5 năm thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW: Phát huy sự sáng tạo của giáo viên phù hợp xu hướng quốc tế
Trước khi thực hiện Nghị quyết 29, một số ý kiến cho rằng giáo dục phổ thông của nước ta còn nặng về kiến thức, giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp, học sinh còn thụ động dẫn tới chưa có một thế hệ công dân năng động mang yếu tố toàn cầu. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29, chúng ta có thể nói gì về ý kiến này?
Ảnh minh họa/internet
Chuyển mạnh từ quản lý kiểu bao cấp sang giao quyền chủ động cho GV
Trả lời câu hỏi trên, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT), cho biết:
Khâu then chốt nhất bảo đảm thành công của quá trình đổi mới GDĐT đã được xác định trong Nghị quyết 29/NQ-TW là: đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và phát triển đội ngũ nhà giáo.
Thực hiện điều đó, trong thời gian qua Bộ GDĐT tập trung chỉ đạo đổi mới cơ chế quản lí chuyên môn theo hướng phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo của giáo viên trong việc thực hiện chương trình GDPT; tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hành PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT),
Cơ chế quản lý chuyên môn đã được chuyển mạnh từ quản lý theo kiểu bao cấp sang giao quyền chủ động cho giáo viên, nhà trường xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục. Cơ chế tổ chức và quản lí chuyên môn trong các nhà trường có bước chuyển biến tích cực theo hướng dân chủ, phát huy sự sáng tạo của giáo viên phù hợp với xu hướng quốc tế.
Video đang HOT
Nhờ sự chuyển biến về cơ chế nói trên nên phương pháp, kỹ thuật và hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá tích cực đã có chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của đông đảo CBQL, giáo viên. Kết quả nêu trên là minh chứng cho sự đổi mới tích cực này.
Chuyển động trong đổi mới hình thức dạy học
Một trong những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Ảnh minh hoạ/ Internet
Nói về những gì đã làm được so với yêu cầu trên trong 5 năm thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW, ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng:
Phẩm chất, năng lực của học sinh chỉ có thể được hình thành và phát triển thông qua hoạt động tích cực, tự lực tiếp nhận và vận dụng kiến thức để phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.
Vì vậy, việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng tăng cường tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh đóng vai trò quyết định đối với việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Kết quả triển khai đổi mới như sau:
Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học trong các môn học theo hướng chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.
Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được triển khai rộng rãi giúp tăng cường các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục các kỹ năng mềm, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học (Nghị quyết 29); hoạt động giáo dục nhà trường gắn với di sản, gắn với sản xuất-kinh doanh-dịch vụ ở địa phương giúp tăng cường năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn (Nghị quyết 29).
“Một trong những minh chứng cho đổi mới hình thức dạy học là hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trong 6 năm qua đã được lan toả rộng rãi và có chất lượng tốt: hàng chục ngàn dự án khoa học, kĩ thuật của học sinh trung học được thực hiện hằng năm ở các nhà trường; hơn 5000 dự án dự thi Cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp tỉnh hằng năm; gần 500 dự án dự thi Cuộc thi khoa học, kĩ thuật cấp quốc gia hằng năm; góp phần phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời (Nghị quyết 29)” – ông Nguyễn Xuân Thành cho biết.
PV
Theo giaoducthoidai
Báo cáo Thủ tướng việc hoàn thiện quy trình tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2019
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc hoàn thiện quy trình tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc hoàn thiện quy trình tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, khắc phục bất cập không để tái diễn các sai phạm như trong kỳ thi năm 2018.
Quy trình thi THPT quốc gia 2019 sẽ được tăng cường bảo mật hơn
Trao đổi với báo chí, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, những kết quả đạt được của kỳ thi THPT quốc gia 2018 là quan trọng, cần được ghi nhận. Tuy nhiên, tiêu cực, sai phạm xảy ra ở một số địa phương Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình là cá biệt nhưng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến niềm tin xã hội, tổn thương đến đội ngũ nhà giáo và đối với những nhà quản lý giáo dục ở các địa phương.
Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, nhìn lại 4 năm tổ chức kỳ thi THPT quốc gia bám sát yêu cầu Nghị quyết 29; Kỳ thi THPTQG được tổ chức như hiện nay là phù hợp với điều kiện dạy học, kinh tế - xã hội các địa phương, đảm bảo gọn nhẹ, tạo thuận lợi cho thí sinh.
Vì vậy, nên tiếp tục duy trì ổn định kỳ thi THPT quốc gia đến hết năm 2020, đồng thời, là kèm theo điều chỉnh về kĩ thuật, hoàn thiện về mặt tổ chức để làm sao kỳ thi được tổ chức ngày càng nhẹ nhàng, hoàn thiện hơn, độ tin cậy cao hơn.
Theo đó, Bộ GD&ĐT đã đề xuất một số phương hướng thi cho năm 2019 và năm 2020 như sau:
Thứ nhất, rà soát toàn bộ quy trình tổ chức thi, hoàn thiện Quy chế thi và hướng dẫn theo hướng cụ thể, chi tiết hơn; xác định rõ trách nhiệm của những người tham gia Kỳ thi; cụ thể hóa hơn nữa các chế tài xử lý với các sai phạm trong Kỳ thi.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện ngân hàng câu hỏi, cải tiến quy trình ra đề thi để nâng cao chất lượng đề thi đảm bảo phù hợp hơn với thời gian làm bài của thí sinh, đáp ứng tốt hơn mục tiêu của Kỳ thi THPTQG.
Thứ ba, cải tiến, điều chỉnh các khâu về kỹ thuật trong tổ chức thi; nhất là hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng tăng cường bảo mật và hỗ trợ tốt cho việc phát hiện, phòng ngừa các sai phạm trong chấm thi để hạn chế gian lận, tiêu cực.
Thứ tư, cải tiến phương thức tổ chức coi thi, chấm thi theo hướng tăng cường khách quan, nghiêm túc ở tất cả các khâu của Kỳ thi; tăng cường ứng dụng công nghệ trong chấm thi; xem xét tổ chức chấm thi đảm bảo nguyên tắc giáo viên không chấm bài thi học sinh tỉnh mình (chẳng hạn tổ chức chấm thi theo cụm).
Thứ năm, chú trọng công tác lựa chọn nhân sự tham gia các khâu của Kỳ thi, nhất là các khâu trọng yếu như công tác đề thi, coi thi, chấm thi. Đồng thời, tăng cường chất lượng, hiệu quả của công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tham gia tổ chức thi, cán bộ thanh tra, giám sát;
Thứ sáu, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát tại các Hội đồng thi.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Sáng tạo sẽ giúp giáo viên tận tâm hơn với nghề 24 năm trong nghề, cô Nguyễn Thị Yến - giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Sóc Sơn (Hà Nội) luôn phấn đấu rèn luyện, không ngừng học hỏi, sáng tạo để nâng cao chất lượng giảng dạy, là một tấm gương sáng để đồng nghiệp noi theo. ảnh minh họa Trong quá trình dạy học, cô Yến đạt nhiều danh hiệu Chiến...