6 món cháo độc đáo chỉ có ở Việt Nam: Từ tên gọi, nguyên liệu đến cách chế biến đều rất đặc biệt
Những món cháo có tên lạ mang hương vị đặc trưng của từng vùng sẽ khiến bạn trầm trồ vì quá khác biệt.
Trên bản đồ ẩm thực Việt Nam, cháo được biết đến là một món ăn mang hương vị đặc biệt. Mỗi vùng miền sẽ có các món cháo khác nhau, độc đáo từ tên gọi, nguyên liệu đến cách chế biến. Nếu có cơ hội, hãy thưởng thức 6 món cháo – đặc sản của các tỉnh, thành dưới đây để cảm nhận hương vị ẩm thực từng vùng.
Đến Hà Giang, du khách không thể bỏ qua món cháo ấu tẩu lạ lẫm. Tên gọi này xuất phát từ nguyên liệu không thể thiếu khi chế biến, đó chính là củ ấu tẩu. Loại củ này thường mọc trên vùng núi cao, được xem là một vị thuốc.
Món cháo ấu tẩu Hà Giang có vị hơi đắng, màu ngả vàng đặc trưng. Người ta thường cho thêm thịt băm, trứng gà, tía tô,… để món cháo ấu tẩu hấp dẫn hơn cả về hình thức lẫn hương vị.
Trong các chuyến food tour Hải Phòng, chắc chắn bạn không thể bỏ qua món cháo khoái – một món ăn đường phố đã có từ lâu đời tại thành phố hoa phượng đỏ. Cháo khoái Hải Phòng đặc sánh như cháo sườn bởi được nấu từ gạo xay chứ không phải từ gạo nguyên hạt như các loại cháo khác.
Điểm đặc biệt của cháo khoái nằm ở màu xanh hấp dẫn đến từ cốt rau ngót hoặc lá dứa. Món cháo này có vị bùi béo, thanh ngọt và một mùi thơm đặc trưng của sườn ninh, đỗ xanh.
Cháo lươn là đặc sản nổi tiếng ở Nghệ An. Người dân xứ Nghệ rất tỉ mỉ, chỉn chu và khéo léo từ khâu chọn nguyên liệu đến cách chế biến. Lươn đồng nâu bóng, mình thon, thịt chắc được sơ chế, xào nhanh tay với hành, nghệ, ớt,… làm nên hương vị đặc sắc của món cháo này.
Người Nghệ An nấu cháo theo công thức gia truyền nhiều thế hệ, cho ra bát cháo lươn sánh đều, tỏa mùi thơm nức. Cháo không loãng quá cũng không đặc quá, mềm mịn, rất dễ ăn.
Cháo cá nục bắp chuối Phan Thiết
Đến Phan Thiết (Bình Thuận), du khách có thể thưởng thức món cháo cá nục bắp chuối đặc biệt. Điểm hấp dẫn nhất của món cháo này là phần cá nục kho, được chế biến từ những con cá nục tươi, làm sạch, ướp gia vị, kho trên lửa liu riu cho thịt cá săn lại, đậm đà hương vị.
Cộng thêm bắp chuối đem luộc, xào qua để ăn kèm,… tất cả tạo nên một tổng thể khá lạ miệng. Chính sự kết hợp độc đáo của cá nục và bắp chuối khiến món cháo này trở thành đặc sản Phan Thiết.
Video đang HOT
Một trong những món ăn làm nên dấu ấn ẩm thực miền Trung, đó là cháo bột Hải Lăng (Quảng Trị), hay còn được gọi với cái tên thú vị – cháo vạt giường. Món ăn độc đáo này sở hữu cách chế biến vô cùng công phu mà chỉ tại Hải Lăng mới cho ra hương vị chuẩn nhất.
Bột để nấu cháo được làm từ loại gạo trồng ngay tại địa phương và ăn kèm với thịt cá lóc thơm ngon. Cá được luộc chín, tách lấy thịt và ướp với các loại gia vị như tiêu, nước mắm ngon, củ nén,… rồi rim kỹ. Thực khách khi thưởng thức luôn cảm nhận được hương vị ngọt đậm của thịt cá dai, săn mà không tanh chút nào.
Cháo cá lóc miền Tây
Ở miền Tây, cá lóc có thể chế biến nhiều món ngon như nướng trui, nấu canh chua, làm khô,… hoặc nấu cháo. Những con cá lóc tươi ngon được sơ chế trước, hòa quyện vào từng tô cháo tạo hương vị hấp dẫn.
Cháo cá lóc ở miền Tây thường ăn kèm với rau đắng. Vị ngon ngọt của thịt cá lóc kết hợp cùng vị đăng đắng của rau đắng chính là điểm hấp dẫn của món ăn dân dã này.
Nếu có cơ hội ghé qua những địa danh trên, đừng quên thưởng thức đặc sản cháo ở từng vùng nhé. Chắc chắn, các món cháo lạ sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời.
3 món cháo siêu ngon lại tốt cho sức khỏe: Chỉ ăn 1 tô có thể giúp bồi bổ ngũ tạng, tốt cho trí não và hệ xương
Chúng tôi hướng dẫn bạn cách nấu 3 món cháo giàu dinh dưỡng, thơm ngon, rất tốt để bồi bổ, nâng cao sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.
1. Cháo cua và hải sản
Các loại hải sản như tôm, cua, mực, cá... là nguồn thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Các loại hải sản chứa tới 9 axit amin thiết yếu cần thiết để xây dựng protein hoàn chỉnh. Những axit amin thiết yếu này rất cần cho cơ thể tổng hợp hoóc môn và chất dẫn truyền thần kinh; cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ, mô; điều chỉnh chức năng miễn dịch. Hải sản rất tốt cho sự phát triển trí não ở trẻ nhỏ.
Axit béo EPA và DHA có vai trò giảm viêm, tổng hợp hoóc môn, hạ huyết áp, nhịp tim và giúp điều chỉnh chức năng di truyền, tăng cường thị lực, chống viêm, thậm chí có thể giúp tăng cường chức năng não, cải thiện trí nhớ và tâm trạng...
Dùng hải sản nấu cháo, kết hợp với rau xanh sẽ giúp bổ sung thêm vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
Nguyên liệu làm món cháo cua và hải sản
2 con cua (hoặc ghẹ) vừa phải, 8 cây nấm hương tươi, 6-8 con tôm, một ít mực khô, 1/2 bát gạo tẻ (loại bát dùng ăn cơm), một ít rau xà lách thái nhỏ, hành lá, gừng thái lát, rượu nấu ăn, lượng gia vị vừa phải.
Cách làm món cháo cua và hải sản
Bước 1: Cua dùng bàn chải, cọ sạch các kẽ và mai. Sau đó tách mai, loại bỏ mang và yếm cua rồi cắt phần thân làm 2 hoặc 4 tùy thích. Cho cua vào âu, sau đó cho hành lá cắt khúc, gừng thái lát và 2 thìa canh rượu nấu ăn vào ướp trong khoảng 15 phút. Gạo và mực khô cắt nhỏ bạn rửa sạch rồi ngâm trong khoảng 30 phút.
Bước 2: Tôm bóc bỏ vỏ, tách riêng phần đầu. Xào đầu tôm trong dầu nóng sau đó thêm lượng nước sôi vừa đủ vào nấu khoảng 30 phút. Vớt bỏ đầu tôm rồi thêm gạo và mực khô thái nhỏ vào nấu trong khoảng nửa giờ. Tiếp theo bạn nêm muối, chút bột tiêu, gừng thái sợi vào, khuấy nhẹ.
Bước 3: Thấy gạo đã nở hoàn toàn, bạn cho nấm hương thái lát, tôm, cua vào rồi nấu thêm trong khoảng 10 phút nữa. Sau đó bạn cho rau diếp thái nhỏ (hoặc thay bằng hành lá xắt nhỏ, lá tía tô) vào rồi lấy ra tô và thưởng thức.
Thành phẩm món cháo cua và hải sản
Cháo cua và hải sản hoàn thành với màu sắc, hương vị hấp dẫn. Các nguyên liệu hòa quyện vào nhau, hạt cháo nở mềm, thịt tôm và cua ngọt, giòn ngon. Khi húp từng thìa cháo, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh tuyệt vời.
2. Cháo thịt nạc củ mài
Theo Đông y, củ mài có tên gọi khác là hoài sơn, vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận. Củ mài thường được làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương, chữa suy nhược cơ thể, bệnh đường ruột, tiêu chảy, lỵ, tiêu khát; thận suy, mỏi lưng, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm,...
Kết hợp thịt nạc cùng củ mài nấu thành món cháo sẽ giúp tăng cường chức năng lá lách và dạ dày, đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Nguyên liệu để làm món cháo thịt nạc củ mài
150g thịt nạc thăn, 100g gạo, 100g hạt kê, một nắm hạt ngô ngọt, 1 đoạn cà rốt, khoảng 200g củ mài, một ít rau xà lách, chút hành lá hoặc rau mùi...
Cách nấu món cháo thịt nạc củ mài
Bước 1: Gạo, hạt kê đem vo sạch, củ mài gọt bỏ vỏ rồi cắt khúc sau đó băm hoặc giã nhỏ. Cho gạo, hạt kê và củ mài vào nồi cùng với lượng nước vừa phải, đậy nắp lại và bắt đầu nấu cháo (Bạn có thể dùng nồi cơm điện có chức năng nấu cháo).
Bước 2: Cà rốt thái hạt lựu, thịt nạc băm nhỏ. Sau đó đặt chảo lên bếp, thêm chút dầu ăn vào rồi xào cà rốt cho đến khi đổi màu. Tiếp theo đó bạn cho thịt nạc băm nhỏ, ngô ngọt vào xào cùng cà rốt.
Bước 3: Sau đó bạn cho một chút nước vào, nấu sôi. Sau khi cháo đã được nấu nhừ, bạn đổ vào phần nước dùng thịt, ngô và cà rốt, khuấy đều.
Bước 4: Sau cùng bạn thêm rau xà lách thái nhỏ, nêm muối vừa ăn là có thể lấy ra tô thưởng thức. Bạn có thể thay rau xà lách bằng lá tía tô cùng hành lá thái nhỏ nhé!
Thành phẩm món cháo thịt nạc củ mài
Cháo thịt nạc củ mài là món ăn vừa ngon miệng lại bổ dưỡng. Cháo sẽ càng ngon khi bạn cho thêm một chút tiêu xay và hành. Cháo thịt nạc củ mài có độ dinh dưỡng cao nên tốt cho người bệnh suy nhược, mệt mỏi, chán ăn. Bạn có thể thay thịt nạc bằng tôm hoặc cá để nấu món cháo này cũng rất ngon nhé!
3. Cháo tôm nấm hương
Tôm vốn giàu protein, vitamin và khoáng chất..., rất tốt cho sức khỏe. Tôm giàu hàm lượng axit béo omega-3, chất chống oxy hóa astaxanthin nên tiêu thụ tôm hợp lý có thể thúc đẩy sức khỏe của tim và não bộ. Đồng thời chất chống oxy hóa astaxanthin trong tôm cũng giúp cơ thể ngăn ngừa tình trạng viêm bằng cách ngăn chặn các gốc tự do tấn công.
Trong khi đó, nấm hương là loại thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa, giúp đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể rất tốt. Nhờ hàm lượng vitamin C cao mà nấm hương góp phần làm cho hệ miễn dịch được củng cố và nâng cao. Đồng thời, với lượng vitamin D và canxi dồi dào, tiêu thụ nấm hương thường xuyên cũng giúp cho cơ thể và hệ xương khỏe mạnh. Nấm hương cũng giàu sắt, vitamin B nên giúp cho cơ thể tái tạo hồng cầu, sản sinh ra các tế bào m.áu mới từ đó ngăn ngừa tình trạng thiếu m.áu, giúp quá trình lưu thông m.áu trong cơ thể diễn ra dễ dàng.
Nguyên liệu để làm món cháo tôm nấm hương
200g gạo tẻ, 1/2 củ cà rốt to, 1/2 bắp ngô ngọt đem tách lấy hạt, 8 cây nấm hương tươi, 100g rau chân vịt, 10 con tôm, lượng gia vị vừa đủ, vài cây hành lá, một ít gừng thái sợi.
Cách làm món cháo tôm nấm hương
Bước 1: Tôm bạn mua về rửa sạch sau đó bóc vỏ, tách riêng phần đầu, rút bỏ chỉ tôm. Cho thịt tôm vào bát, ướp cùng chút bột tiêu, rượu nấu ăn và gừng thái lát. Hành lá rửa sạch, cắt khúc. Cà rốt gọt bỏ vỏ, xắt hạt lựu. Nấm hương thái lát mỏng. Bạn đặt nồi lên bếp, thêm chút dầu ăn, chờ nóng thì cho hành lá vào xào thơm. Tiếp theo bạn trút đầu tôm vào xào cùng hành lá cho đến khi chuyển màu. Thêm ngô, cà rốt và nấm hương vào xào cùng trong khoảng 2 phút.
Bước 2: Tiếp theo bạn cho lượng nước thích hợp vào, đun sôi khoảng 15 phút. Sau đó hạ nhỏ lửa, vớt bỏ đầu tôm rồi cho gạo đã ngâm vào. Tiếp tục đun sôi và nấu trong khoảng 30 phút cho đến khi gạo nở, mềm nhuyễn hoàn toàn.
Bước 3: Thêm tôm vào nồi cháo và tiếp tục nấu trong khoảng 5 phút. Sau đó bạn nêm chút muối, bột tiêu vào, khuấy nhẹ để các nguyên liệu hòa quyện. Cuối cùng bạn cho rau chân vịt vào khuấy đều, đun cho sôi lại là có thể tắt bếp.
Thành phẩm món cháo tôm nấm hương
Món cháo tôm nấm hương hoàn thành với màu sắc bắt mắt, thơm ngon vô cùng. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt tươi tự nhiên của thịt tôm và nấm hương thấm đều, quyện với nhau. Hạt cháo mềm, đậm đà ăn kèm với thịt tôm săn chắc, giòn dai, nấm hương và ngô giòn sần sật... chắc chắn sẽ khiến gia đình bạn vô cùng yêu thích.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với 3 món cháo ngon lành, bổ dưỡng này nhé!
Nấu cháo theo cách này, hạt nhừ tơi, vừa thơm vừa sánh Nấu cháo tưởng như rất đơn giản nhưng để có nồi cháo nhừ, sánh mịn và thơm ngon thì không phải ai cũng biết cách làm. Để nấu cháo, nhiều người vẫn có thói quen đổ nước vào gạo rồi đun. Cách làm này rất sai lầm, khiến hạt cháo không nở bụng và mất đi vị ngọt. Vậy đâu là cách nấu...