5 năm nữa, Việt Nam sẽ có thêm 158 trường ĐH, CĐ
Bản dự thảo “Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020″ – lần 4 đã được gút lại ý kiến các Bộ/ngành chiều 17/5 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.
Theo đánh giá của các bộ ngành, mặc dù bản Quy hoạch còn xuất hiện nhiều số liệu tổng hợp chưa cập nhật, trùng lắp, chưa chuẩn nhưng là tài liệu quan trọng để các Bộ, ngành trong việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
“Quan trọng hơn, đã phác thảo được “hình hài” cơ bản quy hoạch nguồn nhân lực cần có đến năm 2020″ .
PGS-TS Bùi Tất Thắng – Viện trưởng Viên chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nêu thực trạng, mặc dù chất lượng nhân lực tuy có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn còn thiếu hụt rất nhiều nguồn nhân lực khoa học – công nghệ chất lượng cao, thiếu công nhân lành nghề để phát triển các ngành kinh tế chủ lực; thiếu trầm trọng nhân lực trong lĩnh vực phát minh sáng chế…
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Do đó, để đạt mục tiêu khoảng 70% tổng số lao động qua đào tạo dưới các hình thức, trình độ khác nhau – một trong những giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 là đổi mới giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Trong đó đặt ra yêu cầu, quy hoạch lại mạng lưới các trường ĐH, CĐ và mạng lưới các trường dạy nghề (CĐ nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề).
Việc quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ sẽ ưu tiên thành lập trường ĐH, CĐ trên địa bàn miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long…Dự kiến quy mô đào tạo trong các trường ĐH, CĐ năm 2020 khoảng 3,9 triệu sinh viên. Tỷ lệ sinh viên/ vạn dân sẽ đạt 400 sinh viên.
Do đó, mạng lưới trường ĐH, CĐ vào năm 2020 sẽ có tổng cộng 573 trường (259 trường ĐH, 314 trường CĐ). Trong giai đoạn 2011 – 2015 sẽ thành lập thêm 158 trường (70 ĐH và 88 trường CĐ).
158 trường ĐH, CĐ thành lập mới sẽ đươc phân bổ như sau: miền núi phía Bắc 16 trường; Đồng bằng sông Hồng 26 trường; Bắc Trung bộ 16 trường; Nam Trung bộ 16 trường; Tây Nguyên 15 trường và Đồng bằng sông Cửu Long 36 trường.
Trong 158 trường ĐH, CĐ thành lập mới, dự kiến có thêm 5 trường thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản; 29 trường thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ; 14 trường y dược; 13 trường thuộc lĩnh vực nông lâm; 15 trường thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao; 17 trường lĩnh vực xây dựng kiến trúc; 7 trường giao thông; 14 trường lĩnh vực kinh tế – tài chính – ngân hàng; 6 trường lĩnh vực pháp lý, hành chính và 44 trường ĐH, CĐ đa ngành.
Trước khi bản dự thảo “Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020″ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt – Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn thiện các số liệu, đặc biệt lưu ý độ chính xác của số liệu đưa ra…
Việc tổng hợp phải hoàn thiện bản dự thảo lần 5 chậm nhất 24/5 – Phó Thủ tướng yêu cầu.
Theo VNN
Năm 2012, ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội mở ngành Báo chí
Theo văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân sau buổi thăm và làm việc tại ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội (VHNTQĐ) ngày 27/4, trường này sẽ được phép mở thêm mã ngành báo chí trong năm học 2012/2013.
Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp với Bộ GD&ĐT thống nhất chủ trương, chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ, gửi Bộ GD&ĐT xem xét phê duyệt việc này.
Trước mắt, Phó Thủ tướng cũng đồng ý phương án hỗ trợ kinh phí đào tạo cho trường mỗi năm 2 tỉ đồng trong ba năm từ 2011 đến 2013. Năm năm qua, ĐH VHNTQĐ đã đào tạo hơn 7.000 học viên, trong đó có 40% phục vụ trong QĐ, 60% học viên hệ dân sự. Đặc biệt, ĐH VHNTQĐ đã đào tạo hàng ngàn học viên người dân tộc thiểu số, phục vụ nhiệm vụ chính trị và phát triển văn hóa nghệ thuật tại các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa.
Theo GDVN
Đầu tư 190 triệu USD xây dựng ĐH Khoa học & Công nghệ Hà Nội Với mục tiêu xây dựng một mô hình đại học mới theo tiêu chuẩn quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản vay 190 triệu USD để hỗ trợ xây dựng Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Tại Hội nghị thường niên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lần...