5 nhóm chất dinh dưỡng nên bổ sung để giảm rụng tóc
Có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc, trong đó có thiếu hụt dinh dưỡng, nhưng lại ít người để ý.
Vậy nên ăn gì để giảm rụng tóc?
1. Nguyên nhân gây rụng tóc
Rụng tóc đã trở thành vấn đề phổ biến đối với cả nam và nữ và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm:
- Yếu tố tâm lý: Căng thẳng tinh thần quá mức là yếu tố phổ biến dẫn đến rụng tóc.
- Yếu tố bệnh tật: Thiếu má.u, bệnh gan, suy dinh dưỡng, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, gai đen, viêm phổi, viêm màng não, cúm… cũng như rối loạn chuyển hóa do một số bệnh chuyển hóa có thể dẫn đến rụng tóc.
- Yếu tố hóa học: Bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng thuố.c chống ung thư hoặc sử dụng lâu dài một số loại thuố.c có thể gây rụng tóc.
- Yếu tố nội tiết: Đối với phụ nữ sau sinh, mãn kinh, uống thuố.c tránh thai… có thể gây thiếu hụt estrogen và rụng tóc trong một khoảng thời gian nhất định.
Rụng tóc đã trở thành vấn đề phổ biến đối với cả nam và nữ.
- Yếu tố di truyền : Một số trường hợp rụng tóc còn liên quan đến yếu tố di truyền.
- Yếu tố dinh dưỡng : Chế độ ăn uống cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng quan trọng hỗ trợ các chức năng của cơ thể, bao gồm cả sự phát triển của tóc. Nghiệ.n rượu, tiêu thụ quá nhiều đường hoặc muối, thiếu protein, thiếu sắt, thiếu kẽm… quá mức đều là nguyên nhân gây rụng tóc.
Để khắc phục tình trạng rụng tóc do yếu tố dinh dưỡng, có thể cải thiện thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.
2. Ăn gì giúp giảm rụng tóc?
2.1. Chất đ ạm
Tóc được cấu tạo từ protein, vì vậy việc bổ sung đủ protein trong chế độ ăn uống là điều cần thiết để có mái tóc khỏe mạnh. Nếu bạn không nhận đủ chất đạm trong chế độ ăn uống, tóc có thể bị khô, xơ, mỏng, dễ gãy rụng.
Khuyến nghị phụ nữ nên tiêu thụ ít nhất 55 gam protein mỗi ngày và nam giới nên tiêu thụ ít nhất 65 gam protein mỗi ngày. Những người có nhu cầu đặc biệt cũng có thể tăng lượng bổ sung protein.
Cách nguồn cung cấp protein như trứng, thịt bò, thịt gà, vịt, hải sản, cá, đậu nành…
2.2. Carbohydrate
Hiện tại không có bằng chứng mạnh mẽ nào cho thấy chế độ ăn ít carbohydrate gây rụng tóc. Tuy nhiên, có những báo cáo cho thấy những người áp dụng chế độ ăn ít carbohydrate, hạn chế calo nghiêm ngặt có thể nhận thấy tóc rụng sau một vài tháng.
Video đang HOT
Carbohydrate trong chế độ ăn chủ yếu nên là thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình và thấp. Nguồn carbohydrate bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và trái cây có chỉ số đường huyết thấp. Những thực phẩm này còn chứa chất xơ và chất chống oxy hóa giúp điều hòa chuyển hóa glucose và lipid.
Lượng đường tinh luyện tiêu thụ hàng ngày không được vượt quá 50 gam và tốt nhất nên kiểm soát ở mức dưới 25 gam.
Để khắc phục tình trạng rụng tóc do yếu tố dinh dưỡng, có thể cải thiện thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.
2.3. Chất béo
Chất béo trong chế độ ăn ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc thông qua nhiều cơ chế, bao gồm tham gia vào quá trình tổng hợp hormone và bã nhờn, điều chỉnh phản ứng viêm… Acid linoleic và các acid béo không bão hòa đa chuỗi dài khác cũng là thành phần quan trọng của lớp sừng trên bề mặt da đầu và sự thiếu hụt chúng có thể dẫn đến rụng tóc.
Bạn có thể thêm một ít dầu hạt lanh hoặc dầu ô liu, dầu mè dùng trong các món ăn nguội, có thể cải thiện hương vị và cung cấp thêm chất béo.
2.4. Nhóm vitamin
Nhiều loại vitamin B là thành phần chính để chăm sóc tóc. Việc thiếu biotin và acid folic có thể gây rụng tóc, thay đổi da và móng. Việc thiếu vitamin C trong chế độ ăn uống cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành sợi tóc, làm tăng hoạt động của các tế bào kênh nang lông, dẫn đến sản sinh quá nhiều keratin, làm tắc nghẽn lỗ chân lông, đặc trưng là tóc dễ rối và gãy, rụng.
Nguồn cung cấp vitamin B chính là ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau lá xanh, thịt, trứng và sữa; thực phẩm giàu folate bao gồm đậu, rau lá xanh và nội tạng. Bạn có thể bổ sung vitamin C bằng cách tiêu thụ nhiều rau tươi, cũng như các loại trái cây như táo, lê, dâu tây, kiwi và cam quýt…
2.5. Các yếu tố vi lượng
Sắt, kẽm và đồng có thể duy trì sức khỏe của tóc. Nếu không có đồng trong cơ thể, tóc sẽ trở nên xỉn màu và màu tóc sẽ nhạt hơn. Thiếu sắt có thể khiến tóc bị xỉn màu và dễ rụng. Nên kiểm tra hàm lượng sắt trong cơ thể để xem có cần bổ sung hay không. Thực phẩm giàu chất sắt sẽ được cơ thể dễ dàng hấp thu hơn.
Tóm lại, nếu không có các yếu tố như bệnh tật, căng thẳng, làm tóc quá nhiều… mà tình trạng rụng tóc vẫn xảy ra thì rụng tóc có thể là do tình trạng dinh dưỡng có vấn đề, đòi hỏi bạn cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu tóc bị rụng nhiều, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu và thực hiện chăm sóc tóc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
6 vitamin và khoáng chất nếu thiếu hụt gây rụng tóc
Thiếu hụt vitamin và khoáng chất có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực cho cơ thể, bao gồm cả rụng tóc...
Ngoài những nguyên nhân do di truyền, những thay đổi liên quan đến tuổ.i tác, căng thẳng, sinh nở, bệnh tật, mất cân bằng nội tiết tố, miễn dịch... thì việc thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất có thể góp phần gây rụng tóc.
1. Thiếu vitamin D
Vitamin D là chất chống viêm và tăng cường miễn dịch. Đây là một chất dinh dưỡng mà tình trạng thiếu mạn tính có thể dẫn đến rụng tóc.
Vitamin D rất quan trọng trong việc hỗ trợ, nuôi dưỡng nang tóc khỏe mạnh. Thiếu hụt có thể dẫn đến rụng tóc hoặc tóc mọc mỏng hơn.
Triệu chứng thiếu vitamin D
Bạn có thể bị thiếu vitamin D nếu sống ở khu vực ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và/hoặc ăn chay (hay ăn chay trường). Các triệu chứng thiếu vitamin D bao gồm: Thay đổi tâm trạng, mệt mỏi, đau xương và khớp, loãng xương, yếu cơ hoặc chuột rút...
Cách để có thêm vitamin D
Ngoài ánh sáng mặt trời, bạn có thể hấp thụ vitamin D từ thực phẩm. Thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá béo (như cá hồi, cá mòi...), nấm được xử lý bằng tia cực tím - UV (kiểm tra nhãn sản phẩm để biết điều này), sữa tăng cường, sữa thực vật và trứng...
Bác sĩ cũng có thể đề nghị bổ sung vitamin D nếu cơ thể bị thiếu hụt.
Thiếu vitamin D có thể gây rụng tóc.
2. Thiếu sắt
Sắt là một khoáng chất thiết yếu tạo nên hemoglobin, một loại protein trong tế bào hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến các mô trong cơ thể, bao gồm cả tóc.
Cơ thể sẽ luôn ưu tiên các chức năng thiết yếu, chẳng hạn như thở, vận động cơ bắp hơn là tóc đang phát triển. Nếu lượng sắt dự trữ của cơ thể thấp, các cơ quan này sẽ được ưu tiên sắt trước khi đến với tóc, ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc.
Triệu chứng thiếu sắt
Xét nghiệm má.u là cách tốt nhất để biết bạn có bị thiếu sắt (hoặc thiếu má.u do thiếu sắt) hay không, nhưng các triệu chứng thiếu sắt có thể bao gồm: Da nhợt nhạt, thiếu năng lượng, khó thở và móng giòn...
Cách bổ sung sắt
Các nguồn thực phẩm chứa sắt bao gồm bánh mì tăng cường, ngũ cốc ăn sáng, đậu, đậu lăng, rau bina, thịt và hải sản... Bác sĩ cũng có thể kê đơn dùng thêm chất bổ sung sắt khi cần thiết.
3. Thiếu biotin
Biotin - một loại vitamin B tham gia vào quá trình sản xuất keratin (loại protein tạo nên tóc). Các nghiên cứu trên những người mắc các bệnh hiếm gặp về tóc, da đầu và những người bị thiếu hụt biotin cho thấy, việc bổ sung biotin giúp cải thiện chất lượng và sự phát triển của tóc. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu về lợi ích tiềm tàng của biotin trong các loại rụng tóc khác.
Triệu chứng thiếu hụt biotin
Hầu hết mọi người đều có đủ biotin trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, một số người có thể bị thiếu hụt do di truyền. Những người đang mang thai hoặc cho con bú cũng có thể có nguy cơ bị thiếu hụt chất này. Nếu bị thiếu hụt biotin, bạn có thể bị phát ban trên da, móng tay giòn và rụng tóc.
Cách bổ sung biotin
Nguồn thực phẩm chứa biotin bao gồm gan bò, trứng, cá hồi, thịt lợn và thịt bò, hạt hướng dương, khoai lang. Một chất bổ sung biotin có thể hữu ích nhưng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Lưu ý: Biotin là một loại vitamin tan trong nước, cơ thể sẽ loại bỏ bất kỳ lượng biotin dư thừa nào qua nước tiểu. Tuy nhiên, nhiều chất bổ sung cho tóc và móng có chứa liều lượng biotin cao (5.000 đến 10.000 microgam), có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm chức năng tuyến giáp, dẫn đến chẩn đoán sai và điều trị không phù hợp.
4. Thiếu axit folic (folate) và vitamin B12
Folate và B12 là hai loại vitamin B có thể kết hợp với nhau để hỗ trợ sức khỏe nang tóc. Cả hai đều tham gia vào quá trình sản xuất axit nucleic, đóng vai trò trong quá trình xây dựng protein - rất quan trọng đối với sự phát triển của tóc.
Triệu chứng thiếu axit folic (folate) hay vitamin B12
Bạn có thể bị mệt mỏi, yếu, rụng tóc và da nhợt nhạt nếu bị thiếu folate. Thiếu vitamin B12 gây ra các triệu chứng như ngứa ran, hay quên, suy nghĩ chậm chạp, thay đổi tâm trạng và lưỡi đỏ đau.
Cách bổ sung axit folic (folate) và vitamin B12
Folate có trong gan bò, ngũ cốc ăn sáng tăng cường, gạo, trái cây và rau quả. Trong khi đó, nguồn thực phẩm chứa vitamin B12 bao gồm gan bò, nghêu, hàu, men dinh dưỡng, cá hồi, cá ngừ, sữa, sữa chua và ngũ cốc ăn sáng tăng cường.
Bác sĩ có thể khuyến nghị dùng thực phẩm bổ sung khi cần thiết.
5. Thiếu kẽm
Kẽm là một khoáng chất có vai trò trong hàng trăm chức năng của cơ thể. Một chức năng chính là giúp cơ thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng khác, bao gồm cả những chất hỗ trợ sức khỏe của tóc.
Thiếu kẽm có liên quan đến tình trạng hói đầu ở nam hoặc nữ (rụng tóc androgen). Nếu không có kẽm, rất nhiều chức năng của cơ thể không thể diễn ra, do đó bạn sẽ bị rụng tóc.
Kẽm cũng đóng vai trò trong chức năng tuyến giáp. Nếu tuyến giáp không hoạt động tối ưu, bạn sẽ thấy tóc rụng hoặc mỏng đi.
Triệu chứng thiếu kẽm
Cùng với tình trạng tóc mỏng hoặc không đều, bạn có thể bị mất cảm giác thèm ăn, mệt mỏi và mất vị giác.
Cách để bổ sung thêm kẽm
Kẽm có trong hàu, thịt bò, gà tây, cua, tôm, ngũ cốc ăn sáng tăng cường, hạt bí ngô, pho mát và đậu lăng. Cơ thể có thể hấp thụ và sử dụng kẽm từ các sản phẩm động vật dễ dàng hơn. Nếu bạn đang theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo bạn nhận đủ kẽm.
6. Thiếu vitamin C
Vitamin C hỗ trợ sức khỏe tóc bằng cách giúp bạn hấp thụ sắt từ thực phẩm.Nếu bạn bị thiếu sắt hoặc đang dùng thuố.c bổ sung sắt, bạn phải đảm bảo bổ sung đủ vitamin C.
Triệu chứng thiếu vitamin C
Thiếu vitamin C có thể gây bệnh Scorbut. Đây không phải là nguyên nhân thường xuyên gây rụng tóc. Tuy nhiên, những người theo chế độ ăn hạn chế có nguy cơ loại bỏ các loại thực phẩm từ thực vật cung cấp vitamin C. Những người hút thuố.c và những người mắc các bệnh kém hấp thu (như bệnh Crohn, Celiac) và một số bệnh ung thư cũng có thể có mức vitamin C thấp hơn.
Cách bổ sung thêm vitamin C
Trái cây và rau quả, đặc biệt là ớt chuông, bông cải xanh, trái cây họ cam quýt, kiwi, dâu tây... đều là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào.
Cơ thể sử dụng nhiều loại vitamin và khoáng chất để hỗ trợ sức khỏe và sự phát triển của tóc. Thiếu hụt vitamin D, sắt, kẽm, vitamin B và vitamin C có thể góp phần gây rụng tóc. Tuy nhiên, rụng tóc có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn, bao gồm căng thẳng, di truyền và những thay đổi liên quan đến tuổ.i tác. Vì vậy tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đi khám để biết nguyên nhân và phương pháp điều trị thích hợp.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống nước lá ổi hàng ngày? Theo y học hiện đại, lá ổi chứa nhiều dinh dưỡng, khoáng chất vi lượng, vậy điều gì xảy ra với cơ thể khi uống nước lá ổi hàng ngày? Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, một số nghiên cứu chỉ ra các thành phần trong loại lá này làm giảm quá trình nạp tinh bột và chuyển...