy may, tiền cũ, chén bát cổ… Những món đồ lặng yên trong không gian hoài cổ cùng tiếng nhạc Trịnh du dương tại đây dễ dàng xoa dịu những tâm hồn đang mệt mỏi. Ảnh: Cafe Nhỏ.
Quán tọa lạc gần khu vực đường ray xe lửa, lâu lâu bạn sẽ được nghe tiếng xình xịch ầm ập từ xa đổ về. Nhiều thực khách thích thú, mong chờ âm thanh đường sắt của tàu hỏa chạy ngang mỗi khi ghé quán. Thực đơn ở đây không đa dạng, đồ uống có giá 30.000-60.000 đồng. Ảnh: Cafe Nhỏ.
3. Út Lành Cafe: Quán cà phê đầy chất vintage này nằm trong ngõ trên con phố Phạm Ngũ Lão, ngay cạnh phố đi bộ Bùi Viện, quận 1. Không gian quán hơi hẹp, nhưng mỗi góc đều cho bạn cảm nhận thời xưa cũ tuyệt vời và bình yên đến nhường nào. Ảnh: Tiemconcong.
Sài Gòn xưa hiện lên từ những vật dụng kỷ niệm,đến những bộ bàn ghế cũ kỹ, điện thoại bàn, vô tuyến, những poster kẻ chữ in mang đậm dấu ấn những 90 của thế kỷ trước. Đồ uống ở đây rất đa dạng và có giá phải chăng, giá trung bình chỉ 20.000 đồng. Ảnh: Kangbin5vietnam.
4. Cà Phê Ngọt: “Ngọt” nằm trong một mê cung của những con hẻm tại đường 7, quận 4. Đến đây lần đầu, bạn có thể dễ bị lạc nhưng bù lại, trải nghiệm của quán rất đáng để bỏ công sức ra. Ngồi thư giãn trên những chiếc ghế đẩu thấp, thưởng thức tách cà phê nóng, trò chuyện cùng bạn bè, ngắm nhìn dòng người qua lại mang tới cảm giác bình yên đến lạ. Ảnh: Ngọt Cà phê.
Video đang HOT
Ở quán có những món đồ chơi hay bánh kẹo nhiều màu sắc mà bất kỳ ai sinh ra ở thập niên năm 80, 90 đều biết đến. Đồ uống có giá bình dân chỉ khoảng 20.000 đồng, phổ biến như nước cà phê, đá me, đá chanh… Ảnh: Ngọt cà phê.
5. Cà phê 81: Cà phê 81 nằm nổi bật trên đường Nguyễn Văn Nguyễn, quận 1. Lấy ý tưởng từ chính ngôi nhà thời bao cấp, những vật dụng gần gũi, rất đỗi thân thương như dàn tivi cũ, kệ gỗ cộc kệch, chiếc máy may Liên Xô cổ, quạt sắt để bàn… nơi đây khiến bất kỳ ai ghé tới đều tràn ngập cảm xúc hoài cổ. Ảnh: minhchauarc.
Thực đơn nước uống ở Cà phê 81 khá đơn giản với những món đồ uống cơ bản thường thấy như cà phê đen, sữa, nước sấu, chanh muối, sắn dây. Không có nhiều lựa chọn đồ uống nhưng quán vẫn rất hút khách. Đồ uống có giá trung bình từ 10.000-30.000 đồng. Ảnh: Đình Phong.
Theo Zing
Tham quan phim trường lớn nhất Thượng Hải: Tân Dòng Sông Ly Biệt và 1 loạt tác phẩm nổi tiếng đều quay ở đây
Lạc bước giữa không gian hoài cổ của những chàng trai, cô gái trong trang phục thời xưa, xen lẫn tiếng tàu điện leng keng ở phim trường nổi tiếng tại Thượng Hải sẽ khiến bạn có cảm giác như quay ngược thời gian, trở về những năm tháng đầu thế kỷ trước vậy!
Từ xưa đến nay, nhắc đến những bộ phim cổ trang người ta lại nhớ đến ngay Trung Quốc. Những tác phẩm kinh điển như Tam Quốc Diễn Nghĩa, Vương Triều Khang Hy, Hán Vũ Đế, Bộ Bộ Kinh Tâm, Lang Nha Bảng hay Chân Hoàn Truyện... đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng khán giả một thời.
Không chỉ thu hút bằng diễn xuất đỉnh cao của dàn diễn viên đình đám, những tác phẩm kể trên còn gây ấn tượng mạnh nhờ vào những thước phim đẹp như tranh. Chính những địa điểm quay phim có 1-0-2 đã giúp các nhà làm phim Trung Quốc luôn giữ được vị thế độc tôn trong mảng miếng cổ trang khó ai có thể vượt qua được, mà một trong số đó phải kể đến phim trường Chedun nổi tiếng ở Thượng Hải.
Mở cửa lần đầu vào năm 1998, phim trường Chedun (thuộc huyện Songjiang, phía Tây Nam Thượng Hải, Trung Quốc) đã trở thành phim trường của hầu hết các bộ phim thời dân quốc của điện ảnh Trung Hoa. Không chỉ là nơi diễn ra các cảnh quay, phim trường còn là một địa điểm tham quan được nhiều du khách lựa chọn khi đặt chân đến Thượng Hải.
Phim trường Chedun đã trở thành phim trường của hầu hết các bộ phim thời dân quốc của điện ảnh Trung Hoa.
Phim trường này như một Thượng Hải thu nhỏ với phố đi bộ Nam Kinh xưa, cầu Bạch Độ và một số địa danh khác. Một số bộ phim đã được quay tại đây như: Khuynh Thành Chi Luyến, Hoa Anh Hùng, Mộc Lan Truyện... Ngoài ra, phim trường Thượng Hải còn là nơi lấy cảnh của nhiều bộ phim thời Dân quốc như Tân Bến Thượng Hải, Tân Dòng Sông Ly Biệt, hay Cẩm Tú Duyên Hoa Lệ Mạo Hiểm...
Những khung ảnh quen thuộc từng xuất hiện trên các bộ phim Hoa ngữ.
Bạn sẽ phải ồ à nhiều lần khi phát hiện ra con ngõ nổi tiếng nhà của nhân vật Y Bình trong Tân Dòng Sông Ly Biệt, cây cầu nơi cô tự tử sau khi bị Thư Hoàn phụ tình hay con đường Nam Kinh nổi tiếng với tuyến tàu điện ngang dọc, nơi các cô nữ sinh trong bộ đồng phục xanh trắng thường hay rủ nhau đi học, hoặc bạn cũng sẽ nhận ra căn nhà kho rộng lớn - địa điểm quay nhiều cảnh ẩu đả, tranh hùng đoạt bá nơi bến Thượng Hải cách đây gần một thế kỷ.
Rất nhiều công trình được tái hiện lại, trùng khớp với thiết kế của những năm 1930 thế kỷ trước.
Tuy nhiên, để đến được ở đây khá khó khăn, theo anh Lê Hữu Chính, chủ nhân bộ ảnh về phim trường Chedun "ngàn like" chia sẻ: " Vấn đề khó khăn đầu tiên là ngôn ngữ, người dân ở đây họ không chuộng sử dụng tiếng Anh, kể cả với những người trẻ, nên để giao tiếp thì thường bọn mình sử dụng app dịch thuật trên điện thoại, và may mắn là trong đoàn cũng có 1 bạn biết tiếng Trung nên cũng đỡ đi phần nào. Di chuyển bằng taxi ở đây thì đặc biệt khó khăn, đưa địa chỉ bằng tiếng Trung, rồi còn đưa cả bản đồ Google, họ vẫn không hiểu, nên nhiều lúc cứ phải chỉ cho họ là cần rẽ trái hay rẽ phải hoặc đi thẳng".
Bù lại những gì mà anh Chính trả nghiệm thì quả thật rất tuyệt vời: " Phim trường này chủ yếu là nơi quay các bộ phim về thời dân quốc, nếu hay xem các bộ phim Trung Quốc thì sẽ không khó để nhận ra một số góc quay và khung cảnh hết sức quen thuộc mà mình đã từng thấy trên phim. Nhiều khu mình có thể nghĩ trước được rằng, qua khỏi đoạn rẽ này sẽ là con ngõ thế nào, hay đoạn phố xá ra sao... Nó đem lại cảm giác giống như là mình đã từng tới nơi đây, hay đã từng dạo vào các cửa hàng ở đây vậy".
Nếu không có phim quan trọng khởi quay thì phim trường thường mở cửa cho khách tham quan từ 8h30 đến 16h30.
Các công trình thuộc phim trưởng được dựng gần như nguyên bản theo thiết kế trước đây.
Lạc bước giữa không gian hoài cổ của những chàng trai, cô gái trong trang phục thời xưa, xen lẫn tiếng tàu điện leng keng sẽ khiến bạn có cảm giác như quay ngược thời gian, trở về những năm tháng đầu thế kỷ.
Nguồn ảnh: Huu Chinh Le.
Theo helino
5 quán cà phê lý tưởng ngắm Đà Lạt về đêm Ngắm 'đặc sản' nhà lồng từ trên cao vào buổi tối chắc chắn sẽ khiến bạn mê đắm. Tiệm cà phê Túi mơ to Từ hồ Xuân Hương, bạn chạy xe máy tầm 15 phút theo quốc lộ 20 đến hẻm Sào Nam sẽ gặp quán cà phê nhỏ nằm trong một homestay kiểu nhà xưa. Quán có view hướng về khu nhà...