5 mẹo khiến rau, quả xào luôn xanh mướt, giòn ngon
Để rau, quả xào luôn có màu xanh bóng mượt, giòn giòn không kém gì ngoài hàng cần có những mẹo riêng mà có thể nhiều chị em chưa biết.
Với hương vị đậm đà, giản dị, dễ ăn, lại có độ giòn giòn thú vị nên các món rau, quả xào luôn được mọi người yêu thích và chế biến nhiều trong những ngày mùa đông. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn gặp phải cảnh, rau chưa kịp xào xong đã bị mềm, thâm xỉn không được xanh mướt như ngoài quán.
Với hương vị đậm đà, giản dị, dễ ăn, lại có độ giòn giòn thú vị nên các món rau, quả xào luôn được mọi người yêu thích và chế biến nhiều trong những ngày mùa đông.
Dưới đây là 5 mẹo nhỏ sẽ giúp chị em cải thiện tình trạng này khiến 100 món xào đều ngon, giòn như 1.
Với các loại rau nhiều lá như rau muống, rau cần… nên nhặt bớt lá rồi mới đem xào. Vì lá của các loại rau này xào nhanh nhũn mà cũng không quá ngon. Với rau bí, sau khi nhặt lá, rửa sạch cần đem vò rồi xào sau phần ngọn bí thì mới giữa được màu xanh đẹp mắt.
Với đỗ cô ve, sau khi nhặt rửa sạch, bạn nên thái chéo mỏng, xào sẽ nhanh chín và giòn. Nếu chỉ xào nguyên khúc to thì đỗ lâu chín, càng nhanh mất màu xanh.
Với súp lơ xanh (bông cải), bạn nên chia thành các nhánh riêng rồi thái vừa phải, không nên để cả miếng to sẽ xào lâu chín mà đợi đến lúc chín súp lơ không còn giòn nữa.
Chần sơ rau rồi mới xào sẽ giúp rau vừa chín nhanh, không xào quá lâu khiến rau bị đổi màu, không đẹp mắt. Chỉ đun sôi một nồi nước rồi thêm ít muối hoặc một vài giọt dầu ăn để rau luôn xanh, bóng. Nước chần rau đun ở lửa lớn.
Video đang HOT
Đặc biệt, khi chần không được đậy nắp kín và đổ nước ngập rau. Vớt ra ngay khi rau vừa chín rồi xả sơ qua nước lạnh để giảm nhiệt độ, tránh trường hợp hơi nóng còn giữ lại sẽ khiến rau bị chín quá.
Bật lửa lớn, để chảo thật nóng rồi cho rau vào đảo nhanh tay. Nhớ cũng cho phần rau lâu chín vào sớm một chút so với các phần rau khác.
Mỗi lần chỉ xào một lượng rau vừa đủ với kích cỡ chảo. Nếu xào quá nhiều thì bạn khó đảo đều tay khiến rau không chính đều, thậm chí bị sậm màu, không ngon mắt.
Việc đảo nhanh tay sẽ giúp rau nhanh chín và nhanh ngấm gia vị mà màu xanh vẫn giữ được cho đến khi rau chín.
Không nên cho quá ít dầu vào xào vì sẽ làm cho rau bị khô, không có độ bóng đẹp như ở ngoài hàng. Nhưng cũng không nên cho nhiều dầu/ mỡ quá sẽ không tốt cho sức khỏe. Chỉ nên cho lượng dầu vừa đủ để rau chín và có độ bóng bẩy, ngon mắt.
Với một số món ăn có rau xào chung cùng các thực phẩm khác như thịt, tim, gan, mề, lòng… thì cần xào rau riêng. Trước tiên xào thực phẩm trước rồi để riêng. Sau đó xào rau, cuối cùng cho thực phẩm đã xào vào nấu chung một lát rồi nếm gia vị vừa miệng. Nếu xào chung ngay từ đầu, rau sẽ bị nát nhũn, úa vàng.
Chúc các bạn thành công với những mẹo nhỏ này!
Theo Khám Phá
Từ thất bại Đề án đào tạo tiến sỹ: Tiêu tiền của dân phải thận trọng
Dư luận đặt câu hỏi về hiệu quả của đề án và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc lãng phí nguồn lực, bởi đó là tiền thuế của dân.
Dư luận cho rằng, cần xem xét lại việc đào tạo tiến sỹ từ thất bại của Đề án 911 (ảnh minh họa)
Được đầu tư 14.000 tỷ đồng, nhưng kết quả thực hiện "Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020" (Đề án 911) tính đến hết năm 2016 được đánh giá là không hiệu quả. Tất cả các chỉ tiêu của đề án này đều không đạt và Kiểm toán Nhà nước kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước hơn 50 tỷ đồng.
Theo Quyết định 911 của Thủ tướng Chính phủ, Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 (gọi tắt là Đề án 911) có tổng kinh phí 14.000 tỷ đồng, với mục tiêu đào tạo ít nhất 20.000 tiến sỹ. Riêng giai đoạn 2012-2016, chỉ tiêu đào tạo nghiên cứu sinh là 12.800 người gồm các hệ: đào tạo trong nước, đào tạo nước ngoài và đào tạo phối hợp.
Tính đến hết năm 2016, tổng số nghiên cứu sinh trúng tuyển thực nhập học các hệ đào tạo là hơn 4 nghìn nghiên cứu sinh, đạt hơn 31% so với chỉ tiêu giai đoạn và bằng 17,5% của cả đề án. Tuy nhiên, mới chỉ có 787 nghiên cứu sinh tốt nghiệp và được cấp bằng, đạt 6% so với chỉ tiêu tính đến năm 2016 và bằng 3,5% của cả đề án. Vấn đề sử dụng kinh phí triển khai đề án cũng có nhiều hạn chế.
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước ban hành tháng 11/2018 cho thấy, tổng kinh phí đề nghị quyết toán của Đề án 911 về đào tạo tiến sỹ giai đoạn 2012-2016 là hơn 1.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình triển khai, kinh phí phân bổ qua các năm chưa phù hợp với nhiệm vụ chi, phải hủy dự toán hoặc phải chuyển năm sau để chỉ, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí. Về chất lượng, với hình thức đào tạo trong nước, dù các quy định về chương trình đào tạo, điều kiện đầu vào, đầu ra của đề án đều cao hơn quy chế đào tạo tiến sỹ nói chung, nhưng các nghiên cứu sinh bảo vệ thành công và nhận tốt nghiệp không khác biệt nhiều so với đào tạo tiến sỹ đại trà.
Với kết quả được xem là thất bại "thảm hại" như vậy khiến dư luận đặt câu hỏi về hiệu quả của đề án và việc lãng phí nguồn lực, bao gồm cả nhân sự và tài chính. Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP HCM cho rằng, Bộ GD-ĐT cần có đánh giá tổng hợp kết quả thực hiện đề án và những nguyên nhân khiến đề án thất bại:
"Tôi nghĩ là đầu tiên tổng kết và rút kinh nghiệm những cái mình làm được và chưa làm được. Nguyên nhân không hiệu quả là vì lỗi của con người chứ không phải lỗi của cách quản lý. Con người ở đây là yếu. Giảng viên Việt Nam, các cơ quan cử người đi thì đa phần trình độ tiếng Anh rất là yếu, rồi ngay cả việc bồi dưỡng tiếng Anh đủ chuẩn để đi du học cũng yếu, cho nên rất nhiều em qua học 4 năm không thể làm được. Trong suốt thời gian vừa rồi các em cũng than phiền là sinh hoạt phí rất thấp, đi theo học bổng cuối cùng phải bươn chải đi làm thêm, làm sao mà học hành được", ông Đỗ Văn Dũng nói.
Cùng quan điểm này, Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho biết, việc đánh giá bằng con số như báo cáo của Kiểm toán Nhà nước vừa công bố là rất thuyết phục, rõ ràng kết quả đạt được của Đề án 911 rất thấp so với các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, cần làm rõ trách nhiệm của Bộ GD-ĐT trong quản lý, điều hành, bởi việc đánh giá hiệu quả của đề án không chỉ là việc đếm số lượng tuyển sinh (đầu vào) và tốt nghiệp (đầu ra).
"Trước hết phải đánh giá không phải chỉ có kiểm toán về mặt tài chính mà phải đánh giá kết quả đào tạo và chỉ ra những điều kiện làm thế nào để đào tạo tiến sỹ có chất lượng rồi, trên cơ sở đó Nhà nước phải cung cấp một khoản kinh phí tương xứng với việc đào tạo có chất lượng chứ không để mặc nghiên cứu sinh và cũng không để mặc Bộ GD-ĐT. Tôi đề nghị là qua chỉ đạo của Bộ GD-ĐT như thế này là không hoàn thành nhiệm vụ thì phải có thêm những lực lượng khác, hội đồng nào đó để vừa giám sát vừa đôn đốc để đảm bảo chất lượng đào tạo", ông Tùng Lâm bày tỏ.
Phải đào tạo được tiến sỹ thật chứ không phải tiến sỹ "giấy"
Trong khi chưa có những đánh giá cụ thể về những hạn chế của Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020, cũng như công tác đào tạo tiến sỹ nói chung, cuối năm ngoái, Bộ GD-ĐT tiếp tục xây dựng dự thảo Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025.
Với dự án mới này, Bộ dự kiến dành 12.000 tỷ đồng (nguồn vốn còn lại của Đề án 911) để đào tạo 9 nghìn tiến sỹ. Đề xuất này khiến xã hội không khỏi lo lắng về chất lượng đào tạo tiến sỹ, nếu Bộ GD-ĐT không có giải pháp quản lý hiệu quả hơn.
Theo ông Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, nhu cầu đào tạo tiến sỹ cho các trường đại học, cao đẳng sư phạm để đổi mới giáo dục là rất lớn, nên cần có sự hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo được chất lượng đào tạo:
Đại biểu Dương Trung Quốc nêu quan điểm: "Tôi không nói đến số lượng, số lượng bao nhiêu thì phải cân đối, tính toán trên thực tế. Nhưng mà điều quan trọng là chất lượng. Bởi vì cho đến bây giờ kể cả chương trình trước, với số lượng lớn hơn rất nhiều mà người ta thấy hiệu quả chưa có thay đổi bao nhiêu thì lần này phải đặt câu hỏi là tại sao.
Trong ngành Giáo dục đúng là rất cần thiết cái bằng cấp vì nó là sự đào tạo có thầy có trò... nhưng mà chúng ta cũng phải xem lại xem chất lượng hiện nay, hay là giá trị của bằng cấp ấy hiện nay đến đấu. Giá trị ấy không phải tính ở xem cái việc đào tạo ở đâu, đào tạo ở trường nào mà quan trọng nhất là có đáp ứng được mục tiêu tăng cường chất lượng giáo dục đại học hay không. Tôi cho điều đó là cần thiết và tiêu đồng tiền của dân thì phải thận trọng".
Nhiều chuyên gia giáo dục cũng cho rằng, nhu cầu nhân lực tiến sỹ ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay rất lớn, nhưng phải gắn với chất lượng thật sự chứ không phải "tiến sỹ giấy". Do đó, trước khi triển khai dự án mới, Bộ GD-ĐT cần đánh giá khách quan, minh bạch Đề án 911 để xem xét nên dừng hay tiếp tục triển khai dự án mới, trách nhiệm của cá nhân, đơn vị liên quan như thế nào, phương pháp thực hiện đề án mới như thế nào...
Bên cạnh đó, Bộ cũng nên đánh giá toàn diện vấn đề đào tạo tiến sỹ nói chung ở nước ta để tìm ra những bất cập, hạn chế và đưa ra những giải pháp quản lý phù hợp, để tránh lãng phí nguồn lực của nhà nước
Theo VOV
Băn khoăn sau sắp xếp lại trường, lớp học ở Yên Bái Điều đáng ghi nhận tại Yên Bái sau khi thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông là đã cơ bản chấm dứt tình trạng nhiều trường học trên cùng một địa bàn có quy mô nhỏ, gây lãng phí về bộ máy quản lý cũng như cơ...