5 lý do khiến giá Bitcoin sụt giảm
Sự tăng giảm của đồng Bitcoin ngày càng chịu sự chi phối bởi nhiều nguyên nhân hơn, khiến độ rủi ro của tài sản số này bị nới rộng.
Giá Bitcoin đang ở mức 29.500 USD vào sáng nay 25/5, tăng nhẹ 1,54% so với 24 giờ trước, nhưng vẫn thấp hơn 2,41% so với cách đây 7 ngày.
Trong 10 ngày qua, giá đồng tiền số phổ biến nhất thế giới vẫn ở quanh mốc 29-30 ngàn USD, chưa có dấu hiệu giảm hơn, hoặc trở lại mốc 39-40 ngàn USD hồi đầu tháng này.
Đồng coin lâu đời được dự báo sẽ về dưới 24.000 USD, có người đoán sẽ xuống 18.000 USD. Thậm chí, một nhà phân tích khác còn cho rằng BTC có thể thủng đáy, về 8.000 USD.
Từ một đồng coin giá trị nhất hành tinh, có thời điểm giao dịch 69.000 USD/BTC, sự xuống giá đột ngột của Bitcoin khiến nhiều người cho rằng thị trường tiền số vào kỳ ngủ đông, chưa biết khi nào phục hồi.
Bitcoin vẫn đang ở vùng đáy, chưa có dấu hiệu phục hồi.
Giải thích những nguyên nhân chung quanh việc Bitcoin giảm giá, trang Marca cho rằng có 5 lý do chính.
Địa chính trị toàn cầu và lạm phát
Video đang HOT
Các yếu tố rủi ro như lạm phát, khủng hoảng địa chính trị thế giới và các chính sách tiền tệ địa phương là những yếu tố khiến giá của Bitcoin tăng hoặc giảm.
Tương tự như vậy, cổ phiếu trên thị trường là thứ cũng ảnh hưởng đến giá của tiền điện tử.
Ben McMillan, Giám đốc điều hành của IDX Digital nhận xét: “Giống như tất cả các tài sản rủi ro khác, giá tiền điện tử trong năm nay bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến ở Ukraine, lạm phát và có liên hệ với chính sách của Cục Dự trữ Liên bang”.
Trong nhiều tháng qua, giá Bitcoin trồi sụt đúng theo thị trường chứng khoán Mỹ. Thậm chí, nhiều người cho rằng Bitcoin đang được xem như một loại cổ phiếu công nghệ, do đó chịu ảnh hưởng bởi thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, các chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng tác động đến lãi suất, gián tiếp ảnh hưởng đến các tài sản đầu tư như Bitcoin.
Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng cũng có ảnh hưởng đến giá của tiền điện tử. Khi chỉ số cao lên, với mức tăng của Hoa Kỳ là 8,3% so với năm ngoái, khiến việc đầu tư vào các loại tiền này không hấp dẫn đối với mọi người.
Rõ ràng khi chỉ số giá tiêu dùng tăng, nhiều người có xu hướng tiết kiệm hơn, và tránh đầu tư vào các tài sản có tính rủi ro cao.
Sự xuất hiện của các đồng kỹ thuật số mới
Các tài sản mới, chẳng hạn như Terra và Luna, cũng khiến giá của đồng coin lâu đời bị ảnh hưởng.
Mất sự ổn định
Bitcoin và Ethereum được xem như hai đồng tiền giá trị cao và có tính ổn định, được xem như tài sản lưu giữ trong dài hạn. Song việc rơi giá của hai đồng tiền này khiến niềm tin của nhà đầu tư bị lung lay, nhiều người cảm thấy ví của họ đang giảm dần đi thay vì mang về lợi nhuận.
Bitcoin chạm mốc 30.000 USD, thị trường sợ hãi tột độ
Đồng tiền số lớn nhất thế giới vẫn trên đà giảm mạnh, và đã mất gần 60% giá trị so với đỉnh xác lập vào tháng 11/2021.
Dữ liệu từ TradingView cho thấy Bitcoin đã giảm xuống mốc 29.800 USD trong rạng sáng ngày 10/5 rồi tăng nhẹ trở lại. Hiện tại, đồng tiền số lớn nhất thế giới đang được giao dịch quanh mốc 30.500 USD. Trong tuần qua, giá BTC đã giảm hơn 20%. Tổng giá trị vốn hóa của Bitcoin hiện ở mốc 582 tỷ USD.
Mốc 29.800 là mức giá thấp nhất của Bitcoin kể từ đầu năm 2021. Đợt sụt giảm vào tháng 7/2021 cũng đưa đồng tiền số lớn nhất thế giới chạm điểm giá này.
Giá Bitcoin rơi xuống mức 29.800 USD, thấp nhất kể từ đầu năm 2021.
Bitcoin giảm giá kéo theo sắc đỏ bao trùm toàn bộ thị trường tiền mã hóa. Các loại altcoin có mức giảm 10-20%. Đồng tiền số lớn thứ hai thế giới, Ethereum hiện được giao dịch quanh mốc 2.300 USD, giảm hơn 8% so với hôm qua. Polkadot, Cardano, Avalanche, Solana, TRON đều giảm 15-20%.
Đặc biệt, đồng LUNA của dự án Terra giảm hơn 40% trong 24 giờ qua, còn 38 USD. So với đỉnh xác lập vào đầu tháng 4, đồng tiền số này đã giảm hơn 50%. Đồng thời, đồng stablecoin thuật toán UST do Terra phát hành đang lao đao khi thị trường xuống dốc, đứng trước nguy cơ đổ sập vì mất mốc 1 USD.
Ở thị trường phái sinh, dữ liệu của Coinglass cho thấy trong 24 giờ qua có 290.000 nhà giao dịch bị cháy tài khoản hợp đồng tương lai. Tổng lượng tài sản bị thanh lý trị giá khoảng 1,1 tỷ USD. Trong đó, Ethereum, Bitcoin và LUNA là 3 loại tài sản bị thanh lý nhiều nhất.
Chỉ số cảm xúc của thị trường đang diễn biến tiêu cực trong vài ngày trở lại đây. Từ mức khoảng 28 điểm của tuần trước, ở vùng sợ hãi, dữ liệu từ Alternative trong ngày 10/5 cho thấy thị trường đang ở mốc 10 điểm, sợ hãi tột độ.
Từ đầu năm, cảm xúc của thị trường dao động xung quanh vùng sợ hãi và sợ hãi tột độ. Điều này chứng tỏ sự chuyển dịch của nhà đầu tư về khẩu vị rủi ro. Trong năm 2021, chỉ số của thị trường thường xuyên ở ngưỡng tích cực. Khi giá Bitcoin và các loại tiền số tăng cao vào tháng 11/2021, cảm xúc chung của cộng đồng là tham lam tột độ.
Bitcoin mở đầu tuần mới bằng một đợt giảm mạnh nữa. Trước đó, đồng tiền số lớn nhất thế giới đã có 6 tuần chốt sổ bằng một "cây nến" đỏ. Lần đầu tiên sau gần 8 năm, Bitcoin mới trải qua một giai đoạn sụt giảm mạnh như vậy.
Bên cạnh đó, hơn 40% Bitcoin được nắm giữ trong các ví đều đang bị thua lỗ. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 4/2020, thời điểm đại dịch Covid-19 vừa bùng phát.
Cointelegraph cho rằng đà giảm của Bitcoin chưa thể dừng lại bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô đang hoàn toàn chống lại xu hướng ngược dòng. Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố mức tăng lãi suất thêm 0,5%, chỉ số S&P 500 của chứng khoán nước này tiếp tục giảm sâu. Đây là lần đầu tiên sau 11 năm, S&P 500 mới có 5 tuần giảm liên tiếp.
Trong khi đó, cổ phiếu các công ty công nghệ và giá Bitcoin có mối tương quan ngày càng rõ rệt. Điều này kéo theo biến động giá tương đồng giữa hai bên trong giai đoạn này.
Tiếp nối đà giảm cùng chứng khoán, Bitcoin chống cự yếu ớt tại các vùng giá quan trọng Một tuần đầy biến động đối với những nhà đầu tư Bitcoin nhưng mọi chuyện có thể mới chỉ bắt đầu khi điều tồi tệ hơn vẫn còn ở trước mắt. Tiếp nối đà giảm của ngày 5/5 với đợt bán tháo cổ phiếu lớn trên sàn chứng khoán Mỹ, Bitcoin tiếp tục giảm xuống còn 35.9000 USD/đồng tới thời điểm sáng ngày...