5 lý do Mỹ sẽ thua trong cuộc chiến với Nga ở châu Âu
Giám đốc điều hành trung tâm nghiên cứu Viện Lexington, Loren Thompson mới đây đã đưa ra nhận định trên tạp chí Forbes rằng, quân đội Mỹ sẽ thua trong cuộc chiến với Nga ở châu Âu trong vòng 5 năm tới.
Hơn một nửa số tân binh gia nhập quân đội Mỹ chưa từng biết sử dụng súng.
Theo chuyên gia Mỹ, cuộc chiến tranh giả định với Nga sẽ gắn liền với sự di chuyển nhanh của bộ binh trên không gian rộng lớn. Quân đội Mỹ chủ yếu sẽ đảm nhiệm tác chiến cho NATO bởi Mỹ đóng góp hơn hai phần ba nguồn lực của khối.
Thất bại trong cuộc xung đột này sẽ làm thay đổi đáng kể cán cân địa chính trị ở châu Âu và giảm ảnh hưởng của Mỹ đến mức tối thiểu kể từ khi bắt đầu Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Khả năng thất bại là “kết quả nhãn tiền”, ông Thompson phân tích.
Ông Thompson cho rằng, Mỹ đã có những tính toán sai lầm chiến lược trong hai đời Tổng thống George W. Bush và Barack Obama. Ông Bush đã rút phần lớn đơn vị quân đội với vũ khí hạng nặng khỏi châu Âu trong khi ông Obama đã quá tập trung vào chiến lược xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương.
Quân đội Mỹ cũng đang thiếu ngân sách trầm trọng, đặc biệt nếu so sánh với các chương trình hiện đại hóa của quân đội Nga, ông Thompson phân tích. Hàng năm, các lực lượng vũ trang Mỹ nhận được 22 tỷ USD từ ngân sách liên bang để trang bị vũ khí mới, trong khi Nga khởi động chương trình tái vũ trang trong 10 năm lên tới 700 tỷ USD, phần lớn kinh phí sẽ được dùng để phát triển bộ binh và không quân.
Dưới đây là 5 lý do vì sao quân đội Mỹ sẽ thua trong cuộc chiến ở châu Âu:
Nga có lợi thế về địa lý
Xe bọc thép Stryker của quân đội Mỹ.
Video đang HOT
Xung đột nếu xảy ra nhiều khả năng sẽ diễn ra ở Đông Á, nơi mà quân đội Mỹ sẽ mất nhiều thời gian để đưa vũ khí hạng nặng đến mặt trân. Khu vực này được bao bọc bởi biển, và chỉ có thể thâm nhập vào đó qua các giao điểm hẹp mà Nga sẽ có thể dễ dàng kiểm soát.
Moscow hoàn toàn có thể âm thầm tập trung binh lực từ biên giới mà lực lượng Mỹ khó có thể kịp phát hiện. Nói cách khác, quân đội Nga hoàn toàn có thể tấn công chớp nhoáng, đạt được mục tiêu trước khi lực lượng Mỹ xuất hiện.
Quân đội Mỹ chưa sẵn sàng
Tại châu Âu, Mỹ chỉ còn hai lữ đoàn cố định, một đơn vị lính dù và một trung đoàn được trang bị xe bọc thép Stryker. Nếu như không kịp tăng cường vũ khí và năng lực phòng vệ cho các xe bọc thép Skyker, Nga sẽ dễ dàng đánh tan đội quân này.
Chính quyền Obama mới đây đã quyết định bố trí một lữ đoàn luân phiên thứ ba cùng với việc điều 1.000 quân đến ba quốc gia vùng Baltic và Ba Lan. Tuy nhiên, sau 15 năm chiến đấu với những kẻ thù như Taliban, quân đội Mỹ đang thiếu thốn trầm trọng vũ khí phòng không, vũ khí tác chiến điện tử, hỏa lực chính xác và các phương tiện được bảo vệ. Quân đội Mỹ không thể cân bằng sức mạnh với lực lượng Nga, ông Thompson nhận định.
Phần lớn lực lượng Mỹ không thể tham chiến
Nga có các căn cứ quân sự tại Kaliningrad ở biển Baltic và thành phố Sevastopol ở Biển Đen, hạn chế khả năng xâm nhập của các tàu chiến Mỹ. Trong khi đó, tên lửa phòng không tối tân của Nga như S-400 luôn sẵn sàng loại bỏ các mối đe dọa từ khoảng cách 400 km. Chính quyền Obama không sẵn sàng để thử lửa những chiến đấu cơ F-35 trong điều kiện tác chiến rủi ro như vậy, ông Thompson phân tích.
Đồng minh NATO do dự
Hệ thống phòng không hiện đại S-400 của Nga.
Nếu xét về số lượng, NATO có ưu thế hơn quân đội Nga. Tuy nhiên, chuyên gia Thompson cho rằng không phải đồng minh NATO nào cũng sẵn sàng hỗ trợ nếu chiến tranh xảy ra ở vùng Baltic hay Ukraine.
Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy sự miễn cưỡng của châu Âu trong việc bảo vệ các nước Đông Âu. Với việc Anh đang chuẩn bị các bước cần thiết để rời Liên minh châu Âu, một cuộc chiến tranh thực sự nếu xảy ra sẽ rất khác so với khi huấn luyện.
Washington không muốn leo thang căng thẳng
Điều khiến quân đội Mỹ gặp khó trong cuộc chiến tranh giả định ở châu Âu là việc Washington không sãn sàng tấn công căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nga. Bởi nếu xung đột căng thẳng đến mức đỉnh điểm, Nga hoàn toàn có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.
Học thuyết quân sự Nga đề cập đến đòn tấn công hạt nhân phủ đầu trong trường hợp lợi ích quốc gia Nga bị đe dọa, thậm chí là để giải quyết cuộc chiến phi hạt nhân nếu vượt khỏi tầm kiểm soát. Không một ai trong NATO có thể biết đâu là giới hạn mà Moscow có thể viện tới vũ khí hạt nhân. Những hạn chế áp đặt vào chiến thuật của quân đội sẽ dẫn đến thất bại, ông Thompson kết luận.
Theo Đăng Nguyễn – Forbes (Dân Việt)
TQ thử nghiệm J-20, thách thức Mỹ ở Thái Bình Dương
Trung Quốc đang thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên ở vùng núi gần biên giới Ấn Độ nhưng trong tương lai, J-20 sẽ được điều đến tuần tra Thái Bình Dương, nhằm đối trọng với tiêm kích F-22 và F-35 Mỹ.
Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc.
Theo Sputnik News, tuần trước, chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc được phát hiện ở vùng núi thuộc khu tự trị Tây Tạng, gần biên giới với Ấn Độ.
J-20 xuất hiện ngay sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ, về việc New Delhi điều tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos đến gần biên giới hai nước. Giới phân tích nhận định, đây được coi là động thái đáp trả của Trung Quốc.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Nga Vasiliy Kashin cho rằng, việc thử nghiệm trang thiết bị quân sự ở tầm cao đã trở thành ưu tiên hàng đầu của quân đội Trung Quốc, dù là ở địa điểm nào."Có khả năng Trung Quốc cố tình tung ảnh lên mạng internet nhưng việc thử nghiệm máy bay chiến đấu ở tầm cao là điều sớm muộn cũng diễn ra", ông Kashin nói.
Trong những năm qua, quân đội Trung Quốc đã đạt tiến bộ lớn về việc thử nghiệm thiết bị quân sự ở tầm cao. Nhiều tên lửa tầm, trung, tầm xa, máy bay chiến đấu và trực thăng đã trải qua thử nghiệm tại khu vực sân bay trên núi.
"Trung Quốc có lý do để tiến hành thử nghiệm ở vùng núi cao. Vì đây là khu vực có không khí loãng và nhiệt độ thấp, các trang thiết bị quân sự cần phải làm quen với thời tiết khắc nghiệt", ông Kashin giải thích.
Ông Kashin tin rằng, Ấn Độ không cần thiết phải lo ngại hoạt động thử nghiệm quân sự mới nhất của Trung Quốc. "Nếu nhắc đến hệ quả thực sự đối với an ninh Ấn Độ, các máy bay như J-10 hay J-11B còn tạo ra mối đe dọa lớn hơn việc thử nghiệm J-20".
Chiến đấu cơ J-20 được cho là vẫn còn kém xa tiêu chuẩn tiêm kích thế hệ 5 so với F-22 Mỹ.
"Ấn Độ đã có thể đảm bảo thế cân bằng sức mạnh bởi New Delhi sở hữu tên lửa phòng không S-400 của Nga, máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30MKI và đang hợp tác với Nga trong chương trình phát triển máy bay tàng hình thế hệ 5 (FGFA)", ông Kashin cho biết.
Chuyên gia quân sự Nga nhận định, chiến đấu cơ J-20 sau khi trải qua thử nghiệm ở vùng núi phía tây Trung Quốc, sẽ được điều đến tuần tra vùng biển tây Thái Bình Dương.
J-20 phù hợp hơn với mục đích tuần tra, chiến đấu ở Thái Bình Dương, nhằm đối trọng với tiêm kích F-22 và F-35 của Mỹ. Trong tương lai, các đồng minh Mỹ như Nhật Bản và Australia hoàn toàn có khả năng sở hữu mẫu máy bay tiêm kích hiện tại này khiến Trung Quốc lo ngại.
J-20 là máy bay chiến đấu thế hệ 5 hai động cơ với tính năng tàng hình vượt trội, có thể giúp chiến đấu cơ Trung Quốc biến mất trên màn hình radar đối phương trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo những báo cáo gần đây, với tốc độ chế tạo hai chiếc J-20 mỗi tháng, Trung Quốc có khả năng sở hữu 36 chiến đấu cơ tàng hình J-20 vào đầu năm 2018.
Theo Đăng Nguyễn - Sputnik (Dân Việt)
Chuyên gia: Triệu năm F-35 Mỹ không thể thắng Su-35 Nga Tiêu tốn 1.000 tỷ USD để phát triển F-35 nhưng chiến đấu cơ thế hệ 5 của Mỹ "một triệu năm tới" cũng không thể chiến thắng máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon hay Su-35 của Nga. Chiến đấu cơ Su-35 của Nga. Trong cuộc trả lời phỏng vấn gần đây với Business Insider, chuyên gia Justin Bronk, đến từ Viên nghiên cưu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Du khách Nga lách lệnh cấm thị thực, tiếp tục du lịch khắp châu Âu

Peru: Phát hiện hài cốt phụ nữ có niên đại 5.000 năm

Liên hợp quốc kêu gọi Ấn Độ, Pakistan kiềm chế sau vụ tấn công ở Kashmir

Ngoại trưởng Nga lên tiếng về việc đạt được thỏa thuận với Mỹ trong vấn đề Ukraine

Ukraine đang chuẩn bị cho 'kịch bản tồi tệ nhất': Mỹ rút toàn bộ viện trợ

Tunisia đốt trại của những người di cư bất hợp pháp

Chuyên gia nói chính sách thuế của Mỹ tạo cơ hội để Trung Quốc tăng ảnh hưởng

Nga nỗ lực ngăn chặn tình hình Iran leo thang

Thuế quan 172% tấn công ngành xuất khẩu thịt lợn Mỹ

Tổng thống Trump bác tuyên bố của Trung Quốc về đàm phán thương mại song phương

Xuất hiện loại vũ khí 'làm mù' chiến tranh điện tử, tái định hình chiến trường Ukraine

Pháp: Tấn công bằng dao tại trường học gây thương vong
Có thể bạn quan tâm

Thành Sen thắm màu cờ Tổ quốc đón mừng đại lễ 30/4
Tin nổi bật
15:06:27 25/04/2025
Top phim y khoa Hàn Quốc đáng xem: 'Hospital Playlist' gây sốt suốt bao năm
Phim châu á
15:05:05 25/04/2025
'Trò chơi bóng tối' có đủ các yếu tố đặc trưng: Kịch tính, chiều sâu tâm lý, ma mị và đầy nhân văn
Phim việt
15:01:00 25/04/2025
Đạo diễn siêu phẩm kinh dị 'Barbarian' trở lại với tác phẩm mới về loạt vụ mất tích bí ẩn
Phim âu mỹ
14:54:15 25/04/2025
Những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất
Sức khỏe
14:49:41 25/04/2025
'Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu': Đậm màu sắc huyền bí - trinh thám luôn đẩy yếu tố bất ngờ trong sự bất ngờ
Hậu trường phim
14:45:56 25/04/2025
Xôn xao visual em gái "chân dài" của Đặng Văn Lâm, 18 tuổi cao gần 1m80, nhan sắc xinh đẹp hết nấc
Sao thể thao
14:13:52 25/04/2025
Đóng tiền mạng tháng 4/2025 chỉ để theo dõi "concert quốc gia" và cảnh không-có-trên-tivi đỉnh chóp thế này!
Netizen
14:12:03 25/04/2025
Những kế hoạch khó tin, đáng sợ của các tỷ phú công nghệ
Lạ vui
14:00:23 25/04/2025
Mỹ nhân Việt có cát-xê khủng 10 cây vàng: Nhận cú sốc trong lễ đính hôn, âm thầm biến mất khỏi showbiz
Sao việt
13:50:24 25/04/2025