5 nguyên tắc cho ‘vợ chồng 24/7′
Gặp người thương thường xuyên là một hạnh phúc nhưng nếu không khéo, chuyện này sẽ thành áp lực nặng nề.
Một số người cho rằng có vợ/chồng làm cùng công ty vô cùng thuận lợi và sẽ không phải đối mặt với nỗi nhớ nhung da diết. Tuy nhiên, theo tiến sĩ tâm lý học người Ấn Độ Sanjoy Mukerji, những cặp vợ chồng va chạm với nhau 24/7 có nhiều rắc rối phức tạp hơn. Nhất là khi giai đoạn “mặn nồng” qua đi, việc nhìn thấy nhau hàng ngày có thể trở thành áp lực khiến cả hai nhàm chán. Để tránh trường hợp này, các cặp vợ chồng kiêm đồng nghiệp có thể tham khảo những điều dưới đây.
1. Không can thiệp vào công việc của nhau
Không phải vì đã kết hôn mà bạn cho phép mình được “nhúng tay” vào mọi việc của người bạn đời, đặc biệt là ở văn phòng. Ví dụ, nếu chồng/vợ của bạn gặp rắc rối với một người đồng nghiệp, hãy để người ấy tự giải quyết. Tất nhiên, với vai trò là chồng/vợ, bạn phải có trách nhiệm bảo vệ người bạn đời nhưng không phải ở đây và trong lúc này. Hãy để dành những lời khuyên, góp ý đến khi về nhà mới “đóng cửa bảo nhau”.
2. Cho nhau một không gian riêng
Không gian riêng rất quan trọng trong mọi mối quan hệ. Nó giống như bạn được cởi bỏ trách nhiệm của chồng/vợ trong một khoảnh khắc và sống với những niềm yêu của riêng mình. Môi trường văn phòng khác với không gian gia đình. Nếu ở nhà, chỉ có hai bạn với nhau thì tại nơi làm việc, chồng/vợ của bạn còn phải tương tác với mọi người xung quanh. Chính các mối quan hệ đó sẽ đem đến cơ hội phát triển nghề nghiệp cho mỗi người, vì thế, đừng tự tay làm mất “tài sản vô hình” này.
Video đang HOT
3. Không đem các vấn đề cá nhân đến công sở
Kể cả trước lúc đi làm, hai bạn đang có một “cuộc chiến” chưa giải quyết xong thì khi bước chân đến văn phòng, tất cả phải để lại phía sau. Ngoài ra, bạn cũng không nên đem chuyện nhà mình để bàn tán ở văn phòng hay nói xấu chồng/vợ trước mặt đồng nghiệp. Thói quen xấu xí này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hôn nhân của bạn.
4. Giữ tính chuyên nghiệp
Tính chuyên nghiệp trong công việc của bạn không chỉ thể hiện ở cách bạn triển khai dự án như thế nào mà còn được đánh giá thông qua việc bạn kiểm soát cảm xúc. Vì thế, hãy đối xử với người ấy giống như với tất cả đồng nghiệp khác, rõ ràng và thẳng thắn. Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng trong trường hợp vợ/chồng là cấp trên và cấp dưới của nhau.
5. Nếu cả hai cùng sở hữu một doanh nghiệp
Duy trì công ty cũng giống như nuôi một đứa trẻ. Ngoài những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc, tự hào thì còn có một thời gian dài đối diện với áp lực, khó khăn đòi hỏi cả hai cần cố gắng. Điều quan trọng là bạn cần phải giữ được mối quan hệ, giao tiếp tốt với vợ/chồng. Bởi hai bạn có thuận lợi là sẽ rất hiểu nhau trong tính cách cũng như công việc và có thể chia sẻ bất cứ lúc nào. Cuối cùng, hãy kiềm chế để tránh các xung đột xảy ra trước mặt nhân viên.
Theo Ngoisao
Bình đẳng vợ chồng là...
Tôi không cãi chồng. Kinh nghiệm cho tôi biết, cãi nhau với anh chỉ khiến anh hung hăng hơn, càng làm theo ý anh hơn.
Còn hai tuần nữa chúng tôi kỷ niệm 26 năm ngày cưới, bấy nhiêu thời gian đã đủ hiểu nhau thật nhiều, đủ cho người vợ biết né những gì bất lợi cho mình. Tôi đang gắng từng bước để đạt đúng nghĩa hai chữ hạnh phúc.
Thời kỳ vàng son bất động sản 1993 tôi có tí tiền, chọn đất, tối về báo cáo anh "em tính mua miếng đó"... anh nói "em thấy được cứ mua" và thường anh cũng không đi coi đất. Sau đó, tôi tự lo tiền, tự đi mua. Nhưng, việc gì dù to hay nhỏ tôi cũng báo cáo anh rõ ràng, việc nào anh lắc đầu thì tôi thuyết phục... nếu không được thì đành theo ý anh! Anh cứ đi làm, lo tròn nhiệm vụ nhà nước giao, tôi làm hậu phương lo nội trợ, thỉnh thoảng buôn bán vài lô đất kiếm lời, đồng thời chăm chồng đúng như "chồng chúa vợ tôi": Đang ăn vẫn phải đứng lên lấy tăm, lấy nước cho anh uống, bỏ đũa gọt trái cây, đang rửa chén sau khi ăn tối, anh lên giường phải rửa tay chạy đi giăng mùng xong quay lại rửa tiếp, anh đi làm mà áo chưa ủi là xem như có tội!
Khi chúng tôi thêm được vài căn nhà. Sau này tổng kết lại, những món nào anh không nghe theo tôi thì đều thua! Từ đó, anh rút kinh nghiệm "chuyện gì em biết rõ hơn thì em quyết luôn".
Vợ chồng kết hợp được ưu thế của mỗi người thì họ sẽ mạnh hơn, anh thành công trong công việc, tôi mỹ mãn trong kinh doanh khi có trong tay một số mặt bằng cho thuê.
Tôi đã chọn khu đất đẹp dành cho tuổi an nhàn. Giờ anh về hưu, chúng tôi sống trong ngôi nhà có vườn. Quyền bính nằm trọn trong tay anh: trồng cây gì, ở đâu, đặt chuồng bồ câu góc nào, chuồng gà ra sao... tôi không được có ý kiến!
- Ước gì góc này có mấy khóm hoa sao nhái lơ thơ trong gió sớm.
Anh quay lại - thích không? Vậy là tôi biết mình sẽ có khóm hoa vàng ở đó. Nhưng, nếu tôi nói trồng cây đó ở đây mới đẹp, lập tức tôi sẽ lãnh một cái quắc mắt. Thỉnh thoảng anh giành quyền cả trong bếp, anh đảo lộn thực đơn tôi sắp sẵn, tôi ngoan ngoãn nhường, khi dọn lên anh khen món anh nấu ngon nhất, tôi: "dạ, ngon quá!". Từ ấy tôi được bình đẳng trong bếp!
Tôi thích ngồi máy vi tính sáng tác thơ văn, email bạn bè... anh khó chịu ra mặt, tôi liền cộng tác với báo, tuy nhuận bút không bao nhiêu nhưng tôi có bút danh, không còn chuyên nội trợ. Từ đó tôi thoải mái tinh thần hơn.
Tuy thu nhập của tôi khá lớn, nhưng tôi chưa bao giờ có trong đầu ý nghĩ "mạnh vì gạo...". Những người vợ nào chọn bất bình đẳng ngược là chuốc họa vào thân! Tôi vẫn còn bị áp bức, nhưng tôi bằng lòng với sự bình đẳng này, chuyện gì hơi lớn chúng tôi cũng hỏi ý kiến nhau.
Theo PNO
Ứng phó với đàn ông ghen tuông thái quá Hầu hết phụ nữ mong ông chồng mình có một chút máu ghen. Song sẽ là không may thậm chí bất hạnh nếu họ vớ phải người ghen tuông thái quá. 1. Anh ấy kìm kẹp bạn Hỏi xem vợ/chồng mình đang chuẩn bị đi đâu và đi đến mấy giờ là chuyện bình thường, tất cả chúng ta đều muốn biết và...