5 nội tạng, bộ phận trên cơ động vật ăn vào chẳng bổ lại còn có nguy cơ rước bệnh vào người
Thức ăn được chế biến từ thịt, gà, cá,…luôn hấp dẫn và thơm ngon. Tuy nhiên, nhiều bộ phận trên cơ thể động vật có chứa những độc tố gây hại cho con người, chúng ta có thể không biết rõ nên vẫn ăn hằng ngày
1. Đầu tôm
Tôm là loại động vật giáp xác rất giàu chất dinh dưỡng. Khi ăn tôm ít người ăn cả đầu tôm, thường đầu tôm chỉ dùng để ninh lấy nước hoặc dùng để trang trí món ăn. Đầu tôm chính là một trong những bộ phận không nên ăn của động vật. Đầu tôm là nơi chứa nội tạng của tôm như: tim, gan, dạ dày,… và đặc biệt là các ký sinh trùng và nhiều kim loại nặng. Vì vậy, khi ăn tôm bạn nên làm sạch hoặc không nên sử dụng phần đầu này để tránh nguy cơ mắc các bệnh giun, sán, tiêu chảy,..
2. Mật cá
Mật cá trong đông y được xem như một số bài thuốc quý. Nhiều người tin rằng ăn nhiều mật cá có thể tăng sức đề kháng, giải nhiệt và hạ hỏa. Tuy nhiên mật cá chính là bộ phận chứa nhiều chất độc nhất, đã có rất nhiều trường hợp ngộ độc do ăn mật cá. Vì túi mật là một bộ phận của cơ quan tiêu hóa, tiết ra mật để thúc đẩy quá trình tiêu hóa thịt và thức ăn béo. Vì vậy, túi mật cá đang sống hay đã nấu chín đều độc hại, có thể gây bệnh với cơ thể bình thường. Rất nhiều vụ ngộ độc túi mật cá như cá trắm cỏ, cá chép, cá trích…Do vậy, khi làm thịt cá nên khéo léo để gỡ túi mật ra trước tránh để làm vỡ, nếu túi mật bị vỡ thì hãy rửa sạch phàn thịt cá dưới vòi nước.
Video đang HOT
3. Phao câu gà
Phao câu là phần thịt béo, ngậy thơm ngon được rất nhiều người ưa thích. Nhưng mọi người đều không biết rằng phao câu chứa rất nhiều mầm bệnh và vi khuẩn, và ngay cả khi chúng được nấu chín, cũng không thể bị giết chết hoàn toàn các nguồn bệnh này. Đây là nơi đào thải các chất thải từ cơ thể con gà, các tuyến mỡ ở đuôi gà có thể làm nhiễm bẩn chất lượng của thịt phao câu gà. Các phần chân nang lông ở đuôi gà chứa nhiều chất thải trao đổi chất và mầm bệnh, vì vậy nên bỏ phần thịt phao câu gà trực tiếp ngay khi giết mổ gà.
Các món ăn về nội tạng như lòng, dồi, tràng,… luôn hấp dẫn và hầu như đây là các món ăn tủ của mọi người. Dù biết ăn nhiều nội tạng rất có hại cho sức khỏe nhưng vì hương vị thơm ngon, béo ngậy nên nhiều người vẫn bất chấp ăn không màng hậu quả về sau.
Trong gan lợn, gan bò có chứa hàm lượng cholesterol, kim loại nặng lớn. Gan là bộ phận chứa nhiều độc tố và rất nhiều vi khuẩn đeo bám. Gan ẩn chứa rất nhiều giun sán, vi khuẩn, virus gây hại cho cơ thể con người.
Phổi là bộ phận lọc bỏ nhiều chất độc cho cơ thể, chính là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn nhất. Trong quá trình giết mổ, phổi vẫn còn bám lại, vi khuẩn và đặc biệt là những vi khuẩn nhiệt đới như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt… cũng vẫn còn, ngay cả nhiệt cao lúc nấu cũng không thể tiêu diệt chúng hoàn toàn. Việc ăn phổi gà có thể là mối nguy hại lớn cho sức khỏe con người.
5. Da cổ vịt
Cổ, cánh là những bộ phận của gia cầm mà nhiều người thích ăn nhưng cổ gà là nơi tập trung các tuyến dây thần kinh và mạch máu, hạch bạch huyết và nhiều hệ thống kết nối giữa đầu và thân vịt, gà. Các tuyến thải độc, ức chế mầm bệnh của gà và vịt chủ yến nằm ở cổ. Khi có vi khuẩn xâm nhập chúng sẽ sử dụng các tuyến này để ức chế mầm bệnh. Nếu ăn phần da này khả năng nhiễm những bệnh liên quan đến gà vịt là rất cao. Vì vậy khi ăn vịt cần nên bỏ phần da ở cổ vịt không nên ăn.
5 sai lầm khi dùng màng bọc thực phẩm nhiều người mắc mà không hề hay biết
Màng bọc thực phẩm từ khi xuất hiện đã được các bà nội trợ vô cùng ưa thích sử dụng. Nhưng cần phải biết sử dụng màng bọc này đúng cách các bạn nhé.
1. Sử dụng màng bọc đồ ăn còn nóng
Sau khi đồ ăn được nấu xong, bạn cần phải để nguội rồi mới bọc màng bọc thực phẩm. Nếu bọc quá nóng, màng bọc có thể bị mềm ra, không hề tốt. Cho nên, không nên bọc ngay khi đồ ăn còn nóng. Bất cứ đồ ăn nào trước khi cho vào tủ lạnh cũng cần thời gian để nguội.
2. Sử dụng màng bọc thực phẩm để quay lò vi sóng
Sử dụng màng bọc thức ăn để quay lò vi sóng là một việc làm vô cùng sai lầm và gây nguy hại cho sức khỏe. Bởi màng bọc thực phẩm cũng giống như nilon trong thành phần có chứa các chất hóa học như Phthalates và DEHA. Những chất này khi gặp nhiệt độ cao sẽ bị nóng chảy.
3. Không bọc thực phẩm nhiều dầu mỡ
Đối với những đồ ăn nhiều dầu, mỡ càng không nên dùng màng bọc thực phẩm mà thay vào đó nên cho đồ ăn thìa ra bát con đậy nắp để tủ thì sẽ đảm bảo an toàn hơn Vì khi thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ tiếp xúc với màng bọc thực phẩm sẽ sản sinh ra những chất hóa học ngầm vào gia vị đồ ăn không tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó không dùng bọc những thực phẩm ở môi trương acid, kiêm hoăc nhiêt đô cao. Cac chât độc hại này thôi nhiêm vao thưc phâm se tac đông đên hê thông nôi tiêt lam phat triên sơm ơ tre em gai va anh hương đên sinh san ơ tre em trai.
4. Không bọc sát vào thực phẩm
Màng bọc thực phẩm cần cách thức ăn từ 2 đến 2,5cm. Nếu màng bọc bọc sát thức ăn những chất hóa học hoặc vi khuẩn trong màng bọc có thể thâm nhập vào thức ăn.
5. Không sử dụng màng bọc cho rau, củ quả
Các chuyên gia khuyến cáo rằng không nên sử dụng màng bọc thực phẩm cho các loại rau củ quả như củ cà rốt, đậu đũa, dưa chuột,... vì khi bọc lại như vật hàm lượng vitamin C tự nhiên trong chúng sẽ bị giảm đi đáng kể. Sau 1 ngày sử dụng màng bọc để bảo quản 100g cà rốt thì hàm lượng vitamin C mất đi là 3,4mg, đậu đũa giảm 3,8mg, dưa chuột giảm xuống tương đương với 5 quả táo tàu.
4 kiểu tắm cực kỳ sai lầm vào buổi tối có thể gây ra chết người! Công việc bận rộn khiến nhiều người thường xuyên phải tắm vào buổi tối xong xuôi rồi mới có thể nghỉ ngơi. Nhưng hậu quả tiềm tàng của việc tắm tối nếu sai cách có thể gây đột quỵ không nên xem nhẹ, 1. Tắm và gội đầu Nhiều người sau một ngày công việc mệt mỏi, thường tranh thủ gội đầu và...