5 ngành dễ trúng tuyển nhất năm 2016
Năm 2016, những ngành liên quan nông nghiệp, nông thôn có điểm trúng tuyển tương đối thấp. Nhiều trường chỉ lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn.
Phân tích dữ liệu điểm chuẩn năm 2016 cho thấy một số nhóm ngành dễ trúng tuyển nhất khi có điểm chuẩn bằng mức điểm sàn. Đây là thống kê mang tính tham khảo cho thí sinh trước khi quyết định điều chỉnh nguyện vọng trong kỳ tuyển sinh đại học năm nay.
Nuôi trồng thủy sản nằm trong danh sách những ngành dễ trúng tuyển nhất. Điểm trúng tuyển năm ngoái của hầu hết trường đào tạo ngành này chỉ ở mức từ 15 đến 17.
Ngành Công thôn được đào tạo tại một số trường đại học ở nước ta, phần lớn cũng lấy điểm chuẩn không cao, chỉ bằng điểm sàn (năm ngoái là 15 điểm).
Trong đó, ĐH Nông lâm thuộc ĐH Huế, ĐH Lâm nghiệp Việt Nam, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đều có điểm trúng tuyển ngành này là 15. Tổ hợp xét tuyển thông dụng nhất là A00, A01. Một số trường xét tuyển thêm tổ hợp D01, C01.
Công thôn không phải là ngành học phổ biến, thu hút sự chú ý của phần lớn thí sinh. Do đó, sức cạnh tranh vào ngành này không cao. Tên ngành là viết tắt của cụm từ Công tác nông thôn. Đây là ngành học phục vụ cho nông nghiệp nông thôn.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm quản lý kỹ thuật ở các đơn vị như sở xây dựng, sở khoa học – công nghệ, khu chế xuất và khu công nghiệp, các công ty tư vấn và thiết kế, công ty xây dựng, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc công ty xây dựng thủy lợi, thủy nông, thầu xây dựng tư nhân.
5 ngành dễ trúng tuyển trong mùa tuyển sinh 2016. Ảnh: Nguyễn Sương.
Cũng liên quan nông thôn, ngành Phát triển Nông thôn là cơ hội lớn với những thí sinh có điểm tổ hợp 3 môn xét tuyển bằng hoặc lớn hơn điểm sàn không nhiều.
Video đang HOT
Đây là ngành học mới, được đưa ra nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông thôn và nâng cao trình độ dân trí của người dân nông thôn.
Vì vậy, để phục vụ công việc, trong quá trình học, sinh viên cần tích lũy vốn kiến thức rộng kèm kỹ năng vừa đủ bao quát từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, đến sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Năm ngoái, nhìn chung, điểm trúng tuyển của ngành Phát triển Nông thôn không cao. Điểm chuẩn 2016 và chỉ tiêu 2017 của một số trường cụ thể như sau:
Công nghệ sau thu hoạch là ngành kỹ thuật có tính ứng dụng cao, gắn với nhu cầu thiết yếu của con người, nhất là trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, ngành này lại có sức hút không lớn đối với thí sinh.
Với điểm trúng tuyển không cao, đây thực sự là lựa chọn đáng để những thí sinh đạt kết quả không tốt trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua cân nhắc.
Các em có điểm tổ hợp từ 15,5 đến 18 điểm có thể xem xét ứng tuyển vào ngành này của ĐH Cần Thơ, ĐH Đà Lạt, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Năm ngoái, điểm trúng tuyển ngành Công nghệ sau thu hoạch của những trường này là 15. ĐH Nông lâm – ĐH Huế lấy điểm chuẩn cao hơn một chút: 17 điểm.
Ngành Kỹ thuật Công trình Xây dựng cũng là lựa chọn an toàn. Bên cạnh một số trường lấy điểm chuẩn cao như ĐH Bách khoa Đà Nẵng (21,25 điểm), ĐH Cần Thơ (20), ĐH Giao thông Vận tải (19,5) hay ĐH Thủy lợi (18,06), nhiều trường chỉ lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn.
Cụ thể, phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị, ĐH Thủy lợi cơ sở tại TP.HCM, ĐH Hồng Đức, ĐH Lâm nghiệp Việt Nam, ĐH Xây dựng Miền Tây, ĐH Công nghệ Sài Gòn, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên cùng lấy điểm chuẩn 15 cho ngành Kỹ thuật Công trình Xây dựng.
Năm nay, mặt bằng chung điểm thi tương đối cao. Do đó, điểm chuẩn những ngành này có thể tăng nhẹ. Ít nhất, các trường phải lấy điểm trúng tuyển từ 15,5 trở lên theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định.
Theo Zing
Tránh 'sập bẫy' điểm sàn đại học
Nhiều trường đại học top trên thông báo ngưỡng điểm xét tuyển bằng điểm sàn của Bộ GD&ĐT ở mức 15,5 khiến thí sinh loay hoay trong điều chỉnh nguyện vọng.
Các chuyên gia nhận định thí sinh không nên vội mừng mà hết sức cẩn trọng. Theo nhiều chuyên gia, ngưỡng điểm này không có giá trị đối với các trường "hot". Nếu không cẩn thận, thí sinh sẽ dễ bị "sập bẫy".
Nhiều trường đang thiếu trách nhiệm với thí sinh
Đó là ý kiến của PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM - trước việc hàng loạt trường đại học top trên thông báo nhận hồ sơ xét tuyển từ 15,5, bằng điểm điểm sàn của bộ, trong khi những năm trước điểm chuẩn vào các trường này đều trên 22 điểm.
Ông Dũng cho biết các trường có thể căn cứ điểm trúng tuyển trong 3 năm liền của các ngành, cộng với độ "hot" của ngành thể hiện ở tỷ lệ có việc làm sau khi ra trường, dữ liệu thí sinh đăng ký đợt một để đưa ra mức điểm sàn gần với dự kiến. Các em căn cứ vào đó để đặt nguyện vọng, không để mất đi cơ hội vào đại học ngay từ đợt đầu.
"Tôi phản đối việc các trường top trên nhận hồ sơ của thí sinh bằng điểm sàn. Nó thể hiện sự vô trách nhiệm của các trường. Hiện nay, với kỹ thuật phân tích dữ liệu, ngưỡng điểm những năm qua và mức điểm năm 2017 có thể dự báo được điểm chuẩn năm nay chắc chắn là xu hướng tăng.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: Anh Tuấn.
Một ngành của trường top năm ngoái lấy 23 điểm thì chắc chắn năm nay phải phải từ 23 điểm trở lên. Như vậy, có lý do gì cho thí sinh đạt 15,5 điểm trở lên đăng ký nguyện vọng, tội cho các em quá!", ông Dũng nhấn mạnh.
Việc không công khai cụ thể điểm sàn vừa gây khó khăn cho thí sinh, vừa ảnh hưởng quá trình tuyển sinh của các trường top dưới. Các em biết rằng không thể đậu được sẽ đăng ký ở trường top dưới, như thế sẽ lợi cho học sinh và cả các trường top dưới nữa.
Đồng quan điểm, TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Đại học FPT - nhận định: Việc các trường công bố ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng tối thiểu là cần thiết, thể hiện trách nhiệm đối với chính mình và thí sinh.
Đây là động thái vô cùng quan trọng, nhất là các trường top trên, vì sẽ tạo điều kiện cho thí sinh đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng phù hợp điểm số có được, tránh "ảo tưởng", "kỳ vọng" vượt sức.
Việc công bố điểm cũng thể hiện thứ hạng, chất lượng của trường, tránh việc xét từ trên xuống dưới cho đủ chỉ tiêu khiến các trường không tìm ra được số thí sinh đủ chất lượng đáp ứng quá trình đào tạo, ông Tùng chia sẻ.
Từ thực tế trên, Chủ tịch HĐQT Đại học FPT lưu ý các thí sinh điểm thi năm nay cao hơn năm trước, vì thế các em không nên chủ quan và đặt thêm nguyện vọng ở các trường hàng năm có mức điểm chuẩn thấp hơn mức điểm hiện có của mình mới có khả năng đỗ.
Ông Tùng cũng cho rằng các trường top dưới cũng không nên quá lo lắng bởi năm nay ngoài xét tuyển theo điểm thi, các trường có thể kết hợp theo học bạ và sẽ có các đợt tuyển sinh bổ sung, các trường được phép tuyển sinh nhiều đợt trong năm.
Thí sinh ồ ạt điều chỉnh nguyện vọng
Theo thống kê của Bộ GDĐT, tới 17h ngày 15/7, ngày đầu tiên điều chỉnh nguyện vọng, có 35.000 thí sinh tham gia điều chỉnh. Số lượng thí sinh điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến là 32.325 em. Số thí sinh điều chỉnh nguyện vọng bằng phiếu là 3.552 thí sinh. Cả nước có 2.668 trên tổng số hơn 4.000 điểm tiếp nhận có thí sinh điều chỉnh bằng phiếu.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho hay số lượng thí sinh thay đổi nguyện vọng lớn là chuyện bình thường bởi năm nay các em đăng ký nguyện vọng trước khi biết điểm thi. Như vậy, điểm giữa các em tự đánh giá theo năng lực trong quá trình học với điểm thi hoàn toàn khác xa.
Đây là cơ hội giúp các em chuyển đổi nguyện vọng để có lợi cho việc trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Bên cạnh đó, trong đợt đăng ký xét tuyển đầu tiên, thí sinh đăng ký lệch nhau rất nhiều.
Có những ngành số thí sinh đăng ký lên hàng nghìn em, có ngành lại rất ít thí sinh đăng ký. Vì thế, điều chỉnh nguyện vọng cũng giúp thí sinh từ ngành có số lượng đăng ký cao, dự kiến điểm chuẩn tăng cao, chuyển sang ngành ít thí sinh để đồng đều hơn trong một trường.
Để tránh tình trạng "trường ăn không hết, trường lần chẳng ra" trong xét tuyển những năm gần đây, TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT - cho hay: Muốn đảm bảo yêu cầu trên, Bộ GD&ĐT phải áp dụng một loạt chính sách như: Xây dựng đề thi tiêu chuẩn thực sự, phổ điểm các môn thi phân hóa chuẩn để đảm bảo kết quả tin cậy; khâu quản lý giám sát thi tại các địa phương phải chặt chẽ hơn bằng cách tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cũng như sự giám sát xã hội, đặc biệt là báo chí.
Bên cạnh đó, bộ phải định ra điểm sàn chỉ cho các trường top trên, trường đẳng cấp như các nước tiên tiến đang làm bởi thực tế tại Việt Nam có hệ thống các trường trọng điểm quốc gia, song các trường này vẫn "tận thu" tuyển sinh cả hệ cao đẳng, trung cấp một cách lộn xộn, vơ vét, tuyển sinh lấn sân sang thí sinh của các trường top dưới.
Cuối cùng, phải điều tra tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm một cách công khai, thường xuyên. Trường nào tuyển sinh ít, tỉ lệ sinh viên có việc làm thấp phải giảm chỉ tiêu đầu vào.
Theo Zing
Điểm nhận hồ sơ xét tuyển của Trường ĐH Luật Hà Nội là 15,5 Trường ĐH Luật Hà Nội vừa công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển đại học năm 2017 là 15,5 trở lên theo kết quả thi THPT quốc gia. Ảnh minh họa: Thanh Hùng. Cụ thể, theo ông Lê Tiến Châu, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội, ngưỡng điểm nhận đăng ký xét tuyển hệ đại học chính quy khóa 42...