5 món cháo dễ nấu thích hợp cho bữa sáng, ăn ngon lại tốt cho lá lách, dạ dày và dưỡng ẩm giúp da căng mịn
Hôm nay chúng tôi gợi ý 5 món cháo sử dụng các nguyên liệu tốt cho sức khỏe, rất thích hợp ăn vào bữa sáng mùa thu.
Với chúng ta, cháo là món ăn quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Cháo có thể ăn vào bữa sáng, trưa hoặc tối. Khi bước vào mùa thu, mặc dù tiết trời trong lành nhưng không khí lạnh hơn và cái khô hanh luôn ẩn trong gió. Điều này khiến cho mỗi ngày thức dậy chúng ta có cảm thấy da căng, miệng khô… Thời điểm này, một bát cháo ấm sẽ khiến chúng ta dễ chịu hơn rất nhiều.
Ăn cháo vào mùa thu không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng và nước mà còn tăng cường sức khỏe lá lách và sự thèm ăn, loại bỏ chứng khô da, khô miệng, bổ phổi… Hôm nay chúng tôi gợi ý 5 món cháo sử dụng các nguyên liệu tốt cho sức khỏe, rất thích hợp ăn vào bữa sáng mùa thu. Mỗi ngày hãy ăn một bát để bổ tỳ, nuôi dưỡng dạ dày và cấp ẩm cho làn da của bạn. Các món cháo này đều sử dụng nguyên liệu đơn giản, nấu dễ lại bổ dưỡng.
Cần tây là loại nguyên liệu có tác dụng thanh nhiệt gan, giải tỏa khó chịu, giải tỏa cơn buồn ngủ mùa xuân. Cần tây xanh tươi mát rất giàu chất dinh dưỡng, có thể kích thích cảm giác thèm ăn, tăng cường lá lách. Thịt là một loại thực phẩm bổ giàu protein, bổ sung dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Nguyên liệu để nấu cháo cần tây thịt băm
150g gạo, 200g thịt băm, 5 cây nấm hương tươi, 50g cần tây, một chút bột tiêu, một chút dầu ăn, muối, hành lá, lượng gừng thái sợi vừa phải, 1 thìa canh rượu nấu ăn, một chút tinh bột.
Cách nấu cháo cần tây thịt băm
Bước 1: Thịt lợn rửa sạch, thấm khô nước. Sau đó cắt thành từng miếng rồi băm nhỏ. Cho thịt băm vào bát tô, thêm chút muối và 1 thìa canh tinh bột vào ướp trong khoảng 15 đến 30 phút. Rau cần tây cắt rời từng nhánh sau đó rửa sạch rồi xắt nhỏ. Cà rốt gọt bỏ vỏ, cắt thành miếng nhỏ hình hạt lựu. Nấm hương rửa sạch và xắt nhỏ.
Bước 2: Vo sạch gạo (bạn có thể trộn gạo lứt với gạo thông thường). Sau đó cho vào nồi cơm điện, thêm lượng nước vừa phải vào rồi ấn chế độ nấu cháo. Đặt chảo lên bếp, thêm một chút dầu ăn vào, khi dầu nóng thì cho thịt băm vào xào đến khi đổi màu. Thêm hành lá xắt nhỏ, gừng thái sợi và 1 thìa canh rượu nấu ăn vào xào cùng cho đến khi dậy mùi thơm.
Bước 3: Sau đó cho cần tây, nấm hương và cà rốt vào xào đều. Cuối cùng, thêm chút muối vào cho muối vừa ăn. Sau khi cháo chín nhừ, bạn đổ phần thịt băm cùng các loại rau củ vào, khuấy đều. Lấy cháo ra tô là có thể thưởng thức.
2. Cháo bí đỏ và ngô
Bí đỏ rất giàu chất dinh dưỡng như beta-carotene và vitamin C, có tác dụng chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch. Bên cạnh đó nhờ giàu hàm lượng các vitamin và khoáng chất có lợi cho da như vitamin A, C, E cũng như các chất chống oxy hóa, mà bí đỏ giúp nuôi dưỡng và bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Dùng bí đỏ nấu cháo vừa là cách bổ sung bí đỏ vào chế độ ăn lại tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu để nấu cháo bí đỏ và ngô
150g gạo, 200g bí ngô, 1/2 bắp ngô, gạo, lượng đường phèn thích hợp.
Cách nấu cháo bí đỏ và ngô
Bước 1: Rửa sạch bí ngô, gọt vỏ và bỏ ruột cùng hạt. Cắt bí ngô thành các miếng nhỏ và để riêng. Ngô bạn tách lấy hạt, rửa sạch rồi cho vào tô để dùng sau.
Bước 2: Gạo vo sạch rồi cho vào nồi cơm điện cùng với lượng nước vừa phải. Sau đó cho bí đỏ và ngô vào rồi nhấn chế độ nấu cháo. Thông thường nấu cháo bằng nồi cơm điện thường mất khoảng 25-30 phút là cháo chín nhừ.
Bước 3: Sau khi cháo chín bạn thêm đường phèn vào. Đậy nắp nồi cơm điện lại om thêm một lúc nữa để đường phèn tan. Sau đó bạn khuấy đều cháo, lấy ra tô là có thể thưởng thức. Tùy thuộc vào khẩu vị mà bạn nêm lượng đường phèn thích hợp.
Video đang HOT
3. Cháo yến mạch, khoai lang
Nguyên liệu nấu cháo yến mạch, khoai lang
35g yến mạch nguyên hạt, 1 củ khoai lang vàng, 120g gạo,
Cách nấu cháo yến mạch, khoai lang
Bước 1: Gạo và yến mạch nguyên hạt bạn vo sạch sau đó cho vào nồi cơm điện. Thêm lượng nước vừa phải vào. Khoai lang bạn gọt bỏ vỏ, rửa sạch sau đó xắt miếng hình hạt lựu to.
Bước 2: Tiếp theo bạn đậy nắp nồi cơm điện lại và ấn chọn chức năng nấu cháo. Sau khi đấu được khoảng 15 phút bạn cho khoai lang vào và tiếp tục nấu cho đến khi cháo chín nhừ.
Bước 3: Cuối cùng món cháo yến mạch, khoai lang có vị ngọt, mềm và dẻo đã hoàn thành. Món cháo này ít chất béo, nhiều chất xơ nên tốt cho sức khỏe và ngon miệng.
4. Cháo táo đỏ, hạt sen và củ hoa huệ
Nguyên liệu nấu món cháo táo đỏ, hạt sen và củ hoa huệ
6-8 quả táo đỏ, 30g hạt sen khô, 60g gạo, bột ngô 50g, 20g củ hoa huệ, lượng đường phèn thích hợp.
Cách nấu cháo táo đỏ, hạt sen và củ hoa huệ
Bước 1: Vo sạch gạo, để ráo nước. Ngâm táo đỏ, củ hoa huệ và hạt sen trước nửa giờ. Sau đó bạn cho táo đỏ, hạt sen và củ hoa huệ vào nồi. Thêm lượng nước thích hợp sau đó đun sôi.
Bước 2: Sau khi nước trong nồi sôi, bạn cho bột ngô và gạo đã vo sạch vào nồi. Dùng muỗng khuấy đều tiếp tục nấu cho đến khi nước sôi lại. Giảm lửa xuống mức vừa và đun trong khoảng 10 phút. Sau đó bạn hạ lửa xuống mức nhỏ và tiếp tục đun trong 20 phút.
Bước 3: Sau khi các nguyên liệu đã chín nhừ, bạn thêm đường phèn vào cho vừa khẩu vị. Nếu không thích ăn đường bạn có thể thay bằng chút xíu muối. Lấy cháo ra bát là có thể thưởng thức.
5. Cháo nấm tuyết và lê
Nguyên liệu nấu cháo nấm tuyết và lê
120g gạo, 1 quả lê, 1 cây nấm tuyết, lượng đường phèn thích hợp, một ít hạt kỷ tử.
Cách nấu cháo nấm tuyết và lê
Bước 1: Nâm nấm tuyết cho nở đều, cắt bỏ phần chân màu vàng. Sau đó rửa sạch nấm tuyết, vớt ra để ráo rồi cắt thành từng miếng vừa ăn. Gạo vo sạch, để riêng. Lê rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng miếng hoặc bạn có thể dùng khuôn nhấn để tạo hình hoa.
Bước 2: Cho nước vào nồi và đun sôi. Sau khi nước sôi thì cho nấm tuyết vào, đun sôi trở lại thì thêm gạo và lê. Đun nhỏ lửa cho đến khi chất keo trong nấm tuyết tiết ra, gạo chín nhừ.
Bước 3: Cuối cùng bạn cho đường phèn vào nấu đến khi đường phèn tan hoàn toàn thì tắt bếp. Lấy cháo ra khỏi nồi, thêm vài hạt kỷ tử lên trên là có thể thưởng thức.
Nhà có người trung niên và cao tuổi nên nấu 5 món cháo này để tăng sức khỏe và cải thiện khả năng miễn dịch trong mùa đông
5 món cháo bổ dưỡng này không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có tác dụng điều hòa lá lách, dạ dày, tăng cường miễn dịch, bảo vệ sức khỏe trong mùa đông lạnh giá.
Mùa đông là thời điểm sức đề kháng của cơ thể người trung niên và người cao tuổi suy yếu. Để tăng cường thể thực, tăng cường sức khỏe thì việc lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp là đặc biệt quan trọng. Là món ăn truyền thống tốt cho sức khỏe, những món cháo bổ dưỡng thường được đánh giá cao trong mùa đông. Nhằm đáp ứng nhu cầu đặc biệt của người trung niên và người cao tuổi, 5 món cháo bổ dưỡng này không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có tác dụng điều hòa lá lách, dạ dày, tăng cường miễn dịch, bảo vệ sức khỏe trong mùa đông lạnh giá.
1. Cháo yến mạch đậu đỏ và đậu phộng
Nguyên liệu nấu cháo yến mạch, đậu đỏ và đậu phộng: 1/2 chén đậu đỏ (ngâm vài giờ hoặc ngâm qua đêm); 1/2 chén đậu phộng (ngâm vài giờ hoặc qua đêm); 1/2 chén yến mạch; 1/4 chén gạo nếp (tùy chọn); lượng đường phèn hoặc đường nâu thích hợp; lượng nước thích hợp.
Cách nấu món cháo yến mạch, đậu đỏ và đậu phộng
Bước 1: Đậu đỏ và đậu phộng đã ngâm, vớt ra rửa sạch với nước vài lần rồi cho vào nồi. Nếu dùng gạo nếp thì cho thêm vào. Cho lượng nước vừa phải vào, đun sôi ở lửa lớn rồi giảm xuống mức lửa nhỏ tiếp tục nấu trong khoảng 30 phút cho đến khi đậu đỏ, đậu phộng và gạo nếp chín mềm.
Bước 2: Thêm yến mạch và tiếp tục nấu. Sau khi yến mạch chín mềm mềm và dẻo như ý muốn thì bạn cho thêm một lượng đường phèn hoặc đường nâu nên nếm cho phù hợp với khẩu vị. Tiếp tục nấu cho đến khi cháo đặc lại, đảm bảo tất cả nguyên liệu chín nhừ, kết cấu món cháo đạt như mong muốn thì tắt bếp. Bạn cho cháo ra tô và thưởng thức.
Lưu ý: Khi nấu đậu đỏ, đậu phộng và gạo nếp, bạn có thể sử dụng nồi áp suất hoặc nồi thông thường. Nếu dùng nồi áp suất thì thời gian sẽ tương đối ngắn. Ngâm các nguyên liệu sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian đun nấu.
Yến mạch nguyên hạt nấu khá lâu, bạn nên ngâm trước hoặc chọn loại yến mạch đã được sơ chế (yến mạch dẹt), bạn cũng có thể ngâm rồi xay trước khi nấu để yến mạch nhanh mềm hơn.
Đậu đỏ, đậu phộng và yến mạch rất giàu chất xơ và chất dinh dưỡng, món cháo này bạn có thể thêm các nguyên liệu khác vào theo sở thích và khẩu vị cá nhân như kỷ tử, hạt sen,... để làm phong phú hương vị.
2. Súp hoa huệ, hạt sen và nấm tuyết
Nguyên liệu để làm món súp hoa huệ, hạt sen và nấm tuyết: 25g nấm tuyết; 25g hoa huệ; 50g hạt sen; lượng đường phèn vừa phải; lượng nước vừa phải.
Cách nấu món súp hoa huệ, hạt sen và nấm tuyết
Bước 1: Ngâm nấm hương, hoa huệ và hạt sen trong nước sạch khoảng 1 giờ cho mềm rồi vớt ra. Nấm tuyết cắt bỏ phần cuống và xé thành từng nhánh nhỏ. Cho nấm tuyết, hoa huệ, hạt sen đã ngâm nở vào nồi, thêm một lượng nước vừa phải (lượng nước gấp khoảng 3-4 lần lượng nguyên liệu). Đun sôi ở nhiệt độ cao, sau đó giảm lửa nhỏ và đun trong khoảng 60-90 phút cho đến khi nguyên liệu mềm.
Bước 2: Sau khi các nguyên liệu chín, cho một lượng đường phèn thích hợp vào và điều chỉnh độ ngọt theo sở thích cá nhân. Tiếp tục đun nhỏ lửa một lúc cho đến khi đường phèn tan hết. Bạn điều chỉnh mức lửa và nấu cho đến khi súp đặc lại và các nguyên liệu, đường hòa quyện hoàn toàn để đạt được hương vị như mong muốn.
Bước 3: Tắt nồi súp hoa huệ, hạt sen và nấm tuyết, lấy ra bát, để nguội bớt cho thêm vài hạt kỷ tử nếu bạn muốn trước khi ăn.
3. Cháo ngũ cốc hạt sen
Nguyên liệu nấu món cháo ngũ cốc hạt sen: 25g nấm tuyết; 50g hạt sen; 100g ngũ cốc các loại (gạo lứt, hạt kê, đậu xanh...); lượng đường phèn (hoặc đường nâu) vừa đủ; lượng nước thích hợp.
Cách nấu cháo ngũ cốc hạt sen
Bước 1: Nấm tuyết và hạt sen ngâm trong nước sạch khoảng 1 giờ cho mềm rồi vớt ra rửa sạch. Vo sạch các loại ngũ cốc rồi ngâm trong nước khoảng 20 phút cho nở.
Bước 2: Cho nấm tuyết, hạt sen và ngũ cốc đã ngâm nở vào nồi, thêm một lượng nước vừa phải (lượng nước gấp khoảng 4-5 lần nguyên liệu). Đun sôi ở nhiệt độ cao, sau đó giảm lửa nhỏ và đun trong khoảng 60-90 phút cho đến khi các nguyên liệu mềm.
Bước 3: Sau khi nguyên liệu chín mềm, cho một lượng đường phèn hoặc đường nâu thích hợp vào và điều chỉnh độ ngọt theo sở thích cá nhân. Tiếp tục nấu cho đến khi đường tan hoàn toàn, các nguyên liệu hòa quyện với nhau và đạt được độ sệt nhất định thì tắt bếp. Lấy cháo ra tô, để nguội bớt rồi thưởng thức.
Lưu ý: Khi nấu cháo, bạn cần khuấy liên tục để tránh bị dính đáy nồi. Nếu thấy cháo đặc quá, bạn có thể thêm một lượng nước thích hợp và nấu cho đến khi đạt độ đặc như mong muốn.
Bạn có thể lựu chọn các loại ngũ cốc khác nhau theo sở thích để nấu món cháo này.
4. Cháo nhãn hạt sen đậu phộng
Nguyên liệu nấu cháo nhãn hạt sen đậu phộng: 1/2 chén gạo nếp; 1/4 chén hạt sen; 1/4 chén cùi nhãn (hoặc lượng long nhãn thích hợp); 1/4 chén đậu phộng (đã bóc vỏ); lượng đường phèn thích hợp; lượng nước thích hợp.
Cách nấu cháo nhãn hạt sen đậu phộng
Bước 1: Gạo nếp, hạt sen, cùi nhãn vo/ rửa sạch rồi để riêng. Nếu đậu phộng vẫn còn vỏ bạn ngâm rồi bóc vỏ. Cho gạo nếp vo sạch, hạt sen, cùi nhãn và đậu phộng vào nồi, thêm một lượng nước thích hợp (lượng nước gấp khoảng 4-5 lần lượng nguyên liệu). Bật bếp và đun sôi ở lửa lớn rồi điều chỉnh về mức lửa nhỏ nấu trong khoảng 30 phút.
Bước 2: Khi cháo gần chín thì cho một lượng đường phèn thích hợp vào. Tiếp tục đun cho đến khi các gạo nếp chín nhuyễn, các nguyên liệu mềm nhừ sánh đặc lại thì tắt bếp và để nguội một lúc trước khi dùng.
Lưu ý: Khi nấu cháo, bạn có thể cho thêm nước vì gạo nếp và các nguyên liệu khác sẽ hút nước và khiến đặc hơn trong quá trình nấu. Nhãn và hạt sen đều là nguyên liệu bổ dưỡng, còn đậu phộng giúp tăng thêm hương vị và dinh dưỡng. Lượng nguyên liệu có thể tăng giảm tùy theo sở thích mỗi người.
5. Cháo táo, khoai lang và hạt kê
Nguyên liệu nấu cháo táo, khoai lang và hạt kê: 1/2 chén kê; 1 củ khoai lang; 1 quả táo; lượng đường phèn vừa phải (có thể thêm tùy theo khẩu vị); lượng nước vừa phải.
Cách nấu cháo táo, khoai lang và hạt kê
Bước 1: Hạt kê vo sạch và ngâm khoảng 20 phút. Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng miếng vuông nhỏ rồi để riêng. Gọt vỏ và bỏ lõi táo rồi cắt thành từng miếng nhỏ và để riêng. Cho lượng nước thích hợp vào nồi (lượng nước thường gấp khoảng 4-5 lần lượng nguyên liệu), thêm hạt kê, khoai lang và táo vào. Đun sôi ở lửa lớn, sau đó giảm lửa nhỏ và nấu, thỉnh thoảng khuấy đều để tránh bị dính nồi.
Bước 2: Sau khi nguyên liệu bắt đầu mềm thì cho một lượng đường phèn thích hợp vào nêm nếm độ ngọt vừa với khẩu vị. Tiếp tục nấu trên lửa nhỏ cho đến khi cháo đặc lại, kê mềm và dẻo, khoai và táo cũng chín mềm thì tắt bếp. Lấy cháo ra tô, để nguội một lúc trước khi dùng.
Chúc các bạn thành công và có sức khỏe dồi dào!
Thời tiết thay đổi thất thường, các mẹ nhớ 'bỏ túi' 3 món ăn giúp giải cảm cực hiệu quả Cảm cúm là căn bệnh phổ biến có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi bất thường tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Để làm dịu và điều trị triệu chứng của cảm lạnh, chúng ta cần tập trung vào chế độ ăn uống hợp lý và tránh những thực phẩm...