5 món mắm ngon nức lòng người Việt
Với hương vị độc đáo, hấp dẫn, các món mắm đã trở thành đặc sản vùng miền được nhiều người yêu thích. Ở những nơi khác nhau, mỗi món mắm có một phong vị rất riêng, dần dần chúng trở thành nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.
MẮM CÁ CHÂU ĐỐC
Nhờ nằm ngay ngã ba sông Hậu (một trong 2 nhánh của sông Mê Kông) nên Châu Đốc có nguồn cá rất đa dạng và phong phú. Vì thế đặc sản nổi tiếng nhất nơi đây là mắm cá.
Theo bà con làm nghề ủ mắm ở Châu Đốc cho biết thì bất cứ loài cá nào cũng có thể làm mắm được. Nhưng theo kinh nghiệm của làng nghề thì chỉ có một số loài cá như cá lóc, cá trèn, cá sặc, cá chốt, cá linh… làm mắm là thơm ngon, do thịt cá có độ dai của sớ, khi đem làm mắm mới đạt chuẩn của mắm ngon.
Mắm các được chế biến thành rất nhiều món, và mỗi món phải chọn đúng loại mắm thì hương vị mới thật trọn vẹn. Với các món như lẩu mắm, mắm kho thì dùng mắm cá sặc, cá linh. Còn mắm chưng thì phải dùng mắm cá lóc chưng với thịt băm nhuyễn cùng với củ hành đỏ, hành tây và trứng thì món ăn mới chuẩn vị.
MẮM THÁI, AN GIANG
Bên cạnh những con mắm cá mặn mòi thì vùng đất Châu Đốc còn có món mắm Thái được rất nhiều người ưa chuộng và hay hay chọn mua về làm quà mỗi khi có dịp du lịch An Giang.
Mắm Thái có vị hơi ngọt nét đặc trưng của ẩm thực Nam Bộ nhưng bên trong lại hơi mặn rất thích hợp ăn với cơm trắng, đặc biệt là ăn vào những ngày mưa. Đây cũng là loại mắm dễ ăn nhất và hấp dẫn nhất vì cách ăn khá đơn giản. Chỉ cần vài trăm gram mắm thái, bún, thịt ba rọi luộc, rau sống và bánh tráng là có thể ăn ngay mà không phải chế biến gì cả.
MẮM RƯƠI, TRÀ VINH
Video đang HOT
Rươi thuộc họ nhà giun chân đốt, thân có nhiều tơ nhỏ, sống ở vùng nước lợ. Chúng có nhiều ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long có nhiều bãi bồi phù sa. Riêng tại tỉnh Trà Vinh, các xã như: Trường Long Hòa, Dân Thành, Đông Hải, Long Toàn, Long Vĩnh thuộc huyện Duyên Hải đều có rươi xuất hiện nhiều hằng năm.
Mắm rươi là một đặc sản hiếm có, độ đạm rất cao bởi chỉ có một số vùng ven biển bãi bồi phù sa mới có rươi ra. Chén mắm rươi chưng hay sống thêm vỏ quýt, gừng, ớt đánh cho bông lên rồi rắc một ít ruốc tôm hồng hồng lên mặt. Vây quanh là cải cúc, là cần, là hành hoa cắt khúc, là húng. Ăn cùng mắm là đĩa thịt chân giò luộc thái mỏng hoặc thế chỗ của nó là đĩa ba chỉ thì không còn gì bằng.
MẮM SÒ LĂNG CÔ, HUẾ
Sò Lăng Cô có quanh năm, và từ lâu được du khách biết đến với nghề làm mắm sò. Nếu có lần từng thử mắm sò Lăng Cô, ắt hẳn không ai quên được cái mùi vị độc đáo, thơm dịu và hương vị cay nồng đầu lưỡi.
Mắm sò ngon nhất là khi chín, múc ra chén thấy mắm có màu đỏ au, nước đặc sệt và còn nguyên ruột sò. Khi ăn, cho thêm vào các gia vị như tỏi ớt, chút đường cát hoặc bột ngọt, nếu thật sành điệu thì thêm ít đu đủ bào hoặc trái vả xắt nhỏ, khế cùng chuối chát.
MẮM BÒ HÓC, SÓC TRĂNG
Mắm bò hóc được xem là món ăn truyền thống, không thể thiếu được trong bữa cơm gia đình của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng. Nhiều người không biết cứ lầm tưởng mắm bò hóc được làm bằng thịt bò hoặc có khi bằng ếch nhái. Nhưng thật ra, mắm bò hóc được làm bằng cá. Tất cả các loại cá đều có thể làm mắm bò hóc.
Đồng bào Khmer Nam Bộ hay ăn mắm bò hóc sống, xé nhỏ trộn chanh, đường, tỏi, ớt và kẹp thịt ba chỉ luộc. Ngoài ra, các món truyền thống của đồng bào Khmer vẫn thường làm kết hợp với mắm bò hóc là canh Xiêm, canh thín, canh chua…
Do sự pha trộn, sống cộng cư cùng người Kinh, người Hoa, món mắm bò hóc ngày nay còn dùng để kho hay nấu bún nước lèo.
Trần Thị Cẩm Nhi
Khám phá món gỏi sầu đâu "đắng lè lưỡi" đặc sản miền Tây
Gỏi sầu đâu có vị đắng chát nhưng lại là món ăn đặc sản của miền Tây hấp dẫn nhiều du khách.
Gỏi sầu đâu là một món ăn dân dã quen thuộc của người dân nhiều tỉnh miền Tây nam bộ như Kiên Giang, Trà Vinh, Cà Mau, An Giang. Ảnh: dacsanmuicamau.
Món đặc sản miền Tây này được làm từ những lá sầu đâu non có vị hơi đắng rất đặc biệt. Ảnh: pasgo.
Lá sầu đâu có thể được dùng để ăn kèm nhiều món như cá kho, mắm thái, mắm chưng, thịt kho...Ảnh: zingnews.
Ở miền Trung cũng có một loại cây cùng tên sầu đâu nhưng có hoa màu tím và lá có độc không ăn được. Ảnh: dantocmiennui.
Lá sầu đâu được trần qua nước sôi và kết hợp cùng với các loại nguyên liệu khác như thịt ba chỉ, tôm, cá khô xé nhỏ, xoài xanh dưa chuột,... Ảnh: cpcdn.
Gỏi sầu đâu sẽ trở nên tròn vị hơn đó chính là nhờ nước mắm me. Ảnh: emvaobep.
Bát nước chấm này sẽ được cho thêm tỏi, ớt băm nhuyễn, thêm đường và nước mắm nhĩ để tạo nên độ hoàn hảo cho món nhậu. Ảnh: bazantravel.
Được biết, món gỏi sầu đâu được cho là xuất xứ từ Campuchia và du nhập vào Việt Nam thông qua những gia đình người Khơ-me sinh sống tại Việt Nam. Ảnh: ibebiz.
Người ta thường ăn món này khoảng từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch vì đây là khoảng thời gian cây sầu đâu ra hoa và lá mới. Ảnh: ngay nay.
Hà Nguyễn (TH)
Bao tử hầm tiêu xanh Bao tử giòn, hầm với hạt tiêu xanh cay nồng, ăn kèm bún hoặc mì và các loại rau tươi, bổ dưỡng với sức khoẻ. Nguyên liệu: - Bao tử (dạ dày): 2 cái vừa - Xương heo: 500 gr - Tiêu xanh: 100 gr - Rau mồng tơi - Nấm rơm - Mướp - Gừng - Củ cải trắng - Bún tươi....