5 món ăn đặc sản nặng mùi say lòng teen Huế
Bún đậu mắm tôm, bún mắm nêm, lẩu mắm, mắm Huế…tuy được xếp vào top những món ăn nặng mùi nhưng đã một lần ăn thì không bao giờ quên
1. Bún đậu mắm tôm
Bún đậu mắm tôm là một trong những món được liệt vào danh sách “ngon, bổ, rẻ” được rất nhiều người ưa chuộng. Miếng đậu rán vàng ruộm, giòn tan cùng với thịt chân giò béo ngậy, miếng bún trắng ngần, điểm xuyết màu xanh của rau sống, chính giữa là bát mắm tôm thơm đúng vị…. tất cả được bày trong một chiếc mẹt tre dân giã làm thực khách ấn tượng khó phai.
2. Bún mắm nêm
Khác hẳn với tô bún bò, tô phở ngập nước, nghi ngút khói, bún mắm nêm là một món ăn khá hấp dẫn, lạ miệng với hầu hết nhiều người. Vị ngọt của thịt, vị thanh của dứa, vị thơm của rau sống, vi cay cay của ớt, vị nồng của tỏi, vị chua của chanh… kết hợp với hương vị mắm nêm đặc trưng tạo nên một món ăn rất cuốn hút.
Video đang HOT
3. Lẩu mắm
Nói đến lẩu mắm ở Huế thì hiện tại mới chỉ có một quán mà thôi. Mặc dù vậy nhưng quán khá được lòng thực khách nơi đây. Bên ngoài trông lẩu mắm cũng như những loại lẩu khác nhưng chỉ khi ăn mới cảm nhận hết được. Nước lẩu là sự hòa quyện của một số loại mắm, cùng với công thức chế biến đặc biệt của mình đã làm cho nước lẩu không bị quá “nồng” mà ngược lại mùi thơm quyến rũ vô cùng. Đã làm thổn thức biết bao con tim “mê mắm” của Huế.
Thưởng thức món đặc sản Đà Nẵng, bạn không nên vội vàng, phải sắp xếp và cuốn sao cho miếng vừa đủ, tròn và chắc, hòa trộn được hương vị của các nguyên liệu. Trải chiếc bánh tráng ra, xếp vào đó một lát mì lá, một miếng thịt heo, lát dưa chuột, chuối xanh, giá đỗ và các loại rau tươi: xà lách, tía tô, húng, diếp cá… rồi từ từ cuốn lại và chấm vào bát mắm nêm cay nồng cắn một miếng ngập răng bạn sẽ cảm nhận được vị thanh mát đặc biệt là trong những ngày nắng nóng.
5. Mắm Huế
Nhắc đến Huế không thể nào không nhắc đến mắm. Với khá nhiều loại mắm ngon và độc đáo mắm Huế đi vào đời sống của người dân nơi đây một cách bình dị, thâm quen. Nếu một lần bạn đến thăm Huế, lang thang vào khu ẩm thực chợ Đông Ba, hẳn ai cũng phải hít hà mùi mắm sực mức lan tỏa nơi đây, nào là mắm tôm, mắm cá nục thính, mắm ruốc, mắm rò…Nếu đã ăn một lần thì sẽ mê mẩn, nhớ nhung.
Theo Mèo Lỳ Foody.vn
Bún bò - đặc sản không thể bỏ lỡ khi du lịch Huế
Một bát bún bò Huế phải có đủ thịt bò, giò heo, tiết luộc, chả cua...sẽ khiến lòng người xao xuyến và thòm thèm đến cồn cào.
Nếu đang ở xứ Huế, hãy sà xuống một gánh bún ven đường, bưng bát bún, nhưng đừng ăn vội mà hãy nhìn. Cả một Huế mộng, Huế mơ hiện hình tại đó với sắc màu làm mê mẩn thị giác. Nước lèo loang loáng ráng đỏ hệt như ánh bình minh trên đầm Chuồn. Dưới làn nước thơm như nước dòng Hương đó, nhưng không phải là mùi hương hoa xương bồ mà là mùi mắm ruốc và chanh vàng chính gốc Huế, là những sợi bún trắng ngà, dai mềm và to hơn bún thường nằm lập lờ, làm nền cho miếng bò bắp nâu sậm, thái to bản nhưng mỏng, những miếng giò heo hửng vàng. Những Dấu tích của đầm phá, đồng rừng, sông núi xứ Thần Kinh đã hiện thân qua miếng chả cua đậm đà; miếng huyết luộc vuông vức mà điềm đạm như núi Ngự Bình; qua những ngọn húng quế ngát hương, bắp chuối xắt mỏng bùi chát.
Một bát bún bò Huế phải có đủ thịt bò, giò heo, tiết luộc, chả cua...
Hãy nhẹ nhàng húp một hớp nước lèo. tức khắc, vị giác bị tiến công đầu tiên bởi vị cay của ớt chưng cay đậm, ớt vàng cay thơm. Nhờ vị cay mà nước miếng càng tứa ra ồ ạt. Người Huế ăn cay là vừa để chống ngã nước, vừa có tác dụng kích thích khẩu vị. Hôm nào chán ăn, hãy lấy một quả ớt ra nhấm nháp, bỗng dưng dịch vị ào ra khiến cơn thèm lại lên.
Nước lèo của bún bò Huế thật thần kỳ. Nó chẳng những tạo thành hương vị đặc trưng của bún bò Huế mà còn là một câu chuyện về nghệ thuật hóa giải xung khắc. Ở tô bún bò Huế hội ngộ hai thứ nguyên liệu xung khắc nhau kịch liệt.
Thịt bò là thịt đỏ, thuộc dương, còn thịt heo là thịt trắng thuộc âm. Khi nấu, thịt bò thì teo, thịt heo thì nở; thịt bò nổi còn thịt heo chìm. Thịt bò có thể ăn sống hoặc tái, trong khi chả ai ăn heo tái. Trên thế giới, rất hiếm món ăn cùng sử dụng cả thịt bò và thịt heo để chế biến.
Ấy thế mà tô bún Huế lại "ôm trọn heo bò vào lòng" nhờ thứ nước lèo thần kỳ được nấu từ xương heo, xương bò rồi lại dùng để luộc bắp bò cùng giò heo. Nhưng thế chưa đủ, phải có thêm mắm ruốc và sả thì nước lèo mới "thành chính quả".
Hương vị đặc trưng của mắm ruốc đã khiến bò heo không còn dị biệt, cùng 'đoàn kết' một lòng làm nên món bún bò giò heo lừng lẫy. Còn sả thì sao? Mắm ruốc vốn nặng mùi, song, tinh dầu sả trong mớ sả tươi đập dập lại kìm hãm mắm ruốc không lên mùi thái quá, đồng thời góp thêm vị thơm cho nước dùng, tạo ra thứ hương vị cực kỳ đặc thù của bún bò Huế.
Nhìn lại bát bún bò, sẽ thấy đằng sau đó là một câu chuyện hóa giải xung khắc. Mắm ruốc làm hài hòa thịt bò và thịt heo, còn sả tươi lại làm hài hòa mắm ruốc. Nhiều mắm ruốc quá thì nặng mùi. Nhiều sả quá thì thành ra nhạt nhẽo. Đấy cũng là triết lý sống của người Huế: Hễ hài hòa thì sự tốt đẹp mới xuất hiện, còn nếu mất cân bằng thì sự tốt đẹp lập tức biến mất.
Sự hài hòa còn thể hiện qua cách ăn bún bò Huế. Do nước lèo có mắm ruốc nên ăn không khéo là giây vào quần áo. Thế nên cách ăn bún bò chuẩn nhất là một tay bưng bát húp, một tay cầm đũa lùa bún, thịt. Để thuận tiện cho kiểu ăn này, tô dùng cho bún bò Huế thuộc lại lòng sâu, miệng tô nhỏ, tối kỵ loại tô có miệng lượn quanh như sóng nước bởi húp được một thì chảy ra ngoài mười. Ngoài ra, nước lèo cũng không đun sôi sùng sục như nước dùng phở mà chỉ nóng vừa đủ, để cho khi dội vào bún nguội, bát bún sẽ đạt được một nhiệt độ hài hòa với bàn tay bưng bát.
Hài hòa là thế, nhưng người ăn bún bò rất khó kiếm được sự hài lòng. Rất nhiều người đã phải lòng bún bò Huế ngay từ lần ăn đầu tiên, nhưng dài dằng dặc những lần ăn sau đó dù ở Huế, Sài Gòn, Hà Nội..., họ đều lắc đầu "không phải". Không phải là vì họ khó tìm được bát bún có hương vị như "lần đầu tiên", mà chủ yếu nằm ở bí quyết gia giảm mắm ruốc, sả của mỗi hàng bún.
Bún bò Huế ở Hà Nội hay Sài Gòn có nhiều nhưng đa phần rất lạt lẽo bởi vì người nấu đã giảm nhiều mắm ruốc và sả để đỡ nặng mùi. Nhưng khi đánh mất cái mùi đặc thù của mình, bún bò Huế không còn là bún bò Huế dù vẫn còn đó miếng móng giò to tướng, lát thịt bò cục mịch... Họ cứ đi tìm cái gánh bún bò năm nào đã gặp ngoài chợ Đông Ba hay trên những con phố nhỏ của xứ Huế, nơi có những bác đạp xích lô cao nghệu ngồi chồm hỗm trên vỉa hè mà húp tô bún xụp xoạp đến vui tai, rồi dùng tay nâng miếng chân giò lên gặm rõ ngon lành.
Bát bún bò ăn kèm với rau sống và bắp chuối thái nhỏ.
Ở giữa đất Hà Nội này, chả dễ tìm được một bát bún bò Huế đích thực. Nhưng hãy thử một quán ngay tầng 1 nhà tập thể cũ trên phố Tô Hiệu hay ở quán cà phê có tên Green Palace ở 5A phố Phan Kế Bính, nơi không gian hơi lạ lẫm với bún bò Huế nhưng cái tâm, cái tình của chủ quán gốc Huế dồn vào khiến bát bún bò đặc thù xứ sở vẫn cay nồng như miếng ớt miền Trung, vẫn thơm thảo như miếng chanh vàng xứ Huế.
Thế cũng đã là an ủi cho những tín đồ cuồng nhiệt của tô bún bò Huế vốn đầy xung khắc song hết mực hài hòa trong cái thời tiết giao thời này.
Theo Internet
Lẩu mắm cá linh Nhắc tới thực đơn mùa nước nổi, có bao nhiêu thứ mà ngày xưa chỉ là món của người nhà quê giờ trở thành đặc sản. Nhớ nhất là cá linh có thể chế biến hơn bảy món thơm ngon. Hồi xưa, cá linh nhiều lắm. Chẳng ai bán chát gì. Muốn ăn cứ lấy rổ xúc. Mà chỉ có nhà nghèo mới...