5 món hải sản ’sang chảnh’ phải thử khi đến Phan Thiết
Phan Thiết không những nổi tiếng với những bãi biển đẹp mà còn là “lãnh địa” của những nhà hàng, quán ăn chuyên hải sản. Đến Phan Thiết, du khách nhớ thử 5 món hải sản dưới đây.
Nếu là tín đồ của tôm hùm, bạn chắc chắn không thể bỏ qua món tôm hùm sốt cay Singapore. Bản thân tôm hùm đã nói lên chất lượng món ăn, khi kết hợp với nước sốt từ khoai tây, hành tây, đậu Hà Lan cùng các gia vị khác càng làm gia tăng mỹ vị của loại hải sản này. Màu đỏ cam của thịt tôm cùng hỗn hợp sánh mịn, vàng xanh và hương vị cay cay, ngọt ngọt của món tôm hùm sốt cay Singapore khiến bạn không thể cưỡng lại.
Một món ăn khác được chế biến từ tôm hùm cũng gây thương nhớ không kém là tôm hùm đốt lò phủ phô mai. Thịt tôm được cắt thành miếng vuông nhỏ xào với hành, tỏi, nấm rơm và một ít rượu trắng. Gạch tôm đánh tan cùng kem sữa tươi và rưới lên hỗn hợp vừa xào, cuối cùng là phủ một lớp phô mai lên trên và đưa vào lò nướng. Lớp phô mai vàng óng, tôm hùm đỏ gạch điểm xuyến thêm ít hành lá, mùi tây sẽ tạo nên món ăn bắt mắt, vị ngon đánh thức tất cả giác quan.
Cà ri xanh cá nhám là sự kết hợp khá mới mẻ và thú vị. Mùi thơm béo nhưng không ngậy của cà ri xanh nấu cùng sả ớt, nước cốt dừa quyện cùng vị cá thanh thực sự làm mềm lòng thực khách. Cảm giác nếm thử miếng thịt cá săn mềm quyện cùng sốt cà ri sóng sánh thật khó tả. Chỉ biết rằng bạn phải thưởng thức đến giọt cà ri cuối cùng trên dĩa mới thỏa cơn thèm.
Cua gạch sốt me được chế biến khá công phu. Cua làm sạch, bóc vỏ và chiên qua với tỏi băm, tạo mùi thơm khó cưỡng và sắc đỏ đẹp mắt. Sốt me được pha chế chua ngọt vừa miệng và giữ được độ sánh nhất định. Vỏ cua sau khi chế biến xong được xếp lại thành con, sau đó rưới gạch cua lên trên và trang trí chút rau mùi. Người ta nói nếm một món ăn với đủ vị chua, cay, mặn, ngọt như cua gạch sốt me khiến bạn cảm giác như vừa trải qua cả hỷ nộ ai lạc của cuộc đời.
Video đang HOT
Ốc hương là món ăn không còn xa lạ với dân ghiền ốc. Để có món ốc hương cháy tỏi thơm lừng là cả một công trình. Ốc ướp với mắm tỏi ớt cho thấm trước khi xào nhanh với bơ nhằm tăng mùi thơm béo. Ốc hương cháy tỏi được chế biến vừa chín tới, ngấm đều gia vị, phần tỏi chỉ vừa vàng giòn mà không khét càng tạo nên sự đẹp mắt và ngon miệng.
Đến Phan Thiết, bạn có thể thưởng thức các món hải sản này tại Trung tâm Hải sản TTC Phan Thiết (số 1 đường Từ Văn Tư). Đại diện trung tâm cho biết nguồn hải sản tại đây được mang trực tiếp từ đảo Phú Quý và Cam Ranh, gồm nhiều loại hải sản cao cấp như tôm hùm Alaska, cua huỳnh đế, cá mặt quỷ, tu hài…
Bên cạnh hải sản, Trung tâm Hải sản TTC Phan Thiết còn có các món ăn đặc sắc khác như gà nướng ống tre, bò cuốn kem phô mai và rất nhiều loại lẩu, cháo, gỏi, rau… khác.
2 tuần đầu khai trương (từ 18/1 đến 1/2), Trung tâm Hải sản TTC Phan Thiết giảm 10% tất cả hóa đơn; dành tặng voucher 50.000-500.000 đồng cho khách thưởng thức hải sản tại đây.
Theo Zing
Cá dương vật, món ăn khiến người dân Hàn Quốc tranh nhau mua quanh năm
Mặc dù vẻ bề ngoài rất nhạy cảm nhưng món ăn này được đánh giá là có hương vị rất đặc biệt, xứng đáng được thử một lần trong đời.
Sinh vật này được gọi là "gaebul" () trong tiếng Hàn, nó thật sự không phải là một loài cá mà chính xác là một loại giun biển có nguồn gốc từ Hàn Quốc, chúng cũng được tìm thấy ở Nhật Bản, Trung Quốc và Nga. Một số nơi còn gọi đây là con sâu bé hay cá dương vật. Ở Hàn Quốc, chúng chủ yếu sống ở bờ biển phí tây nam, nơi có bãi bồi cao hơn mực nước biển.
Gaebul thường sống trong bùn, đầm lầy, chúng ăn cá, cua nhỏ và các sinh vật phù du, bên ngoài chúng có một lớp nhớt rất nhầy nhụa.
Người dân đi bắt chúng thường chỉ đem theo một cái xô, một cái xẻng là đủ. Gaebul ăn ngon nhất là lúc vừa bắt lên đem đi chế biến ngay, lúc này chúng có mùi vị tươi ngọt rất đặc trưng.
Trong tiếng Hàn, người ta mô tả vị ngọt này là "dalchakjigeunhada" ( ), có nghĩa là một loại vị ngọt tự nhiên, nhẹ nhàng dễ chịu thường thấy trong hải sản. Để Gaebul có được vị ngọt thanh nhất, chúng phải được rửa bằng nước biển, một số nhà hàng rửa bằng nước máy nên thường có ít vị ngọt hơn.
Gaebul có sẵn quanh năm, nhưng mùi vị ngon nhất và được thu hoạch nhiều nhất là từ tháng 10 đến tháng 3. Hình dạng và kích thước của loài vật này không đều nhau, nếu thấy cơ thể chúng căng phồng, da mỏng có thể chúng đã chết. Ngoài ra, chúng có nhiều màu khác nhau như hồng, da cam, nâu nhạt, thậm chí là màu xám. Vì vậy, màu hồng không phải là thước đo chính xác để biểu thị độ tươi của chúng.
Cách chế biến Gaebul cũng không quá phức tạp, sau khi cắt chóp 2 đầu của chúng, rửa kỹ bằng nước biển, rồi cắt thành từng miếng. Ở Hàn Quốc, người ta thường ăn Gaebul với nhiều loại nước sốt, thường là sốt chogochujang. Một số người dân địa phương thì thích ăn với kim chi. Gaebul khi được tẩm ướp với muối, hạt tiêu, dầu mè và chút gia vị rồi đem nướng có mùi rất thơm. Nếu thích hương vị thật sự của Gaebuk thì có thể ăn sống chúng.
Gaebul lúc nào cũng trong tình trạng cung không đủ cầu, lượng người yêu thích các món ăn chế biến từ loài sinh vật này rất lớn. Do đó, sẽ không bao giờ có thể tìm thấy Gaebul đông lạnh.
Theo 24h
Quán ốc 'mầm non' 18 năm đón khách ở vỉa hè Sài Gòn Góc hàng nhỏ của chị Hữu trên đường An Dương Vương đón hàng trăm lượt khách mỗi buổi tối. Quán ốc không tên, không biển hiệu này nằm ở đầu một con hẻm trên đường An Dương Vương, quận 5. Chủ quán là chị Hữu (43 tuổi) cho biết, quán bắt đầu mở từ năm 2000. Do nằm kế bên một trường mầm...