5 lý do nhiều người ngại đi làm vào ngày thứ Hai
“ Chán ghét thứ Hai” là một hội chứng khá phổ biến với nhiều người, đặc biệt là dân công sở. Các chuyên gia tâm lý đã đưa ra một số lý giải cho vấn đề này.
Nhiều người, nhất là dân văn phòng, có cảm giác uể oải và nặng nề khi 2 ngày cuối tuần trôi qua và ngày đầu tiên của tuần làm việc mới đang chờ sẵn.
Các chuyên gia sức khỏe tinh thần cho biết “ hội chứng sợ ngày thứ Hai” là một vấn đề có thật, đồng thời đưa ra một số lý giải cho hiện tượng khá phổ biến này.
1. Nhịp sinh học bị “rối loạn”
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhịp sinh học tự nhiên khiến nhiều người, đặc biệt là dân công sở, có cảm giác “thù ghét” ngày thứ Hai. Bởi 2 ngày cuối tuần, chúng ta cho phép cơ thể phá vỡ “nội quy” được duy trì thường xuyên trong suốt các ngày trong tuần như: thức khuya, ngủ nướng những ngày thứ thứ Bảy và Chủ nhật.
Sanam Hafeez, chuyên gia thần kinh ở New York (Mỹ) cho biết, sau một tuần làm việc căng thẳng thì ngủ nướng vào cuối tuần cũng là điều tốt.
“Tuy nhiên, việc thay đổi giờ giấc này đã khiến nhịp sinh học trong cơ thể chúng ta vốn được duy trì suốt từ thứ Hai đến thứ Sáu bị rối loạn. Chính vì vậy, kể cả khi bạn có một giấc ngủ ngon vào tối Chủ nhật thì sáng hôm sau vẫn sẽ có cảm giác uể oải mệt mỏi”, tiến sĩ Hafeez lý giải.
Video đang HOT
Chuyên gia tâm lý Meg Gitlin bổ sung, nhiều người thậm chí còn sử dụng tối đa năng lượng cho ngày cuối tuần so với những ngày trong tuần.
“Họ ăn uống thả cửa, thức khuya xem phim lướt mạng, gặp gỡ bạn bè người thân,… Và kết quả là người ta cảm thấy kiệt sức khi cuối tuần trôi qua và thứ Hai đang đến”, chuyên gia tâm lý Meg Gitlin nhận định.
Đang tận hưởng 2 ngày cuối tuần một cách thoải mái với cảm giác “tự do muôn năm” thì… đùng một cái, ngày thứ Hai ào đến với cả “núi” trách nhiệm và những ràng buộc trong công việc.
Đây chính là thời điểm khó khăn của quá trình chuyển từ trạng thái hưởng thụ cá nhân sang trạng thái trách nhiệm “khiến tinh thần bị ảnh hưởng một cách tiêu cực. Bởi từ thứ Hai, bạn sẽ không thể tự quyết định mình sẽ làm gì. Sếp của bạn sẽ là người kiểm soát bạn”, Becky Stuempfig, giám đốc một phòng tư vấn tâm lý ở California cho biết. ”
3. Bạn chán ghét công việc của mình
Một lý do khá phổ biến của hiện tượng “sợ thứ Hai” là do bạn không thích công việc mình đang làm, hoặc đang gặp vấn đề gì đó với công việc khiến bản thân cảm thấy lo lắng, căng thẳng.
Đây chính là lúc cơ thể bạn phản ứng bằng cách giải phóng adrenaline – một hormon có tác dụng trên thần kinh giao cảm, được sản xuất bởi cơ thể khi con người có cảm giác sợ hãi, tức giận hay thích thú.
“Có thể bạn sợ bị sếp quở trách vì sự chậm trễ trong tiến độ công việc, hay đôi khi chỉ là cảm giác khó chịu khi phải đối mặt với một đồng nghiệp khó ưa ở văn phòng… Những cảm giác này bắt đầu manh nha xuất hiện từ chiều Chủ nhật và sẽ biến thành nỗi ám ảnh khi bạn thức dậy vào sáng hôm sau”, tiến sĩ Hafeez giải thích.
4. Thiếu cân bằng trong công việc và cuộc sống
Với những người nghiện việc thì cảm giác mệt mỏi, kiệt sức thường xảy ra vào ngày đầu tuần khi họ đã sử dụng cả 2 ngày nghỉ ngơi cuối tuần của mình cho công việc cơ quan.
“Nhiều người không có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng. Bạn nghiện việc nhưng sức khỏe cơ thể bạn lại không như vậy. Cơ thể chúng ta cũng cần được nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng cho một tuần mới”.
5. Cảm giác lo sợ những điều bất thường phía trước
Thứ Hai là ngày đầu tiên trong tuần, và cũng là ngày “hứa hẹn” nhiều điều bất ngờ, cả tích cực lẫn tiêu cực, cho tất cả những ngày tiếp theo trong tuần.
“Vào ngày thứ Tư thì bạn đã đủ tự tin để giải quyết những việc xảy ra từ đầu tuần. Thế nhưng thứ Hai thì lại khác, bởi bạn bắt đầu một tuần mới với nhiều điều mà bạn không lường trước được đang chờ bạn”.
Theo tiến sĩ Stuempfig thì phần lớn chúng ta đang làm việc với với gánh nặng trách nhiệm cũng như mong đợi được khen thưởng từ cấp trên hoặc vì mục tiêu thăng tiến chứ không phải xem công việc như niềm vui để tận hưởng.
“Chính vì vậy mà vô tình chính chúng ta gây áp lực cho bản thân mình, và biến ngày đầu tuần thành một áp lực tinh thần nặng nề”.
Sức khỏe của bạn sẽ tệ hơn nếu bạn đời cứ nói về sự lão hóa
Ở các cặp vợ chồng lớn tuổi, những suy nghĩ tiêu cực của người vợ hoặc chồng về tuổi già, về sự lão hóa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người còn lại.
Ảnh minh họa: AFP
Theo các nhà nghiên cứu, những tác động này cũng khác nhau theo giới tính. Quan điểm của người vợ về sự lão hóa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của chồng. Trong khi nếu người chồng cứ lo lắng về sự lão hóa của mình thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của vợ.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Michigan (Mỹ) đã phân tích dữ liệu từ gần 6.000 người Mỹ trên 50 tuổi và bạn đời của họ để đưa ra kết luận trên, theo trang HealthDay.
Họ phát hiện ra rằng những phụ nữ ít có lo lắng hay suy nghĩ tiêu cực về quá trình lão hóa thường quan tâm đến sức khỏe của bản thân hơn và khuyến khích chồng đi khám, làm theo lời khuyên của bác sĩ.
Trong khi đó, những phụ nữ có quan điểm tiêu cực về lão hóa thường ít quan tâm đến sức khỏe của bản thân và chồng mình.
Bên cạnh đó, quan điểm tiêu cực của người chồng về lão hóa có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng trầm cảm của vợ.
12 sai lầm tai hại bạn cần tránh vào mùa đông Tắm lâu, uống ít nước, ngủ nướng,... những thói quen tưởng như quá đỗi bình thường vào mùa đông lại có thể gây nguy cơ sức khỏe khôn lường. Không uống đủ nước: Cơ thể ta mất nước chủ yếu qua bài tiết và tiêu hóa. Vào mùa đông, cơ thể ít đổ mồ hôi hơn, do đó nhiều người có xu hướng...