5 lưu ý quan trọng dành cho các ‘chú ngựa 2002′ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
Chỉ còn 8 ngày nữa là gần 1 triệu ‘chú ngựa 2002′ cả nước bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, đây là năm có nhiều xáo trộn gây khó khăn và hoang mang cho các sĩ tử do tác động của đại dịch Covid-19.
Ăn, ngủ điều độ để có sức khỏe tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT – ẢNH MINH HỌA: ĐẬU TIẾN ĐẠT
Trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, Thanh Niên xin giới thiệu bài viết ‘dặn dò sĩ tử’ và chia sẻ ‘bí kíp’ của PGS-TS Đỗ Phú Trần Tình (Trường ĐH Kinh tế – luật, ĐH Quốc gia TP.HCM) với kinh nghiệm của một người đã trải qua nhiều cuộc thi.
Chuẩn bị sức khỏe và tâm lý trước ngày thi
Rất nhiều sĩ tử sai lầm là học ôn đến cận ngày thi, thậm chí là đến trước giờ thi, lo lắng không ăn uống, không ngủ, nghỉ trước ngày thi. Dẫn đến khi vào phòng thi mệt mỏi, không tập trung, không nhớ kiến thức đã học kết quả là không làm bài thi tốt.
Vì vậy, các bạn cần phải canh điểm rơi phong độ – giống cầu thủ bóng đá – phải rơi vào những ngày thi, phải khoẻ mạnh cả thể lực và tinh thần. Muốn vậy, trước ngày thi một tuần phải giảm cường độ học ôn, trước ngày thi 2 ngày phải thả lỏng hoàn toàn, giải trí, nghỉ ngơi, ăn uống, ngủ điều độ… Vì đã cố gắng học 12 năm rồi, học thêm 1-2 ngày nữa cũng không được gì mà dễ dẫn đến “CPU” bị treo. Việc nghỉ ngơi, thả lỏng trước ngày thi sẽ giúp các kiến thức đã học quay về và khi làm bài thi sẽ nhớ lại được kiến thức đã học.
Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid-1 trở lại và bùng phát ở một số tỉnh, thành và có nguy cơ lan rộng, các em cần hết sức lưu ý đi ra ngoài phải đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, không đến nơi đông người, thường xuyên tập thể dục để tăng sức đề kháng.
Trong ngày thi: Không nên quá căng thẳng và lo lắng
Các em phải cố gắng ngủ vào buổi tối trước ngày thi và trong các ngày thi. Đừng lo lắng quên giờ vì đã có báo thức điện thoại và người thân (có thể để 2 chuông báo thức). Tuyệt đối không được bỏ ăn sáng mà trái lại phải cố gắng ăn nhiều hơn ngày thường vì chuẩn bị năng lượng cho ngày làm việc vất vả.
Không nên đến phòng thi quá sớm, hoặc quá trễ, khi vào phòng thi phải cố gắng thả lỏng, chỉ tập trung vào hít thở, không lên quá căng thẳng và lo lắng vì như vậy sẽ thiêu cháy các nơ ron thần kinh và mất sự tập trung khi làm bài thi.
Tuyệt đối không đem điện thoại và tài sản quý bên người, nếu có nên gửi cho người thân hoặc giám thị.
Video đang HOT
Nhớ đọc kỹ đề và lên kế hoạch thời gian làm bài, câu dễ làm trước, câu khó làm sau, phải theo dõi cân đối thời gian, tránh chôn chân ở một câu quá lâu. Khi làm ngoài giấy nháp cũng ghi rõ ràng, hệ thống để khi quay lại làm câu khó không tốn thời gian làm lại từ đầu. Không nên bỏ cuộc giữa đường, phải chiến đấu đến giây phút cuối cùng.
Không nên thấy đề dễ dẫn đến chủ quan, đề khó dẫn đến nản lòng. Vì kết quả thi còn dùng để xét tuyển vào các trường đại học nên các bạn cần nhớ nguyên tắc “dễ ta dễ người, khó ta khó người”. Kết quả thi của cá nhân cạnh tranh với các thí sinh khác. Chấp hành nghiêm túc các yêu cầu của giám thị, cái gì chưa rõ cứ hỏi công khai.
Sau khi kết thúc môn thi nên vui vẻ và quên môn thi đó (tránh cay cú, buồn chán – Chúng ta không thể thay đổi quá khứ, nhưng chúng ta có thể thay đổi tương lai). Dành toàn bộ thời gian cho ăn uống và nghỉ ngơi để dành toàn bộ năng lượng cho buổi thi tiếp. Cố gắng chợp mắt buổi trưa – rất quan trọng vì làm hệ thần kinh bớt căng thẳng.
Kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm
Đối với làm bài thi trắc nghiệm phân bổ thời gian và chiến thuật làm bài hết sức quan trọng. Phải đọc hết đề thi và lên kế hoạch làm như sau: Dễ làm trước và phải chắc chắn đúng; Làm hết các câu có độ khó trung bình; Các câu khó quá cũng nên đọc qua để tìm hướng đi; Không dừng quá lâu ở một câu. Luôn theo dõi thời gian làm bài so với kế hoạch; Chú ý tìm từ khóa trong các câu hỏi sẽ giúp trả lời nhanh và tránh lạc đề; Khi chưa tìm ra đáp án chính xác thì phương pháp loại trừ là cách hiệu quả.
Các em nhớ đem theo đồng hồ để theo dõi thời gian, nếu còn thời gian quay lại các câu chưa làm được. Tuyệt đối không bỏ trống đáp án, trước khi hết giờ thi 5 phút các em nên đánh hết các câu chưa trả lời theo xác suất may mắn – nên chọn đáp án dài nhất.
Đối với môn thi tổ hợp
Điểm khó trong bài thi tổ hợp là trong cùng một buổi các em phải làm 3 môn thi. Giống như máy tính, nếu cùng lúc mở quá nhiều phần mềm dễ dẫn đến treo máy. Vì vậy, sau khi kết thúc từng phần thi, khoảng 10 phút chuyển giao phần này sang phần khác rất quan trọng đối với thí sinh, các em phải cố gắng thả lỏng hoàn toàn, quên hết môn trước, hít thở sâu, làm được như vậy mới tập trung vào làm bài cho môn tiếp theo.
Vui vẻ và hài lòng với kết quả thi
Hãy vui vẻ và hài lòng với kết quả thi dù như thế nào. Vì chúng ta đã nỗ lực hết sức. Nếu có luyến tiếc chăng thi đó là cả quá trình học phổ thông chúng ta chưa cố gắng nhiều. Còn các ngày trước và trong ngày thi tốt nghiệp em đều nỗ lực hết sức. Chúc các “chú ngựa 2002″ chạy đến đích mong muốn!
Thủ khoa 2019 chia sẻ bí quyết đạt điểm cao môn Tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT
Để giúp các sĩ tử bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 với tâm thế vững vàng, giáo viên và thủ khoa khối D năm 2019 đã chia sẻ những lỗi thường gặp, dễ bị mất điểm.
Nguyễn Thị Trà My (thủ khoa khối D1 năm 2019 với tổng 28,4 điểm, trong đó đạt điểm 10 tuyệt đối môn Tiếng Anh 10) cho hay nhìn chung đề thi dưới dạng trắc nghiệm sẽ có nhiều câu hỏi bẫy, dễ gây nhầm lẫn. Vì thế nếu không nắm chắc kiến thức, các thí sinh sẽ bị lúng túng giữa những đáp án gần như giống nhau.
Chính vì vậy, theo Trà My, khi làm bài, các thí sinh cần thật bình tĩnh, không được chủ quan hay nóng vội, dẫn đến những sai sót không đáng có.
Rèn luyện tính cẩn thận
"Hãy làm thật cẩn thận, rõ ràng và có thể ghi chú cho từng câu vào nháp để kiểm tra lại bài làm nhanh chóng và dễ dàng hơn", Trà My nói.
Muốn làm được vậy, khi luyện đề, làm đề thi thử, các thí sinh cần phải rèn luyện tính cẩn thận, chú ý những lỗi sai mình hay mắc phải để từ đó rút kinh nghiệm.
"Rèn luyện tính cẩn thận và cố gắng mỗi ngày chính là những yếu tố quan trọng, giúp mình có được kết quả tốt ở kỳ thi năm ngoái. Mỗi ngày, các bạn hãy đề ra những mục tiêu và nghiêm khắc với chính bản thân mình. Không nên có tư tưởng học tủ, học lệch hay suy nghĩ lấy môn mình học tốt để gánh điểm cho môn kém mà hãy cố gắng học thật đều những môn trong tổ hợp xét tuyển của mình".
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Ảnh: Thanh Hùng
Lưu ý với những "bẫy" trong đề thi
Đặc biệt, theo Trà My, với bài thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh yêu cầu phải có kiến thức thực sự chứ không thể học tủ. Không chủ quan với cả những câu dễ, "chống điểm liệt" bởi nếu không cẩn thận, thí sinh sẽ bị đề thi "đánh lừa" và mất điểm ngay cả ở những câu dễ nhất.
Trà My cho rằng đề thi THPT môn Tiếng Anh sẽ có những câu hỏi "đánh bẫy", rất dễ gây nhầm lẫn. Với những câu hỏi như vậy, thí sinh cần phải phân tích thật kỹ trước khi chọn đáp án. Có thể dùng bút gạch chân dưới những từ khóa của câu hỏi để dễ dàng phân tích hơn.
Đối với một vài câu hỏi mà thí sinh phân vân giữa các đáp án, tránh mất quá nhiều thời gian. Hãy đánh dấu những câu hỏi đó lại, tạm thời "quên" đi chúng để tiếp tục làm các câu hỏi khác, và sau đó quay lại tiếp tục làm sau. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng phương pháp loại trừ: Loại đi những đáp án "chắc chắn sai, "khả năng sai rất cao", để từ đó khoanh vùng và đưa ra đáp án chuẩn xác nhất.
Theo thủ khoa khối D1 năm 2019, những lỗi sai, dễ mất điểm thường vào phần 14 câu hỏi trắc nghiệm ở phần đầu với nhiều dạng. Bởi kiến thức ở phần này hỏi rất rộng, bao gồm cả những câu hỏi rất dễ, "chống điểm liệt" cho đến những câu hỏi lấy điểm 10. Đây cũng là phần có rất nhiều "bẫy".
4 câu hỏi chọn đáp án đồng nghĩa, trái nghĩa cũng là một phần rất dễ gây nhầm lẫn.
Phần đọc hiểu cũng rất quan trọng bởi chiếm tới 13 câu trong đề thi. Theo Trà Mi, đối với dạng bài này, thí sinh nên đọc lướt qua bài văn một lượt. Sau đó đọc câu hỏi, gạch chân những từ khóa trong câu hỏi rồi dựa vào đó tìm dẫn chứng trong bài, chọn đáp án chuẩn xác nhất.
Đối với những câu hỏi phần đọc hiểu mang tính suy luận, ngụ ý, thí sinh không nên lo lắng mà hãy bình tĩnh phân tích, đọc thật kỹ để tìm ra cơ sở suy luận của tác giả.
"Các em đã luôn cố gắng, chăm chỉ trong suốt thời gian ôn luyện. Vì vậy hãy bước vào phòng thi với tâm thế của một "chiến binh" đầy tự tin khi ra trận, không e dè, lo sợ mà luôn sẵn sàng chiến đấu hết mình", thủ khoa năm 2019 gửi lời nhắn nhủ đến các sĩ tử của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Những lỗi sai mà thí sinh hay mắc
Chia sẻ với VietNamNet, cô Nguyễn Thị Thanh Mỹ (giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) cho hay qua quan sát kỳ thi THPT quốc gia các năm trước, có những lỗi sai mà nhiều thí sinh thường mắc phải.
Đầu tiên, đó là phần tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
"Trong 4 phương án đưa ra, gần như luôn có cả phương án đồng nghĩa và trái nghĩa với từ gạch chân nên nếu không cẩn thận, các học sinh rất dễ chọn nhầm đáp án. Vì vậy, ngay khi đọc đề thi các em nên khoanh tròn yêu cầu của đề là "đồng nghĩa" hay "trái nghĩa".
Về phần từ vựng, cần xác định đúng từ loại để lựa chọn phương án phù hợp điền vào chỗ trống. "Ví dụ bổ nghĩa cho động từ, mệnh đề phải là một trạng từ...".
Theo cô Mỹ, ở bài đọc hiểu, các học sinh thường mắc lỗi trong các câu lựa chọn phương án tìm từ gần nghĩa nhất với từ xuất hiện trong bài đọc.
"Do từ vựng trong Tiếng Anh đa nghĩa nên khi làm những câu này phải xét ngữ cảnh được sử dụng trong bài đọc. Chú ý cẩn thận với các câu hỏi lấy thông tin phủ định - đối lập như: "Không đề cập đến", "Không đúng", "Tất cả đều đúng ngoại trừ"...
Đáp án và đề thi THPT Quốc gia môn Toán 3 năm gần nhất Các sĩ tử lớp 12 sắp bước vào kỳ thi quan trọng bậc nhất cuộc đời mình - kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là sĩ tử lớp 12 sẽ bước vào kỳ thi chuyển cấp. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 có nhiều sự thay đổi trong cả quy chế, thời gian tổ chức...