5 lý do vì sao nhiều người biết mối quan hệ độc hại nhưng vẫn không rời bỏ
Mặc dù có những thăng trầm trong một mối quan hệ là điều bình thường, nhưng bạn cũng nên biết khi nào thì nên buông tay.
Tuy nhiên có nhiều người ở trong những mối quan hệ độc hại mãi mã không rời bỏ.
1. Sợ cô đơn
Theo nghiên cứu, nỗi sợ cô đơn có thể khiến người ta ở lại trong những mối quan hệ độc hại, vì lý d đơn giản là có một người yêu không hoàn hảo còn “tốt hơn” là độc thân.
Xã hội đôi khi có thể khiến mọi người nghĩ rằng độc thân hoặc “một mình” là một điều tiêu cực – nhưng trên thực tế, điều đó hoàn toàn không có gì sai.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người có lòng tự trọng thấp thường có xu hướng duy trì các mối quan hệ không lành mạnh.
Sau khi trải qua sự lạm dụng và các hành vi độc hại trong thời gian dài, họ dễ dàng rơi vào cái bẫy tin rằng những hành vi độc hại của người kia là do lỗi của họ.
Lòng tự trọng thấp cũng có thể khiến mọi người đặt câu hỏi
3. Cảm thấy có trách nhiệm với nửa kia và hành động của họ
Sau một tình huống khó chịu hoặc một cuộc đối đầu, kẻ bạo hành đôi khi sẽ xoay chuyển tình thế và khiến nửa kia của họ cảm thấy có lỗi, dù thực tế không phải vậy. Điều này thường được gọi là thao túng tinh thần (gaslighting).
Hành vi này thường phát triển dần dần, do đó sẽ khó nhận ra. Cảm thấy lo lắng, bối rối, không thể tin tưởng vào bản thân và hành động của mình đều là những dấu hiệu của gaslighting.
Video đang HOT
4. Tin rằng mọi chuyện có thể thay đổi
Nhiều người không rời bỏ mối quan hệ độc hại vì họ yêu đối phương và tin rằng một ngày nào đó, mọi chuyện sẽ được cải thiện hoặc mối quan hệ có thể cứu vãn.
Họ cũng có thể cho rằng hành vi độc hại của nửa kia là kết quả của hoàn cảnh khó khăn, hoặc bằng một cách nào đó đối phương có thể thay đổi để trở nên tốt hơn.
Nhưng thực tế, hành vi của đối phương thường sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian và họ sẽ ngày càng bị tổn hại nhiều hơn.
Một lý do khác khiến họ không chấm dứt \mối quan hệ không lành mạnh là vì họ sợ bị từ chối trong tương lai, vì vậy họ bám chặt vào người bạn đời hiện tại của mình.
Những người sợ bị từ chối có thể gặp khó khăn trong việc thể hiện bản thân, bày tỏ suy nghĩ và tự bảo vệ mình.
8 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang yêu một người thích kiểm soát thay vì quan tâm
Ranh giới giữa quan tâm và kiểm soát là rất mong manh. Nhưng nếu những hành vi quan tâm của đối phương khiến bạn cảm thấy tội lỗi, sợ hãi hoặc tự ti thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy đối phương đang kiểm soát bạn.
1. Sự thỏa hiệp biến thành hy sinh từ một phía
Thỏa hiệp là đáp ứng một nửa cho đối phương nhưng không bỏ qua nhu cầu và cảm xúc của bạn để làm hài lòng người khác.
Một người yêu quan tâm sẽ luôn cố gắng hết sức để tìm ra tiếng nói chung với bạn, nhưng một người thích kiểm soát sẽ đặt ra tối hậu thư nghiêm ngặt mà không cân nhắc đến cảm xúc của bạn.
2. Các quy định đặt ra biến mọi thứ công bằng trở thành không công bằng
Mọi mối quan hệ đều có những tiêu chuẩn hoặc quy tắc mà mỗi người phải tuân theo.
Tuy nhiên khi một trong hai người bắt đầu coi thường những tiêu chuẩn đó nhưng vẫn mong bạn làm theo, điều đó có nghĩa là họ đang kiểm soát bạn.
3. Bạn luôn phải cẩn thận khi ở bên cạnh họ
Ở bên một người yêu biết quan tâm nghĩa là bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi nói chuyện cởi mở về nhu cầu và cảm xúc của mình với họ.
Nhưng nếu bạn ngại lên tiếng vì họ có thể đả kích thay vì đồng cảm với bạn, điều đó có nghĩa là họ muốn kiểm soát mối quan hệ.
Họ luôn là người đúng và sẽ không xin lỗi hay chịu trách nhiệm về hành động của mình.
4. Họ bắt bạn làm những điều bạn không thích vì tốt cho bạn
Ví dụ, nếu nửa kia muốn bạn ăn nhiều rau hơn hoặc động viên bạn tập thể dục để cải thiện tư thế và giảm đau lưng thì đối phương đang quan tâm sức khỏe của bạn.
Nhưng nếu đối phương bắt bạn ăn uống lành mạnh và tập thể dục ngay cả khi bạn không muốn, chỉ để cải thiện vẻ ngoài của bạn, thì đối phương đang bỏ qua nhu cầu của bạn để thỏa mãn nhu cầu của họ.
5. Những điều bạn chia sẻ với họ đã vượt qua giới hạn riêng tư
Việc người yêu yêu cầu bạn chia sẻ một số điều cá nhân với họ là điều tự nhiên.
Tuy nhiên nếu đối phương gây áp lực buộc bạn phải chia sẻ với bạn điều gì đó mà bạn không cảm thấy thoải mái khi chia sẻ thì điều đó có nghĩa là họ đang không quan tâm đến cảm giác của bạn.
Thay vào đó, họ muốn nắm được những điểm yếu của bạn để kiểm soát bạn và thậm chí là dùng chúng để chống lại bạn.
6. Họ cản trở mục tiêu công việc hoặc học tập của bạn vì không muốn bạn bị tổn thương
Nếu bạn có tham vọng lớn trong việc học hay sự nghiệp, thì một người yêu quan tâm nếu cho rằng bạn chưa sẵn sàng theo đuổi tham vọng đó sẽ thúc đẩy bạn cải thiện kỹ năng để đạt được mục tiêu của mình.
Còn một người yêu thích kiểm soát sẽ không hỗ trợ, động viên khi bạn cần. Thay vào đó, họ sẽ khiến bạn nghi ngờ bản thân, nói rằng họ sợ bạn sẽ thất vọng nếu không thành công.
7. Họ can thiệp vào các mối quan hệ của bạn với bạn bè và gia đình
Để có được quyền kiểm soát trong tay, nửa kia sẽ cố gắng tách bạn khỏi gia đình, bạn bè, Bằng cách đó, họ sẽ bớt lo lắng rằng bạn có thể rời bỏ họ.
Ngược lại một người yêu biết quan tâm sẽ cố gắng bảo vệ bạn khỏi những người mà họ cảm thấy là không tốt cho bạn, nhưng sẽ không bao giờ cấm bạn nói chuyện với họ.
8. Bạn cảm thấy mình đang bị chi phối
Tình yêu không nên khiến bạn cảm thấy tự ti, nhỏ bé, không hạnh phúc.
Nếu nửa kia của bạn thực sự quan tâm, bạn sẽ cảm thấy mình được chấp nhận và yêu thương.
Nhưng nếu bạn liên tục nhận được những lời đe dọa và tối hậu thư từ đối phương rằng họ sẽ rời bỏ bạn vì những việc bạn đã làm, rất có thể bạn đang bị người yêu kiểm soát.
Ly hôn xong, tôi hạnh phúc vì được nuôi hai con Điều tôi lo sợ nhất trước khi ly hôn là không được nuôi cả hai con, nhưng điều đó đã không xảy ra, tôi vẫn được nuôi hai con... Kết hôn được 5 năm thì tôi và chồng ly hôn, có rất nhiều lý do để chúng tôi đi đến quyết định dừng lại trong cuộc hôn nhân này, nhưng có lẽ lý...