5 năm, ngân sách cho giáo dục tăng 92.500 tỷ đồng
Từ năm 2013 đến nay, quy mô chi ngân sách cho giáo dục luôn tăng về số tuyệt đối, từ 155.604 tỷ đồng năm 2013 đến 248.118 tỷ đồng năm 2017.
Trong giai đoạn này, Ngân sách Nhà nước chi cho GD-ĐT tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách được Quốc hội và Chính phủ duy trì, trong đó chi thường xuyên cho GDĐT ở Trung ương bình quân khoảng 11%, địa phương khoảng 89%.
Ngân sách chi cho giáo dục luôn tăng.
Chi ngân sách địa phương tập trung cho mầm non và phổ thông.
Trong đó, THCS và THPT tương đối ổn định qua các năm (khoảng 25,3% đối với THCS, 12% đối với THPT), tiểu học được ưu tiên nhất (trung bình là 32,7%). Mầm non có tốc độ tăng đều về cơ cấu chi trong cả giai đoạn, từ 18% năm 2013 đến 20% năm 2015.
Mức chi cho các bậc học.
Chi ngân sách địa phương chiếm tỷ trọng nhỏ hơn là đại học (khoảng 2%) và các trình độ khác (khoảng 9%).
Dân góp thêm 2%
Bộ GD-ĐT nhìn nhận: Công tác xã hội hóa giáo dục đã góp phần nâng tỷ lệ huy động trẻ, học sinh trong độ tuổi ra lớp, hoàn thành phổ cập giáo dục trẻ em 5 tuổi, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển loại hình trường, lớp, chương trình chất lượng cao đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Nguồn xã hội hoá góp 2% trong số trung bình ngân sách giáo dục
Việc sử dụng kinh phí, ngân sách nhà nước chi cho GDĐT trung bình của giai đoạn 2013 – 2017 cho các cơ sở GDĐT công lập ở các bậc học khoảng 235.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 20% tổng ngân sách nhà nước); xã hội hóa GDĐT đã đóng góp thêm khoảng 4.700 tỷ đồng (tương đương 2% ngân sách chi cho giáo dục).
Các địa phương đã phát triển các loại hình trường ngoài công lập nhằm giảm áp lực trường lớp cho hệ thống trường công lập, đáp ứng quy mô học sinh tăng nhanh, khắc phục tình trạng thiếu trường lớp, đặc biệt là ở cấp mầm non.
Video đang HOT
Tỷ lệ trường công lập – ngoài công lập
Năm học 2017 – 2018, tổng số cơ sở giáo dục các cấp học là 43.907 trường, trong đó có 40.952 trường công lập và 2.955 trường ngoài công lập. Số trẻ em, học sinh ngoài công lập ở nhà trẻ là 85%, mẫu giáo 13%, tiểu học 0,7%, THCS 0,9%, THPT 7% và đại học 13%.
Mô hình trường quốc tế được phát triển mạnh ở một số thành phố lớn (đặc biệt là TP.HCM có 19 trường phổ thông quốc tế, trường có yếu tố nước ngoài với 1.345 giáo viên, 10.799 học sinh trong đó có 5.080 học sinh Việt Nam).
Các chính sách đổi mới cơ chế tài chính
Trong giai đoạn này, công tác tài chính trong các cơ sở GDĐT được đổi mới theo hướng: đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng nguồn tài chính; mở rộng nguồn thu, tăng thu nhập cho người lao động; trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi chăm lo đời sống cho người lao động và tái đầu tư cho hoạt động đào tạo.
Đáng chú ý là chính sách thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đổi với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017 được nhìn nhận là đã khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học công lập chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo và giảm chi cho ngân sách nhà nước, đồng thời tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho sinh viên nghèo, sinh viên là đối tượng chính sách.
Việc thí điểm này là thực tiễn để xây dựng cho một chính sách về tự chủ đại học trong các trường công lập đang chờ Chính phủ phê duyệt.
Một số địa phương đã triển khai tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc, giao quyền tự chủ tài chính, bảo đảm chi thường xuyên đối với các đơn vị trường học trên địa bàn (các địa phương thực hiện tốt như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Nam Định, Thái Nguyên, Ninh Bình…).
22 chương trình, dự án ODA: Giới thiệu, tích hợp bài học thế giới
Trong thời gian này, có 22 chương trình, dự án ODA được triển khai, trong đó 16 chương trình, dự án sử dụng vốn ODA vay và 6 chương trình, dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại.
Nhiều chương trình ODA hướng tới vùng khó khăn.
Kết quả được ghi nhận là đã giới thiệu và tích hợp những bài học kinh nghiệm, các mô hình giáo dục tiên tiến của thế giới có thể áp dụng vào Việt Nam, góp phần triển khai hiệu quả mục tiêu, giải pháp chính sách đối với trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật, trẻ em nghèo, các chính sách phát triển mạng lưới trường lớp, phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên vùng khó khăn.
Song Nguyên
Theo vietnamnet
Chi ngân sách cho giáo dục là 248.118 tỷ đồng
Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, từ năm 2013 đến năm 2017, quy mô chi ngân sách cho giao duc luôn tăng về số tuyệt đối. Tổng quyết toán chi ngân sách cho lĩnh vực giáo dục năm 2013 là 155.604 tỷ đồng va năm 2017 la 248.118 tỷ đồng.
Nghị quyết số 29 của Trung ương đã khẳng định: "Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư kinh phí cho giáo dục, đầu tư có trọng điểm, không dàn trải. Đa dạng các nguồn đầu tư giáo dục phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", trong đó đôi mơi chính sách, cơ chê tai chinh là giải pháp then chốt để thực hiện hiệu quả công cuộc đổi mới GDĐT, các nhiệm vụ này đã được Chính phủ cụ thể hóa thành các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực GDĐT và chỉ đạo Bộ GDĐT, toàn ngành Giáo dục tổ chức thực hiện triển khai hiệu quả.
Đánh giá bố trí ngân sách nhà nước để phát triển giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết, Ngân sách Nhà nước chi cho GDĐT tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách đươc Quốc hội và Chính phủ duy tri, trong đó chi thường xuyên cho GDĐT ở Trung ương bình quân khoảng 11%, địa phương khoang 89% của tổng ngân sách nhà nước chi cho GDĐT.
Từ năm 2013 đến năm 2017, quy mô chi ngân sách cho giao duc luôn tăng về số tuyệt đối. Cụ thể, chi Ngân sách trung ương tăng 14.052 tỷ đồng năm 2015 so với năm 2011, chi Ngân sách địa phương tăng 69.553 tỷ đồng năm 2015 so với năm 2011.
Tuy nhiên, tỷ trọng chi của Ngân sách trung ương có xu hướng tăng dần từ 11% năm 2011 đến 13% năm 2015 (tăng 6%), ngược lại tỷ trọng chi thường xuyên của Ngân sách địa phương có xu hướng giảm nhẹ từ 89% năm 2011 xuống còn 87% năm 2015.
Tổng quyết toán chi ngân sách cho lĩnh vực giáo dục năm 2013 là 155.604 tỷ đồng va năm 2017 la 248.118 tỷ đồng.
Chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực GDĐT giai đoạn 2013 - 2017 như sau:
Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, 2018
Chi ngân sách địa phương tập trung cho mầm non va phổ thông. Trong đó, THCS va THPT tương đối ổn định qua các năm (khoảng 25,3% đối với THCS, 12% đối với THPT), tiêu học được ưu tiên nhất (trung bình la 32,7%).
Mâm non có tốc độ tăng đều vềctrong cả giai đoạn, từ 18% năm 2013 đến 20% năm 2015. Chi ngân sách địa phương chiếm tỷ trọng nhỏ hơn là đại học (khoảng 2%) và các trình độ khác (khoảng 9%).
Cơ cấu chi trung bình ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở các địa phương giai đoạn 2013-2017 như sau:
Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, 2018
Xã hội hóa giáo dục - đào tạo đã đóng góp thêm khoảng 4.700 tỷ đồng
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, phân định rõ ngân sách chi cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch việc sử dụng kinh phí, ngân sách nhà nước chi cho GDĐT trung bình của giai đoạn 2013 - 2017 cho các cơ sở GDĐT công lập ở các bậc học khoảng 235.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 20% tông ngân sách nhà nước); xã hội hóa GDĐT đã đóng góp thêm khoảng 4.700 tỷ đồng (tương đương 2% ngân sach chi cho giao duc).
Trung bình nguồn ngân sách nhà nước và xã hội hóa đầu tư cho giáo dục và đào tạo giai đoạn 2013 - 2017 như sau:
Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, 2018
Công tác xã hội hóa đầu tư cho giáo dục đêu được các địa phương quan tâm, nhât là các tỉnh, thành phố lớn. Một số địa phương đã ban hành các chính sách ưu đãi, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục, như chính sách về thuê đất, thuế, cho vay vốn kích cầu, hỗ trợ lãi suất để xây dựng trường học.
Chỉ tính trong năm học 2017-2018, tổng kinh phí mà TP Hồ Chí Minh huy động tài trợ, đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bằng các hình thức để tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, hỗ trợ hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục là khoảng 1.455 tỷ đồng;
Hà Nội đã có 78 dự án xã hội hóa với tổng mức đầu tư đăng ký trên 5.600 tỷ đồng, sử dụng 1.009.673 m2 đất, có 58 dự án đã triển khai đầu tư xây dựng, trong đó 17 dự án đã hoàn thành đưa vào hoạt động.
Các địa phương đã phát triển các loại hình trường ngoài công lập nhăm giảm áp lực trường lớp cho hệ thống trường công lập, đáp ứng quy mô học sinh tăng nhanh, khắc phục tình trạng thiếu trường lớp, đặc biệt là ở cấp mầm non.
Năm học 2017 - 2018, tổng số cơ sở giáo dục cac câp hoc là 43.907 trường, trong đó có 40.952 trường công lập va 2.955 trường ngoài công lập. Số trẻ em, hoc sinh ngoài công lập ở nhà trẻ là 85%, mẫu giáo 13%, tiểu học 0,7%, THCS 0,9%, THPT 7% va đại học 13%.
Tỷ lệ cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập tính đến hết năm học 2017 - 2018 như sau:
Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, 2018
Theo Bộ GD&ĐT, đẩy mạnh xã hội hóa, trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; khuyến khích liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài, các cơ sở giáo dục đại học đã huy động các nguồn lực xã hội đầu tư để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp phòng thực hành, thí nghiệm, bổ sung trang thiết bị dạy học, thiêt bi dung chung,... cho các phòng học (tiêu biểu như Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, Đại học Đà Nẵng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh...). Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư tai trơ, ung hô viêc xây dựng một số trường đại học, cao đẳng.
Bộ GD&ĐT cho rằng, huy động nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế vao GDĐT cung đươc đia phương quan tâm; mô hình trường chất lượng cao, trường quốc tế đươc phát triển mạnh ơ một số thành phố lớn (đặc biệt là TP Hồ Chí Minh có 19 trường phổ thông quốc tế, trường có yếu tố nước ngoài với 1.345 giáo viên, 10.799 học sinh trong đó có 5.080 học sinh Việt Nam).
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chính phủ chưa có chủ trương cải cách Tiếng Việt Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, Chính phủ chưa có chủ trương cải cách tiếng Việt, còn câu chuyện Sách Công nghệ giáo dục chỉ là một phương pháp đổi mới trong cách học tiếng Việt, dạy phát âm cho trẻ chứ không phải cải cách ngôn ngữ... Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại...