5 lối tư duy giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh gọn
Giải quyết vấn đề là một kỹ năng cần thiết không chỉ trong công việc mà còn hữu ích với cuộc sống hàng ngày.
Để có thể giải quyết mọi vấn đề từ đơn giản đến phức tạp một cách nhanh gọn, bạn cần trang bị cho bản thân vốn kiến thức vững chắc cũng như tư duy hiện đại. Dưới đây là một số lời khuyên về 5 loại tư duy bạn nên trau dồi để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề.
Tư duy mở
Đây là một trong những ưu điểm được nhà tuyển dụng đánh giá cao ở các ứng viên, dù là bạn đang tìm việc làm Bình Dương mới nhất hay bất kỳ địa phương nào khác. Vì sao như vậy?
Một vấn đề đều có nhiều góc nhìn và cách tiếp cận. Mỗi người trong chúng ta lại có những quan điểm và suy nghĩ khác nhau, từ đó dẫn đến những cuộc tranh luận không ngừng. Nếu như ai cũng chỉ biết bảo vệ quan điểm của mình mà thiếu đi khả năng mở rộng tư duy, xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, sẽ rất khó giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thấu đáo.
Do đó, một người có lối tư duy mở có thể dễ dàng tiếp cận những góc nhìn khác mình, thoải mái hơn khi lắng nghe suy nghĩ và quan điểm của người khác. Cùng với đó, họ sẽ tăng khả năng nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đưa ra được nhiều cách giải quyết tốt và hiệu quả tùy tình huống và hoàn cảnh cụ thể.
Vậy nên, bạn hãy cố gắng học cách tiếp cận với lối tư duy mở, học cách lắng nghe và chấp nhận quan điểm khác nhau của mọi người. Điều này sẽ giúp bạn vừa rèn luyện được tư duy linh hoạt, vừa tăng khả năng giải quyết vấn đề theo chiều hướng tốt nhất.
Nếu có tư duy logic đồng hành cùng tư duy mở, bạn sẽ là người dễ dẫn đầu trong các đội nhóm. Lý do là người có tư duy logic có thể nhìn vấn đề một cách bao quát hơn cả, biết cách sắp xếp, liên kết những thông tin rời rạc thành chuỗi thông tin liền mạch và rõ ràng, từ đó có thể đưa ra cách giải quyết hợp tình hợp lý nhất.
Video đang HOT
Chúng ta thường có thói quen phủ định ý kiến của người khác ngay nếu đó là quan điểm trái ngược với suy nghĩ của mình. Thậm chí, nhiều người còn chưa lắng nghe đầy đủ nội dung đã vội áp đặt quan điểm cá nhân của mình để chứng minh là người khác đang sai lầm. Nếu thường xuyên có những biểu hiện như vậy thì rất có thể bạn đang thiếu đi tư duy xây dựng.
Tư duy xây dựng được phát huy tốt nhất trong điều kiện bạn thường xuyên làm việc nhóm. Những người cùng có tư duy xây dựng sẽ bổ sung cho nhau để vấn đề được nhìn nhận một cách toàn diện nhất.
Để cải thiện tư duy xây dựng nhằm giải quyết vấn đề triệt để, bạn hãy học cách bình tĩnh, lắng nghe và tôn trọng quan điểm của người khác khi nói chuyện, nhìn nhận và phân tích một cách khách quan cả theo hướng tích cực và tiêu cực để đưa ra ý kiến đóng góp hợp lý. Chính những ý kiến xây dựng từ bạn và mọi người dành cho nhau sẽ giúp đưa ra các phương án tốt nhất, nhanh gọn nhất cho công việc chung.
Hầu hết mọi người thường hay mắc lỗi quan trọng hóa sự việc. Trừ những trường hợp khẩn cấp hoặc những kế hoạch dài hạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng, việc làm phức tạp hóa các vấn đề là không cần thiết, đôi khi còn tạo ra phản ứng ngược.
Khi đứng trước một sự việc, bạn nên học cách nghĩ ra những giải pháp đơn giản nhất và luôn đặt câu hỏi: Có cách nào đơn giản hơn cho vấn đề này không? Một cách hiệu quả để bạn có thể áp dụng tư duy đơn giản hóa, đó là bóc tách từng chi tiết nhỏ trong chuỗi vấn đề lớn và tìm cách giải quyết từng yếu tố đơn lẻ. Hãy suy nghĩ một cách chậm rãi, đôi khi bạn sẽ nghĩ ra nhiều cách đơn giản nhất để giải quyết chứ không hề phức tạp như bạn đã nghĩ.
Chúng ta có thể hiểu đơn giản một người có tư duy phản biện là người có khả năng suy nghĩ độc lập, rõ ràng và đưa ra lập luận đúng đắn, có khả năng vận dụng chúng trong việc phân tích và giải quyết vấn đề. Người có tư duy phản biện tốt thường có khả năng suy luận ra những hệ quả dựa trên hiểu biết của mình, sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề một cách chính xác và hiệu quả, đồng thời tìm kiếm những nguồn tin liên quan để tăng hiểu biết về vấn đề đó. Nếu bạn muốn trau dồi tư duy phản biện, ngoài việc tích lũy thông tin, hãy rèn luyện thêm kỹ năng phân tích vấn đề, đưa ra những lập luận cá nhân dựa trên kiến thức và cơ sở khoa học.
Sửa thói quen trẻ hay phàn nàn
Trẻ than vãn vì muốn chia sẻ cảm xúc với người lớn nên thay vì nhắc con "Đừng kêu ca nữa", bạn hãy bày tỏ sự đồng cảm.
Ảnh minh họa
"Mẹ ơi trời quá nóng", "Con không muốn đến nhà bà", "Chán quá mẹ ơi"... là những lời phàn nàn mà phụ huynh dễ bắt gặp ở trẻ. Lắng nghe quá nhiều lời than vãn khiến phụ huynh mất kiên nhẫn, dễ nổi giận.
Tập trung vào những điều tiêu cực cũng khiến sức khỏe tâm thần của trẻ bị ảnh hưởng, dẫn đến trở thành người bi quan. Và chẳng ai muốn dành thời gian với những người hay than vãn nên trẻ khó xây dựng các mối quan hệ xã hội. Dưới đây là 6 cách giúp phụ huynh đối phó với những lời than vãn của trẻ.
1. Thừa nhận cảm xúc của con
Đôi khi trẻ than vãn vì muốn chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ với người lớn. Thay vì nhắc "Đừng nói nữa", "Đừng than vãn nữa", bạn nên ghi nhận những cảm xúc của con. Hãy nói với con rằng: "Mẹ biết con đang rất mệt, nhưng chúng ta phải cố gắng vượt qua".
Sự chia sẻ, đồng cảm của bạn có thể là niềm an ủi đối với trẻ và chúng sẽ ngừng than vãn. Nếu trẻ tiếp tục náo loạn, bạn cần kỷ luật, nhưng đừng quy chụp cảm xúc của con. Ví dụ, con bạn kêu nóng và liên tục ném đồ chơi, hãy nói: "Bây giờ con phải cất hết đồ chơi đi vì đã ném đồ lung tung. Mẹ hiểu rằng con đang thấy nóng nhưng con không đúng khi ném đồ như vậy".
Nếu con tiếp tục la hét, kêu khóc, bạn hãy phớt lờ hoặc dẫn con rời xa đám đông để các bé ổn định cảm xúc. Hãy thể hiện rõ lập trường của bạn để trẻ không sử dụng mánh ăn vạ cho những lần sau.
2. Khuyến khích giải quyết vấn đề
Nếu con phàn nàn với bạn về nhiệm vụ bất kỳ, hãy khuyến khích các bé suy nghĩ phương pháp giải quyết vấn đề. Ví dụ, khi con bạn than nóng khi phải chơi ngoài trời, bạn hãy hỏi: "Trong tình huống này con phải làm thế nào?". Câu hỏi của bạn sẽ khiến trẻ phải suy nghĩ cách để tránh nóng. Nếu trẻ không nghĩ ra, bạn hãy gợi ý con ngồi nghỉ trong bóng râm hoặc uống nước mát.
Dạy cách giải quyết vấn đề giúp trẻ nhận thức phải suy nghĩ và khắc phục thay vì than vãn. Từ đó, các bé được học về tư duy phản biện, xây dựng tính cách độc lập. Đôi khi, trẻ vẫn cần đến sự giúp đỡ của bạn nên hãy gợi ý cho con thay vì làm hộ mọi việc. Một chút khó khăn sẽ giúp trẻ trưởng thành hơn việc ỷ lại vào bố mẹ.
3. Hướng đến điều tích cực
Nếu con bạn chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực trong tình huống, hãy chỉ cho các bé thấy những mặt tích cực của vấn đề. Điều này giúp các bé phát triển cái nhìn cân bằng, quan điểm đa chiều về mọi vấn đề trong cuộc sống.
Ví dụ, khi con nói "Con ghét phải rời công viên sớm vì trời mưa", bạn hãy nói rằng: "Mẹ hiểu thật tiếc khi phải dừng cuộc chơi. Nhưng thật may chúng ta không gặp mưa và vẫn có thể đến công viên một lúc".
4. Học cách kiểm soát
Đừng để con mắc kẹt trong tâm lý nạn nhân, nghĩa là đổ lỗi cho mọi người, mọi việc xung quanh khi không vừa ý. Nếu trẻ nghĩ mình là nạn nhân trong các hoàn cảnh tồi tệ, các bé sẽ không tư duy cách khắc phục hoặc thoát ra khỏi điều đó.
Phụ huynh hãy giúp con tập trung vào những việc có thể kiểm soát hoặc thay đổi tình thế. Chẳng hạn, nếu con buồn vì không thể ra ngoài chơi khi trời mưa, bạn hãy khuyến khích con tìm ra những trò chơi trong nhà cùng gia đình như chơi cờ bàn, đọc truyện, chơi đồ chơi.
5. Thay đổi chủ đề
Trẻ em thường dễ bị phân tâm nên việc thay đổi chủ đề hoặc pha trò cười có thể giúp các bé quên đi những điều tiêu cực. Chẳng hạn, khi trẻ chán nản, bạn hãy đóng giả làm nhân vật hoạt hình mà bé yêu thích và giả vờ trò chuyện.
6. Làm gương
Hành động của trẻ em được soi chiếu từ bố mẹ nên nếu bạn hay phàn nàn, chẳng hạn về công việc, trước mặt trẻ, các bé sẽ học theo. Vậy nên dù hiểu rằng công việc có nhiều áp lực, bạn nên hạn chế phàn nàn, than vãn trước mặt các bé.
Giúp trẻ xây dựng khả năng tư duy logic Trẻ em có thể hình thành khả năng tư duy logic từ những hoạt động sinh hoạt thường nhật như chơi với cát, nước, chơi xếp hình hoặc săn tìm kho báu. 1. Chơi với cát và nước Chơi cùng cát và nước là phương pháp giúp trẻ tìm hiểu khoa học từ sớm. Thông qua việc xây dựng, đánh đổ, các em...