5 lý do để chúng ta phải sợ virus SARS-CoV-2
Loài người đối mặt COVID-19 đến nay đã hơn một năm mà vẫn còn khổ sở. Chúng ta khó loại bỏ virus SARS-CoV-2 vì chúng kết hợp nhiều đặc điểm về tỉ lệ tử vong, cách thức lây nhiễm, khả năng đột biến.
Các hạt li ti của virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào phổi – Ảnh: SHUTTERSTOCK
COVID-19 không phải là đại dịch đầu tiên nhân loại đối mặt nhưng là căn bệnh hiện đại duy nhất khiến các nước phải áp dụng biện pháp phong tỏa.
Trang web khoa học Futura (Pháp) dẫn lời các chuyên gia ghi nhận virus SARS-CoV-2 đặc biệt đáng sợ vì 5 yếu tố sau đây:
1. Siêu lây lan khó phát hiện
Hệ số lây nhiễm cơ bản (R0) không phản ánh thực tế lây nhiễm của SARS-CoV-2 vì 70% bệnh nhân COVID-19 không lây virus cho ai và từ 10%-20% bệnh nhân có thể góp phần vào 80% số ca nhiễm.
Virus lây lan chủ yếu từ các ổ dịch một cách đột ngột và không thể đoán trước.
Về lý thuyết, chỉ cần truy vết những người siêu lây nhiễm sẽ khỏi áp đặt biện pháp phong tỏa, thế nhưng không có manh mối nào để tìm ra họ.
TS Joshua Schiffer giải thích trong một nghiên cứu đăng trên trang web MedRxiv: “Một cá nhân có thể đột ngột trở nên dễ lây nhiễm trong 1-2 ngày bởi virus thường tồn tại không liên tục trong đường hô hấp suốt nhiều tuần”.
2. Virus thích “dạo chơi” trong không khí
Virus Ebola hoặc virus HIV lây truyền qua dịch tiết hoặc quan hệ tình dục nên dễ phòng ngừa hơn nhiều so với lây truyền qua đường hô hấp như SARS-CoV-2.
TS Joshua Schiffer ghi nhận: “Một người nhiễm SARS-CoV-2 khiến nhiều người bị nhiễm hơn bệnh cúm vì virus nhiễm qua môi trường khí dung”.
GS Byron Erath chuyên ngành cơ học chất lỏng tại Đại học Clarkson (Mỹ) cho biết: “Các giọt li ti nhỏ hơn 5 micron có thể lơ lửng trong không khí nhiều phút hoặc thậm chí nhiều giờ”.
Video đang HOT
Các hạt nhỏ li ti này không chỉ tồn tại lâu hơn mà còn xâm nhập vào phổi sâu hơn và hoạt động hiệu quả hơn làm tăng nguy cơ nhiễm.
Theo nghiên cứu của Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), trò chuyện kéo dài một tiếng trong phòng sẽ giải phóng 460 lần tải lượng virus cần thiết để lây nhiễm.
Hơn nữa, ngay cả khẩu trang y tế cũng khó ngăn chặn các hạt nhỏ hơn 3 micron.
SARS-CoV-2 siêu lây nhiễm nên thí sinh thi đại học ở Hàn Quốc hồi đầu tháng 12-2020 bắt buộc phải đeo khẩu trang và chỗ ngồi có vách ngăn – Ảnh: EPA
3. Virus bị đột biến lây lan nhanh
Gần đây có nhiều biến thể SARS-CoV-2 mới xuất hiện. Chúng thúc đẩy dịch bệnh gia tăng và đặt nghi vấn về hiệu quả của vắc xin COVID-19.
Mọi virus đều bị đột biến thường xuyên nhưng SARS-CoV-2 dễ bị đột biến ngẫu nhiên hơn.
Theo nghiên cứu của Viện Weizmann (Israel), virus bị đột biến có thể tăng ái lực với các thụ thể ACE-2 hơn 600 lần giúp virus bám dính và xâm nhập tế bào. Nói cách khác, các biến thể mới có khả năng lây nhiễm nhiều hơn 600 lần.
Tệ hơn nữa là các biện pháp phòng ngừa có tác dụng với virus thông thường nhưng đôi khi lại có tác dụng ngược vì thúc đẩy các biến thể mới lây truyền.
4. Tỉ lệ tử vong… quá thấp
Có những bệnh nghiêm trọng hơn COVID-19 như virus Ebola có thể giết chết 90% số người bị nhiễm.
Đối với hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2003, tỉ lệ tử vong ước tính 43% nơi người trên 60 tuổi và 13% nơi người dưới 60 tuổi. Trong khi đó, tỉ lệ tử vong của COVID-19 chỉ từ 0,23%-1,15%.
GS dịch tễ học Arnaud Fontanet ở Viện Pasteur Pháp lưu ý: “Dịch SARS năm 2003 chỉ lây sau khi các triệu chứng xuất hiện, do đó đủ thời gian cách ly bệnh nhân trước khi họ lây nhiễm cho người khác. Và họ đều dễ phát hiện hơn vì thường mắc các dạng nghiêm trọng”.
TS dịch tễ học Pascal Crépey (Pháp) khẳng định: “Tỉ lệ tử vong của virus không thực sự cho thấy dấu hiệu nguy hiểm của nó. Với quá trình tiến triển lặng lẽ hơn SARS, COVID-19 ảnh hưởng nhiều người hơn và do đó gây ra nhiều nạn nhân hơn”.
59% số ca nhiễm COVID-19 đến từ những người không bộc lộ có triệu chứng, hoặc trong thời gian ủ bệnh hoặc từ bệnh nhân không bao giờ phát triển triệu chứng.
5. Các triệu chứng cực kỳ đa dạng
Các triệu chứng của bệnh cúm được biết đến nhiều như sốt, ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi, đau đầu. Trong khi đó, các triệu chứng của COVID-19 khiến các bác sĩ phải bối rối.
Một số bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn dạ dày, viêm ngoài da, viêm kết mạc, ảo giác khứu giác hoặc sưng lưỡi. COVID-19 cũng có thể gây các biến chứng tim mạch và não.
Thời gian kéo dài đặc biệt của các triệu chứng là đặc điểm khiến căn bệnh này không điển hình.
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Annals of Internal Medicine , hơn 30% bệnh nhân COVID-19 có các triệu chứng dai dẳng ít nhất sáu tuần sau khi nhiễm. Ngoài ra không thể dự đoán bệnh nhân nào nhiều khả năng phát triển dạng nặng (từ 8%-15% trường hợp).
Tuổi tác, giới tính, béo phì và tiểu đường là những yếu tố nguy cơ được biết đến, nhưng một số bệnh nhân đột ngột nặng hơn và không thể giải thích được. Trong bối cảnh như thế, rất khó xác định các ưu tiên trong tiêm chủng vắc xin và phòng bệnh.
Một số bệnh nguy hiểm do virus gây ra
Trong 10 vấn đề sức khỏe mà Tổ chức Y tế Thế giới quan tâm thì có đến 6 nội dung có liên quan đến các loài vi khuẩn và virus.
Chúng bao gồm: virus cúm, HIV, virus Ebola, sốt xuất huyết, kháng kháng sinh, vấn đề e ngại trong tiêm phòng vắc- xin và gần đây nhất là viêm đường hô hấp cấp do virus Corona.
Điều đó đã nói lên rõ ràng rằng vi khuẩn, virus chính là những tác nhân liên quan lớn nhất đến sức khỏe con người trên toàn thế giới. Khác với vi khuẩn khi xâm nhập cơ thể thường sinh ra những ổ viêm có mủ, virus không sinh mủ và rất khó chẩn đoán. Các thuốc kháng sinh không có tác dụng lên các virus. Hiện đã có một số thuốc chống virus được đưa vào điều trị, song tác dụng cũng rất hạn chế. Để chống lại virus, biện pháp hàng đầu là sản xuất vắc-xin phòng bệnh.
Những bệnh nguy hiểm do virus gây ra thường gặp
Sởi, quai bị, Rubella: Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ. Sởi dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong, bao gồm viêm não ở trẻ em và viêm phổi ở người lớn.
Quai bị là một loại bệnh truyền nhiễm, có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Trong đó trẻ em 5 - 8 tuổi dễ bị nhất, người lớn ít mắc. Bệnh này gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là vô sinh. Bệnh Rubella có thể gặp ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính nhưng nguy hiểm nhất khi gặp ở phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là thai kỳ ở giai đoạn 3 tháng đầu.
Dị tật gặp ở thai nhi sau khi sinh (hội chứng Rubella bẩm sinh) có thể là điếc, tim bẩm sinh, đục thủy tinh thể, bệnh đầu nhỏ (chậm phát triển), bại não hoặc các dị dạng về xương, tổn thương các xương dài, mù mắt...
Có nhiều loại virus gây viêm gan.
Bệnh dại: Dại là một bệnh nhiễm virus dại ở hệ thần kinh trung ương. Bệnh chủ yếu truyền qua nước bọt động vật bị nhiễm bệnh. Hiếm hoi truyền qua bụi chứa phân dơi có virus. Động vật mắc bệnh có thể truyền virus 5-7 ngày trước khi có triệu chứng lâm sàng và kéo dài cho đến chết. Virus chủ yếu truyền qua vết cắn, cào.
Hiếm có trường hợp truyền qua trung gian đồ vật. Virus không thể xuyên qua da lành. Virus dại thuộc nhóm rhabdovirus, giống lyssavirus. Ra ngoài cơ thể động vật, virus rất dễ chết và bị tiêu diệt dễ dàng bởi xà phòng, ether, các dẫn xuất amoniac hóa trị 4.
Bệnh viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm: Do rất nhiều loại virus gây ra. Bệnh rất nguy hiểm, có thể lây lan rất nhanh. Hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính do virus thường xảy ra vào mùa đông - xuân và do nhiều loại virus khác nhau gây nên, trong đó virus cúm chỉ là một trong số những tác nhân gây bệnh.
Nguyên nhân mắc bệnh cúm là do virus cúm (Influenza virus) thuộc nhóm Orthomyxoviridae và được chia thành 3 type A, B và C. Virus cúm A có khả năng gây nhiễm ở các loài động vật có vú (như lợn và ngựa), các loài chim và gia cầm. Trong đó, virus cúm B và C chỉ gây bệnh ở người.
Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra được xếp vào danh sách bệnh truyền nhiễm nhóm A, là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bệnh lây truyền từ người sang người. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
Bệnh viêm não: Viêm não (encephalitis), một tình trạng viêm của nhu mô não, biểu hiện bằng sự rối loạn chức năng thần kinh - tâm thần khu trú hoặc lan tỏa.
Đường xâm nhập thay đổi tùy theo từng loại virus gây bệnh. Có nhiều virus có thể lây truyền từ người sang người. Một số trường hợp viêm não lại do sự tái hoạt động của virus trong cơ thể như Herpes Simplex virus (HPV).
Bệnh AIDS do HIV gây ra: Căn bệnh thế kỷ đã giết chết nhiều người và đe dọa nhiều cộng đồng. Lây lan chủ yếu qua đường tình dục không an toàn, đường máu khi sử dụng chung bơm kim tiêm, tiêm chích ma túy..., lây truyền từ mẹ sang con. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) là một hội chứng bệnh lý do virus gây suy giảm miễn dịch (HIV) gây ra, làm cho cơ thể mất sức đề kháng với các vi sinh vật gây bệnh.
Bệnh viêm gan do virus: Cho đến nay đã xác định được các loại virus được đặt tên virus viêm gan A, B, C, D, E. Ngoài ra còn một vài loại đang xác định thêm tính gây bệnh và dung mạo lâm sàng trước khi có danh pháp quốc tế xác định tên virus (như virus viêm gan F, TT).
Đặc điểm lâm sàng có nhiều điểm giống nhau nhưng một số đặc điểm dịch tễ học, miễn dịch học, biện pháp phòng ngừa có khác nhau ít nhiều. Bệnh tiến triển từ từ qua nhiều giai đoạn dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan... Phòng bệnh bằng cách ăn uống vệ sinh, không dùng chung bơm kim tiêm, tìm kháng nguyên HbsAg ( ) khi thử máu...
Làm gì để hạn chế sự lây nhiễm của vi khuẩn, virus? Vi khuẩn, virus chính là những tác nhân liên quan lớn nhất đến sức khoẻ của con người. Hạn chế sự lây nhiễm của vi khuẩn, virus sẽ giúp sức khỏe ổn định. Chia sẻ về những nguy hiểm của vi khuẩn, virus với sức khỏe con người, bác sĩ Trần Quốc Khánh - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: "Trong...