5 nguyên nhân khiến cống tắc nghẽn, nhiều người làm sai “gánh hậu quả” nghiêm trọng
Dầu mỡ cũng là nguyên nhân chính gây tắc đường ống thoát nước.
Trong thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây tắc nghẽn đường ống thoát nước ở khu vực bếp. Dưới đây sẽ là những nguyên nhân được cho là phổ biến nhất hiện nay.
1. Đồ bỏ thức ăn dư thừa
Có thể nói một trong những nguyên nhân chính gây tắc đường ống nhà bếp chính là đổ bỏ thức ăn dư thừa trực tiếp vào bồn rửa. Hầu hết mọi người đều có thói quen đổ thức ăn thừa do nghĩ chúng chỉ có ít sẽ không sao. Chính điều này đã khiến thức ăn qua lưới lọc đi theo nước.
Từ đó, chúng sẽ bị bám dính vào thành ống, mỗi ngày cứ tích tụ một ít và lâu ngày sẽ khiến đường ống bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Chưa kể các cặn bã thức ăn còn có thể kết hợp với chất dầu mỡ tạo thành những hỗn hợp cứng như đá vôi vừa có mùi hôi thối lại khiến đường ống nghẹt nước rất nhanh.
Ban đầu, khi tình trạng này xảy ra bạn sẽ rất khó phát hiện bởi nước vẫn thoát bình thường và đôi khi bị chậm. Nhưng mỗi ngày sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, tốt nhất bạn hãy loại bỏ hết thức ăn thừa trước khi mang bát dĩa đi rửa.
2. Đổ dầu mỡ vào bồn rửa bát
Dầu mỡ cũng là nguyên nhân chính gây tắc đường ống thoát nước. Bởi chất dầu mỡ khi ở dạng lỏng chúng sẽ đông cứng lại, không hòa tan vào nước. Do đó, chúng rất dễ dàng bám dính vào đường ống mà cho dù bạn có xối nước mạnh cỡ nào chúng cũng rất khó bị đánh bay.
Video đang HOT
Những chất dầu mỡ này chủ yếu từ quá trình nấu ăn, rửa bát chén đã vô tình đưa chúng theo đường ống và bám vào thành ống. Một khi lớp dầu mỡ này ngày càng dày lên là nguyên nhân khiến nước không thể thoát dẫn đến đường ống bị tắc nghẽn.
3. Cặn bã trà hoặc cà phê
Việc đường ống nhà bếp bị tắc nghẽn cũng có thể là do bã trà và cà phê. Mặc dù chúng là rác thải hữu cơ nhưng một khi bị cuốn theo dòng nước kết hợp với những chất dầu mỡ. Chúng sẽ tạo thành một hỗn hợp cứng, nhầy nhớt hôi thối và cản trở dòng nước. Nguyên nhân này xảy ra là do thói quen của một số người thay vì đổ bỏ chúng vào thùng rác trước khi đem đi rửa cốc chén thì họ lại làm luôn một lần và bỏ trực tiếp chúng vào chậu rửa.
4. Chất tẩy rửa hàng ngày
Nhắc đến nguyên nhân này, nhiều người không khỏi băn khoăn tại sao lại như vậy. Tuy nhiên, những chất tẩy rửa chúng ta sử dụng hàng ngày như dầu gội, nước rửa chén,…
Chúng đều là hóa chất tổng hợp có khả tẩy rửa nhanh chóng thế nhưng theo dòng nước chúng không phát huy tác dụng. Ngược lại sẽ tương tự như dầu mỡ, không hòa tan trong nước mà sẽ bám dính vào những chỗ bị gấp khúc. Mỗi ngày cứ tích tụ một ít và dần dần trở nên khô cứng gây tắc nghẽn đường ống.
5. Đường ống xuống cấp
Đường ống xuống cấp, thiết bị vệ sinh quá hạn sử dụng bị hoen gỉ cũng là một trong các nguyên nhân khiến đường ống bị tắc nghẽn.
Bởi sau một thời gian sử dụng chúng sẽ bị hư hại, bị nhiều loại rác thải bám dính và bị hoen gỉ khiến cho việc lưu thông, thoát nước gặp trở ngại.
Tình trạng này rất khó nhận biết bạn chỉ phát hiện ra khi tình trạng ống thoát nước bị tắc nghẽn nghiêm trọng.
Với sự cố này, bạn thực sự phải tìm đến những người thợ chuyên nghiệp để họ kiểm tra sửa chữa mới khắc phục được sự cố.
Thay đổi vài chi tiết nhỏ để giúp ngôi nhà của bạn trở nên đáng sống
Không tốn kém quá nhiều, cũng không mất lắm công sức, hãy thay đổi vài chi tiết nhỏ sẽ giúp ngôi nhà của bạn trở nên đáng sống hơn.
1. Chú trọng việc xử lý rác
Hãy lắp đặt một thiết bị xử lý rác ngay bên dưới bồn rửa bát của bạn, nhờ vậy tất cả rác thải sẽ chuyển vào đó chứ không đi thẳng vào cống. Khi ngăn chứa đầy rác, bạn hãy nhấn nút và rác thải sẽ bị nghiền nát, cắt nhỏ bên trong, sau đó bị rửa trôi với áp lực nước mạnh. Chức năng chính của việc xử lý rác là ngăn chặn sự tắc nghẽn và xử lý chất thải hữu cơ thường được ném vào thùng rác khiến nhà bạn có mùi hôi. Với thiết bị này, bạn sẽ không cần phải đổ rác hàng ngày.
2. Hệ thống ngắt điện tự động
Khi đi du lịch, bạn có thể để ý thấy nhiều khách sạn có hệ thống tự động ngắt điện trong phòng: khi khách ra về và rút thẻ từ, mọi thiết bị điện trong phòng đều tắt. Bạn có thể cài đặt hệ thống tương tự trong căn hộ của bạn, song đặt ngoại lệ cho tủ lạnh chẳng hạn. Tiện ích này rất quan trọng với những người hay quên, luôn lo lắng về việc họ có tắt bàn là hoặc bếp từ khi đi ra ngoài hay không.
3. Thớt có lỗ
Ưu điểm của chiếc thớt đặc biệt này là giúp bạn đẩy nhanh quá trình nấu nướng (bạn rửa và cắt sản phẩm tại một nơi) và tiết kiệm không gian (rất hữu ích nếu căn bếp của bạn nhỏ).
4. Máy thở
Máy thở hay còn gọi là thiết bị thông gió có chức năng sưởi ấm và lọc không khí. Thiết bị này cực kỳ hữu dụng khi bạn sống trong một thành phố ô nhiễm. Mục tiêu chính của nó là cung cấp không khí trong lành từ bên ngoài. Không giống như điều hoà, máy thở hoạt động quanh năm.
5. Ổ cắm thông minh
Thay vì các ổ cắm rời rạc lẻ tẻ, bạn hãy dựng các loại ổ cắm thông minh tích hợp ngay trên bàn hoặc quầy bếp. Ưu điểm lớn nhất của giải pháp này là các ổ cắm sẽ không bị bẩn vì chúng chỉ được lấy ra khi cần thiết.
6. Đèn gương
Bạn có thể đặt đèn mờ gần gương và lắp công tắc riêng cho chúng. Đây là giải pháp hoàn hảo cho những người thường sử dụng phòng tắm vào ban đêm - giúp mắt của bạn sẽ không bị lóa bởi ánh sáng chói của cả căn phòng./.
Những món đồ nội thất không nên giữ trong nhà Trang trí nội thất không đúng cách sẽ khiến căn nhà trở nên bừa bộn và việc loại bỏ những món đồ lỗi thời, không cần thiết sẽ giúp không gian sống sang trọng hơn. Khi mọi người xem những quyển tạp chí, những bức ảnh về các căn hộ có nội thất lộng lẫy và thời trang, chắc hẳn ai cũng muốn...